By
Rick Warren – November 5, 2015
Dịch:
Thang Chu
“Đừng tìm tư lợi mình thôi, nhưng hãy để ý người khác nữa. Anh chị em phải có cùng thái độ mà Chúa Giêsu
Christ đã có.” (Phi-líp 2:4-5 NLT)
Khi
bạn gặp ai đó để giải quyết xung đột bạn trước hết phải xưng phần lỗi mình. Rồi, bạn cần lắng nghe tổn thương và quan điểm
người kia.
Chúng
ta nghĩ chúng ta tranh cãi vì ý kiến. Nhưng
thực ra chúng ta tranh cãi vì cảm xúc. Bất
cứ khi nào có xung đột, là có ai đó cảm thấy bị tổn thương. Ai đó cảm thấy bị lạm dụng. Ai đó cảm thấy bị coi thường. Không phải ý kiến gây xung đột. Chính cảm xúc ẩn sau ý kiến đó.
Người
bị tổn thương gây tổn thương người khác.
Người càng đang tổn thương, họ càng quậy mọi người khác. Người không đang tổn thương không gây tổn thương
người khác. Người đầy tình yêu thương thì
yêu thương người khác. Người đầy vui mừng
thì vui mừng với người khác. Người đầy bình
an thì bình an với mọi người khác. Nhưng
người đang tổn thương bên trong sẽ gây tổn thương người khác. Họ sẽ quậy lên.
Nếu
bạn muốn kết nối với người ta, bạn phải bắt đầu với nhu cầu họ, tổn thương họ,
và chú ý của họ. Nếu bạn muốn là người bán
hàng giỏi, bạn không bắt đầu với sản phẩm bạn.
Bạn bắt đầu với nhu cầu, tổn thương, và chú ý của khách hàng bạn.
Phi-líp
2:4-5 nói, “Đừng tìm tư lợi mình thôi, nhưng
phải để ý người khác nữa. Anh chị em phải
có cùng thái độ mà Chúa Giêsu Christ có” (NLT).
Có
phải bạn thường quá bận cố gắng đến với người bạn có xung đột để xem vị thế bạn
đến nỗi bạn không lắng nghe người đó? Bạn
quá bận nói và không nghe và, kết quả là, bạn đi xa dần và xa dần.
Bạn
cần cố xoay tập trung bạn khỏi nhu cầu bạn để hướng về nhu cầu họ. Giải quyết xung đột bắt đầu với cách bạn nhìn
vào tình huống. Chữ “tìm” trong Phi-líp
2:4 là chữ Hy-lạp “scopos.” Từ đó chúng
ta lấy ra chữ “microscope” (kính hiển vi) và “telescope” (kính viễn vọng).
“Scopos”
nghĩa là tập trung. Câu kế nói thái độ bạn
nên giống như thái độ của Chúa Giêsu Christ.
Bạn giống Chúa Giêsu nhất khi bạn tập trung vào tổn thương của ai đó hơn
là của chính bạn.
Câu
châm ngôn China nói, “Hãy tìm để hiểu trước khi tìm để được người ta hiểu.” Khi bạn tập trung vào nhu cầu người khác chứ
không vào nhu cầu bạn, bạn sẽ dễ hiểu rõ tình huống hơn và tiến tới giải quyết
xung đột bạn.
Thảo Luận
· Thể nào Chúa Giêsu nêu gương cho chúng
ta cách tìm hiểu lo lắng của của người khác?
· Vài cách nào bạn có thể tập bày tỏ
quan tâm nhu cầu người khác?
· Thể nào bạn cần chuẩn bị mình trước
khi bạn nhúng tay giải quyết xung đột để bạn được chuẩn bị lắng nghe và tập
trung vào người khác?
No comments:
Post a Comment