Search This Blog

Monday, November 30, 2015

Chìa Khóa Cân Bằng Cuộc Sống: Chúa Giêsu



By Rick Warren – November 30, 2015
Dịch: Thang Chu


“Trước hết hãy tìm kiếm vương quốc God và điều Ngài muốn.  Rồi tất cả nhu cầu khác của con cũng sẽ được thỏa đáp.”  (Ma-thi-ơ 6:33 NCV)

Nếu bạn muốn sống đời sống thật thăng bằng, bạn chỉ có thể nhìn vào một người trong suốt lịch sử để theo gương:  Chúa Giêsu.  Nếu bạn đặt Ngài ở trung tâm đời bạn, đời bạn sẽ được thăng bằng hơn.

Hãy nghĩ cuộc đời bạn giống bánh xe.  Trung tâm bánh xe là trục.  Tất cả cây căm bánh xe đời bạn (đại diện cho những mối quan hệ bạn, gia đình bạn, sự nghiệp bạn, mục tiêu bạn, v.v.) đến từ trục đó.  Tất cả chúng ta xây dựng đời mình quanh loại trục nào đó.  Câu hỏi là, cái gì sẽ là trục của bạn?  Phải chăng là gia đình bạn?  Phải chăng là sự nghiệp bạn?  Phải chăng là tiền bạc bạn?

Hay là Chúa Giêsu?

Thể nào bạn biết bạn đang xây dựng đời bạn quanh cái gì?  Hãy nhìn vào bất cứ gì bạn suy nghĩ nhiều nhất.  Đó là cái đang thúc đẩy đời bạn.

Trung tâm đời bạn là cốt lõi cho việc phát triển đời sống thăng bằng.  Trung tâm rắn chắc dẫn đến đời sống rắn chắc.  Trung tâm yếu, mong manh dẫn đến đời sống yếu.  Khi tôi nghe người ta bảo tôi rằng đời họ đang rã rời, thường nghĩa là có một điều: Họ có trung tâm sai lạc.  Cái gì đó khác hơn God chiếm ưu tiên trong đời họ.

Không chỉ trục tạo ra sự vững vàng, nhưng nó còn điều khiển và ảnh hưởng mọi thứ quanh đời bạn.  Bất cứ gì bạn đặt vào trung tâm đời bạn cũng sẽ là nguồn năng lực bạn.  Năng lực bánh xe luôn luôn tuôn ra từ trung tâm hướng ra ngoài – không bao giờ hướng ngược lại.

Hãy để Chúa Giêsu là trung tâm đời bạn, và Ngài sẽ cung cấp sự vững vàng, điều khiển, và năng lực mà bạn cần cho đời mình.  Kinh Thánh nói, “Trước hết hãy tìm kiếm vương quốc God và điều God muốn.  Rồi tất cả những nhu cầu khác của con cũng sẽ được thỏa đáp” (Ma-thi-ơ 6:33 NCV).

Đừng lo sợ việc để Chúa Giêsu hàng đầu trong đời bạn.  Hãy để Ngài trong trung tâm đời bạn.  Hãy để Ngài hướng dẫn đời bạn, ảnh hưởng nó, ban sức nó, và cho nó sự vững vàng.


Thảo Luận

·      Nếu bạn nhìn vào đời mình như bánh xe, cái gì ở trung tâm?
·      Những chi phối lớn nhất gì cho bạn để có đời sống thăng bằng?
·      Bạn nghĩ cái gì là cản trở lớn nhất để đặt Chúa Giêsu vào trung tâm đời bạn?




Công Việc Bạn và Giá Trị Bạn Là Hai Điều Khác Nhau



By Rick Warren – November 29, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Tôi cũng đã học biết tại sao người ta làm việc quá cực để thành công: Đó bởi vì họ ganh tỵ những thứ hàng xóm họ có.” (Truyền Đạo 4:4 GNT)

Chúng ta có thể dẫn ra nhiều biện hộ cho việc làm việc quá mức.  Đôi khi chúng ta đổ hô cho việc cung nuôi gia đình mình.  Lúc khác chúng ta quyết rằng công việc chúng ta quá quan trọng đến nỗi chậm lại là cẩu thả.

Nhưng thường thường, đó là vấn đề về giá trị.  Chúng ta bắt đầu quý những cái sai.  Đặc biệt là, chúng ta quý thứ đạt được hơn tất cả gì khác.

Kinh Thánh nói, “Tôi cũng đã học biết tại sao người ta làm việc quá cực để thành công: Đó bởi vì họ ganh tỵ những thứ hàng xóm họ có” (Truyền Đạo 4:4 GNT).

God nói chúng ta có hai lựa chọn: Chúng ta hoặc dùng hết tất cả thời giờ mình để theo kịp nhà ông Joneses, hoặc chúng ta có thể quên họ đi và giảm thiểu mức căng thẳng mình.  Nhưng chúng ta không thể có cả hai.

Đó là thể nào điều này trở thành câu hỏi về giá trị.  Phải chăng bạn muốn nhiều thứ nữa, hoặc bạn muốn ít căng thẳng và nhiều thời giờ nữa với gia đình bạn?  Lựa chọn do bạn.

Khi nào đủ là đủ?  Bạn có thể thắng cuộc đua chuột, nhưng bạn vẫn là chuột! 

Chúa Giêsu nói điều này giống như: “Điều gì tốt cho một người có cả thế gian, nhưng mất đi linh hồn mình?”  (Mác 8:36 NIV).  Nói theo ngôn ngữ hiện đại là, “Điều gì tốt cho một người khi trở thành chủ tịch công ty nhưng mất đi con cái hoặc vợ mình?”

Câu trả lời đơn giản chứ?  Chẳng tốt chút nào.

Công việc bạn và giá trị bạn là hai điều khác nhau.  Nhiều bạn lớn lên được bảo rằng bạn vô giá trị, và bạn ra nơi công sở để chứng tỏ mọi người sai.  Sâu thẳm trong tâm trí bạn, bạn tự nói, “Ta sẽ chứng tỏ cho họ.  Ta sẽ chứng minh họ sai.”  Bạn làm việc cực hơn và cực hơn, nhưng bất kể bạn làm cực bao nhiêu, vẫn không đủ.  Vừa khi bạn bắt đầu nghỉ ngơi, bạn nghe tiếng nói ám ảnh bảo bạn, “Hãy tiếp tục chèo mái.  Có ai đó đang theo kịp đó!”  Bạn cần thoát khỏi tiếng đó.  Nó cho bạn ăn lời dối trá.

Là mục sư, tôi đã ở cạnh giường rất nhiều người chết.  Tôi đã thấy nhiều người thở hơi cuối cùng, đôi khi tại nhà thương, đôi khi tại nhà riêng, và đôi khi tại hiện trường tai nạn.  Trong số tất cả người tôi thấy chết trong đời tôi, tôi chưa bao giờ nghe bất cứ ai nói với hơi thở hấp hối, “Tôi ước gì có nhiều thời giờ hơn ở văn phòng.”

Không một ai.

Bạn không nghĩ đã đến lúc điểu chỉnh lại những quý trọng của bạn sao?  Đừng là chuột.  Hãy nhảy khỏi cuộc đua.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn thấy làm việc quá tải ảnh hưởng gia đình bạn?
·      Khi bạn vật lộn với việc quá tải trong đời bạn, điều gì là những nguyên nhân chính?
·      Cách nào đôi khi bạn sánh ngang công việc bạn với giá trị bạn?



Saturday, November 28, 2015

Chỉ Vừa Đủ Giờ để Làm Theo Ý God



By Rick Warren – November 28, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Tất cả chúng nên . . . vui hưởng điều chúng ta đã làm.  Đó là quà tặng của God.” (Truyền Đạo 3:13 GNT)

Trong thế giới thể kỷ 21 nơi chúng ta làm việc quá nhiều, quá căng thẳng, và quá thời khóa biểu, đây có lẽ là một trong những câu quan trọng và giải thoát nhất mà bạn từng đọc: Bạn chỉ có vừa đủ thời gian để làm theo ý God.

Nghĩa là nếu bạn cảm thấy bạn không đủ thời gian trong ngày, một trong hai điều đây là thật.  Hoặc là:
1.    Bạn đang làm những điều God không định cho bạn làm.
2.    Bạn đang làm những điều God định theo cách lối sai.

God không cho bạn một bảng kê những điều để làm và không cho bạn thời gian để làm chúng.  Hoặc bạn đang cố làm quá nhiều hoặc bạn đang phí thời gian.  Thực không còn lựa chọn nào khác.

Cách nào đi nữa, bạn cần học vui hưởng từng giây phút.  Kinh Thánh nói, “Tất cả chúng ta nên . . . vui hưởng điều chúng đã làm.  Đó là quà tặng của God” (Truyền Đạo 3:13 GNT).

Quá nhiều người trong chúng ta thành nạn nhân cho bẫy tệ hại.  Tôi gọi nó là suy nghĩ “khi nào và khi đó.”  Chúng ta tin “khi nào” chúng ta thành tựu một mục tiêu đặc biệt, chúng ta mới hạnh phúc.  Có lẽ mục tiêu đó là mục tiêu tốt nghiệp, hôn nhân, hoặc mục tiêu.  Nhưng bạn sẽ không hạnh phúc khi đó.  Bạn vui hưởng mục tiêu đó trong ba giây, và khi đó bạn sẽ bắt đầu tự hỏi, “Điều gì kế?”  Chu kỳ chỉ đơn giản lập lại.

Phải chăng bạn mất sức, kiệt sức, căng sức?  God muốn nhiều nữa cho bạn.  Nếu bạn đang mang quá tải, nó không từ Chúa Giêsu.  Ngài nói trong Ma-thi-ơ 11, “Hãy đến với Ta, tất cả ai mệt mỏi và có gánh nặng, và Ta sẽ ban cho con yên nghĩ . . . gánh Ta ban cho con mang thì nhẹ nhàng” (Ma-thi-ơ 11:28 30 NCV).

Mỗi giây phút đời bạn là quà tặng từ God.  Ngài không muốn bạn bỏ lỡ từng giây phút.


Thảo Luận

·      Những giây phút quá khứ nào bạn hối tiếc rằng sự bận rộn của bạn khiến bạn không vui hưởng được?
·      Những mục tiêu nào bạn thành tựu được trong quá khứ mà bạn nghĩ sẽ thỏa mãn nhưng rồi lại không?
·      Thể nào bạn có thể thay đổi ưu tiên và thời khóa biểu bạn để bạn có đủ thời gian làm điều God muốn bạn làm?




Friday, November 27, 2015

Giá Trả của Giận Sai Chỗ



By Rick Warren – November 27, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Người nóng tính . . . vướng vào đủ loại rắc rối.” (Châm Ngôn 29:32 TLB)

Cơn giận có bảng giá.  Khi bạn nhận ra sự thật đó, bạn có cơ kiềm chế cơn giận hơn trong đời bạn.  Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Người nóng tính . . . vướng vào đủ loại rắc rối” (Châm Ngôn 29:22 TLB).  Hầu hết chúng ta thấy ai đó làm gì đó thất ngu xuẩn vì người đó nổi giận.

Kinh Thánh rất cụ thể về giá trả cho cơn giận.  Kinh Thánh nói:
·      Nó gây cãi vã (Châm Ngôn 15:18)
·      Nó gây lầm lỗi (Châm Ngôn 14:29)
·      Nó gây điều ngu dại (Châm Ngôn 14:17)

Bạn có lẽ đã thấy tất cả những kết quả này từ cơn giận chính bạn và cơn giận người khác.   Kinh Thánh cũng rõ ràng về kết quả tối hậu của cơn giận bộc phát bất xứng.  Châm Ngôn 11:29 nói, “Kẻ dại kích động gia đình mình nổi giận và sự cay đắng cuối cùng sẽ chẳng để lại gì giá trị.”

Hãy nghĩ ảnh hưởng mà cơn giận gây cho gia đình bạn.  Là cha mẹ, chúng ta thường bị cám dỗ dùng cơn giận để thúc đẩy con cái.  Nó tác dụng ngắn hạn.  Khi bạn giận, bạn đặt  sự kính sợ God (hoặc sợ hãi bạn) vào con cái mình.  Con cái bạn có lẽ vâng lời bạn ngắn hạn, nhưng bạn sẽ mất nó dài hạn.

Kết quả cuối cùng của cơn giận đặt sai chỗ là xa cách.  Bạn xa cách mọi người bạn yêu nhất.  Kết cuộc rồi, bạn sẽ giận lại hơn và cuối cùng là lãnh đạm.  Không ai muốn quanh quẩn bạn.

Sự thật là, bạn luôn mất khi bạn mất tự chế.  Bạn có lẽ mất danh tiếng, mất việc làm, mất con cái, hoặc mất tình yêu chồng hoặc vợ khi bạn không tự chế cơn giận của bạn.

Và không bao giờ đáng giá với bảng giá đó.


Thảo Luận

·      Vài ví dụ gì về người mà bạn thấy trở nên xa cách người khác vì cơn giận họ?
·      Nếu bạn đôi khi tỏ ra giận sai chỗ, những giá phải trả gì trong đời bạn?
·      Cách thực tế nào bạn có thể giải quyết cơn giận bạn để nó không gây đau đớn cho bạn hoặc người quanh bạn?



Ba Điều Tránh Làm Khi Giận



By Rick Warren – November 26, 2015
Dịch: Thang Chu


“Nếu anh chị em giận, đừng để cơn giận dẫn mình vào tội lỗi.” (Ê-phê-sô 4:26 GNT)

Tất cả chúng ta nổi giận nhiều lần.  Chúng ta có lẽ giải quyết cơn giận khác nhau, nhưng không ai trong chúng ta có thể thoát cảm xúc này hoàn toàn.  Nhưng chỉ vì chúng ta giận không có nghĩa là chúng ta phạm tội.

Kinh Thánh nói, “Nếu anh chị em giận, đừng để cơn giận mình dẫn mình vào tội lỗi” (Ê-phê-sô 4:26a GNT).  Phao-lô nói với chúng ta trong phân đoạn này là đừng để cơn giận của chúng ta dẫn chúng ta vào tội lỗi.  Nghĩa là giận không nhất thiết là tội lỗi.  Sự thật là, chúng ta có thể giải quyết cơn giận mình bằng cả hai cách hoặc xứng hợp hoặc bất xứng.

Chẳng may, đa số chúng ta bộc phát cơn giận mình theo cách đưa chúng ta xa hỏi các mục đích thay vì đưa chúng ta gần chúng hơn.

Ví dụ, đây là ba điều phải tránh khi giận:

Đừng dồn nén cơn giận bạn.  Đừng chất chứa nó bên trong.  Khi bạn dồn nén cơn giận mà không bộc phát nó theo cách xứng hợp, nó tựa như lấy chai nước ngọt và lắc lên.  Ngày nào đó nó sẽ phun ra!  Nó sẽ ảnh hưởng thân thể bạn sau đó.  Các bác sỹ cho chúng ta biết nhiều bệnh tật thể lý thường gây bởi cơn giận bị dồn nén.

Đừng ngăn chặn nó.  Khi bạn ngăn chặn cơn giận bạn, bạn chỉ phủ nhận có nó đó.  Phủ nhận cơn giận bạn hoài và bạn sẽ bị trầm cảm.  Khi tôi thực hiện tư vấn, tôi nghe nhiều người cho tôi biết họ bị trầm cảm, nhưng họ thực không giận.  Họ chỉ không nghĩ rằng Cơ-đốc-nhân nên giận, thế nên họ chỉ đơn giản nhét nó vào chai.  Phủ nhận cơn giận là tội lỗi.  Đó gọi là nói láo.

Đừng bộc phát nó theo cách bất xứng.  Chúng ta có thể bộc phát cơn giận trong nhiều cách bất xứng.  Chúng ta bĩu môi, phun ra châm biếm, vận động ngầm, hoặc làm điều ngu ngốc (say sưa, lăng nhăng, v.v.).  Không cái nào trong những cách giải quyết đó đưa chúng ta đến kết quả mà chúng ta đang tìm.

Vậy chúng ta nên làm gì khi giận?

Xưng nó ra.  Bạn không chỉ thừa nhận cơn giận, nhưng bạn còn thừa nhận nguyên nhân.  Bạn cho God biết – và bất cứ ai bạn đang giận - rằng bạn bực mình hoặc bạn cảm thấy bị đe dọa.  Bạn càng thẳng thắn trong quan hệ bạn, thì sẽ càng dễ nhổ tận nguyên nhân gốc cơn giận bạn.

Đây là tin mừng về cơn giận bạn: Bạn có lẽ lớn lên trong một gia đình nơi cơn giận thường xuyên bộc phát theo cách xứng hợp.  Cơn giận bất xứng thì mình có thể học, nhưng cũng có thể không học.  Bạn có thể thay đổi.  Bạn không phải giữ y vậy.



Thảo Luận

·      Thể nào gia đình bạn đã giải quyết cơn giận khi bạn lớn lên?
·      Cách nào trong ba cách bất xứng để giải quyết cơn giận mà bạn có khuynh hướng dùng?   
·      Cơn giận nào bạn đang đối phó hiện nay?  Thể nào God muốn bạn giải quyết nó?



Wednesday, November 25, 2015

SUY NGHĨ Trước Khi Bạn Nói trong Cơn Giận



By Rick Warren – November 25, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Người ngu tỏ ra cơn giận công khai, nhưng người nhạy bén kiên nhẫn và cầm giữ nó lại.” (Châm Ngôn 29:11 GNT)

Cơn giận làm hỏng việc nhiều người trong thế giới chúng ta ngày nay.  Chúng ta chỉ đơn giản không biết cách kiểm soát cơn giận mình như chúng ta gặp trong quá khứ.  Một trong nhưng câu trả lời đơn giản nhưng hiệu quả nhất cho cơn giận chúng ta nằm trong Châm Ngôn 29:11: “Người ngu tỏ ra cơn giận công khai, nhưng người nhạy bén kiên nhẫn và cầm giữ nó lại” (GNT).

Hãy suy nghĩ trước khi bạn nói.  Trì hoãn là thuốc chữa mạnh cho cơn giận.  Bạn không cần trì hoãn vô hạn.  Nếu bạn gặp vấn đề bạn cần giải quyết, bạn cần phải làm thôi.  Cơn giận trì hoãn vô hạn trở thành cay đắng.  Nó còn tệ hơn cơn giận.  Cay đắng luôn là tội lỗi; cơn giận thì không.

Nếu bạn đáp ứng dồn dập, bạn có khuynh hướng đáp ứng trong cơn giận.  Nếu bạn chờ để nói về bất cứ xung đột nào mà bạn đang giải quyết, bạn sẽ sáng suốt và hợp lý hơn khi bạn làm.  Bạn càng nén giận lâu, đáp ứng bạn sẽ càng tốt hơn.  Hãy để chính bạn có thời giờ suy nghĩ.

Khi xung đột xảy ra và bạn để thì giờ suy nghĩ, bạn nên nghĩ gì?  Hãy xét năm câu hỏi này:

T: Nó có thật không?  Điều tôi sắp nói có dúng sự thật không?

H: Nó có hữu ích không?  Hay nó chỉ gây hại người khác?

I: Nó có khích lệ không?  Nó có gây dựng hay nó phá xụp?

N: Nó có nhất thiết không?  Nếu có không cần thiết, tại sao tôi cần nói nó làm gì?

K: Nó có tử tế không?

THINK (suy nghĩ) trước khi bạn nói.  Phản ảnh trước khi phản ứng.  Nó sẽ làm chậm cơn giận bạn luôn.



Thảo Luận

·      Hãy nghĩ lại cuộc cãi vã mới đây.  Phải chăng mất nhiều thời giờ trước khi đáp lại đã giúp tình huống đó?
·      Câu hỏi nào trong chữ tắt đầu THINK là ích lợi nhất cho bạn khi bạn nổi giận?
·      Thách thức lớn nhất nào về việc tự chờ thêm giờ trước khi đáp ứng khi bạn nổi giận?




Tuesday, November 24, 2015

Ai Nắm Tương Lai Bạn?



By Rick Warren – November 24, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Và chúng ta biết God khiến mọi việc hiệp lại vì ích lợi của người yêu God và người được gọi theo mục đích Ngài cho họ.” (Rô-ma 8:28 NLT)

Một trong những sợ hãi lớn tất cả chúng ta đối diện là sợ hãi tương lai.  Chúng ta sợ hãi tương lai của gia đình chúng ta, bạn hữu chúng ta, việc làm chúng ta, cộng đồng chúng ta – và mọi việc khác xen giữa đó.

Điều này tự nhiên thôi.  Chúng ta không điều khiển được gì.  Nhưng việc nhận ra vậy phải đẩy chúng ta tin cậy God sâu đậm hơn.

Chúng ta có thể không điều khiển tương lai mình, nhưng God làm được.  Ngài sáng tạo toàn thể vũ trụ.  Nếu Ngài muốn, Chúa có thể chỉ búng vũ trụ khỏi hiện hữu trong phút chốc.  Tuy nhiên Ngài đang làm kế hoạch Ngài trong lịch sử.  Ngài đang dẫn lịch sử đến một chóp đỉnh, một định mệnh.  Ngày đến, Chúa Giêsu Christ sẽ trở lại Trần Thế.  Không gì cản được điều đó.  Y như Ngài đang hành động trong lịch sử để đưa những biến cố hướng về ngày đó, Ngài cũng sẽ hành động trong đời bạn có mục đích - nếu bạn để Ngài làm.

Kinh Thánh nói, “Và chúng ta biết God khiến mọi việc hiệp lại vì ích lợi người yêu God và người được gọi theo mục đích Ngài cho họ” (Rô-ma 8:28 NLT).

Lời God không nói mọi việc đều tốt.  Cũng không nói God gây ra mọi việc.  Ngài không gây ra chiến tranh.  Ngài không gây ra ung thư.  Ngài không gây ra hiếp dâm, phá thai, loạn luân, hoặc sờ mó trẻ.  Ngài không gây ra điều ác.  Chúng ta gây ra nó.  God ban cho chúng ta tự do để lựa chọn.  Điều ác là giá trả của tự do đó.

Nhưng Kinh Thánh nói God khiến mọi việc hiệp lại vì ích lợi.  Ngài có thể lấy những quyết định dại, ác, xấu mà tôi đã làm trong đời và dùng chúng làm ích nếu tôi tin cậy Ngài.  Tuy nhiên Rô-ma 8:28 không phải là lời hứa cho mọi người.  Chỉ cho “người yêu God.”  Chỉ cho người tin cậy God và nói, “Đây, Chúa ơi, Ngài lấy tất cả những mãnh vỡ đời con và xếp chúng lại.”

Đó là lý do khi tôi đọc hàng tin tức mỗi ngày, tôi không lo lắng.  Phải, có nhiều vấn nạn trong thế giới hôm nay, nhưng God vẫn đang điều khiển.  God vẫn đang dẫn lịch sử đến chóp đỉnh.  Và God vẫn đang dẫn dân Ngài hướng về điều tốt nhất của Ngài cho họ.  Ngày đến, God sẽ kết thúc mọi việc theo mục đích Ngài.

Vì God đang điều khiển, chúng ta có thể tin cậy Ngài mọi việc – bao gồm điều tốt, điều xấu, và điều tồi tệ của đời mình.


Thảo Luận

·      Thể nào việc biết God đang điều khiển sẽ giúp bạn tin cậy Ngài tốt hơn?
·      Thể nào bạn thấy God lấy một quyết định xấu và tạo điều gì đó tốt từ nó?
·      Một sợ hãi tương lai gì mà bạn có thể giao cho God hôm nay?





Monday, November 23, 2015

Trả Lời của God cho Sợ Hãi của Bạn



By Rick Warren – November 23, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Chúng ta biết tình yêu God dành cho chúng ta, và chúng ta tin cậy tình yêu đó . . . vì tình yêu trọn vẹn của God xua đi sợ hãi.” (1 Giăng 4:16a, 18a NCV)

Tôi đã nói chuyện với cả ngàn người về lý do họ không hoàn toàn tin cậy God.  Thường là một trong ba điều.  Người ta sợ rằng nếu họ dâng hoàn toàn đời họ cho God, họ sẽ mất tự do, họ sẽ mất thú vui, và God sẽ dẫn họ vào loại cuồng tín tôn giáo.

Không điều nào nghe thuyết phục.

Căn bản là, người ta sợ.  Tuy nhiên God có câu trả lời cho việc sợ hãi không tin cậy Ngài.  Kinh Thánh nói, “Chúng ta biết tình yêu mà God dành cho chúng ta, và chúng ta tin cậy tình yêu đó . .  . vì tình yêu trọn vẹn của God xua đi sợ hãi” (1 Giăng 4:16a, 18a NCV).

God yêu bạn.  Bạn được tạo ra bởi hành động từ tình yêu của God.  Lập đi lập lại trong Kinh Thánh, God rõ ràng điều này.  God nghĩ về bạn và tạo ra bạn để yêu bạn và để bạn yêu Ngài.

Bày tỏ lớn nhất tình yêu của God là Chúa Giêsu.  God đến Trần Thế trong dạng người để bày tỏ cho chúng ta Ngài thực sự là ai.  Rồi Ngài bày tỏ cho chúng ta thể nào Ngài yêu chúng ta bằng cách chết trên thập tự giá.

Thập tự giá nói cho chúng ta một lần là đủ rằng chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy God.  Chúng ta có thể tin cậy Ngài bằng đời sống mình vì Ngài đã ban đời sống Con Ngài cho chúng ta.

Nếu God đang nói sự thật trong Lời Ngài rằng Ngài yêu bạn, bạn biết Ngài sẽ không lấy đi tự do bạn hoặc thú vui bạn hoặc dẫn bạn vào cuồng tín.

God không phải người phá đám vũ trụ.  Ngài là Thiên Phụ.

Bạn càng biết God, bạn càng tin cậy Ngài – và bạn càng ít sợ Ngài.


Thảo Luận

·      Điều gì khiến bạn sợ nhất về việc tin cậy God hoàn toàn?
·      Thể nào bạn đã thấy sợ hãi len vào đức tin ai đó nơi God?
·      Tại sao bạn nghĩ hiểu được tình yêu của God sẽ giúp bạn tin cậy Ngài hơn?




Bạn Có Thể Thực Nương Cậy God Không?



By Rick Warren – November 22, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Hãy tin cậy Chúa hết lòng, và đừng dựa vào hiểu biết riêng của mình.  Hãy tưởng nhớ Chúa trong mọi việc mình làm, và Ngài sẽ ban cho con thành công.” (Châm Ngôn 3:5-6 NCV)

Đối với hầu hết chúng ta, lý do chúng ta không tin cậy God đầy đủ cả sự sống mình là vì chúng ta thực không biết Ngài.  Chúng ta thường không tin cậy người mình không biết.

Cũng đúng vậy với God.  Đó là lý do Go muốn bạn biết Ngài thực – không phải ấn bản giả mạo mà bạn học từ văn hóa phổ thông.  Có nhiều hoang đường về God là ai nhưng lại không đúng.

Ví dụ, có người tin Ngài giống:

Cảnh sát vũ trụ: Ngài là cảnh sát xấu xa khổng lồ trong bầu trời tìm bắt chúng ta làm điều sai.

Người khổng lồ thời xưa: Ngài là thần xưa lắm không khác gì bạn.  Ngài cũng thất bại và lầm lỗi.  Ngài cũng không có bất cứ câu trả lời nào.

Thế lực:  Giống loạt truyện khoa học giả tưởng thịnh hành “Star Wars,” God là một thế lực có cá tính mà chúng ta có thể bẻ cong theo ý muốn mình.

Nếu tôi nghĩ God giống một trong bất cứ nhận thức sai này, tôi cũng không tin cậy Ngài.  Nhưng Ngài không vậy.  Kinh Thánh vẽ một bức tranh hoàn toàn khác hẳn về đức tính God.

Sự thật là, God có giá trị vô hạn cho sự tin cậy của bạn vì không hữu thể nào trong vũ trụ có khả năng ảnh hưởng thế giới quanh bạn như Ngài.  Kinh Thánh nói, “Chắc chắn God là sự giúp đỡ tôi; Chúa là đấng duy trì tôi” (Thi Thiên 54:4 NIV).

God có quyền năng (và ước muốn) để duy trì và giúp bạn qua bất cứ gì bạn đang trải qua.  Ngài muốn cho bạn điều tốt nhất đời bạn – và Ngài độc đáo có thể giúp bạn đạt đến đó.  Ngài là đấng sáng tạo vũ trụ.  Ngài theo nghĩa đen có tất cả các nguồn trong vũ trụ mà Ngài có thể vận chuyển vì cớ bạn khi bạn tìm kiếm để theo Ngài.

Nhưng chìa khóa là, bạn phải tin cậy Ngài.

Kinh Thánh nói, “Hãy tin cậy Chúa hết lòng, và đừng nương dựa vào hiểu biết của chính mình.  Hãy tưởng nhớ Chúa trong mọi điều mình làm, và Ngài sẽ ban cho con thành công” (Châm Ngôn 3:5-6 NCV).  Bạn có thể tin cậy God mọi điều bạn có vì Ngài có thể giúp bạn thành công nếu bạn tin cậy.  Không có nghĩa là God sẽ ban cho bạn tất cả tiền bạc, danh vọng, hoặc quyền lực bạn muốn.  Nhưng nếu bạn tin cậy Ngài, God sẽ giúp bạn thành công trong cái Ngài kêu gọi bạn để làm và để trở thành. 


Thảo Luận

·      Những nhận thức sai nào về God mà bạn nghĩ là phổ thông trong bạn hữu và gia đình bạn?  Còn xã hội thì sao?
·      Thể nào đời sống ai đó thay đổi nếu có hiểu biết đúng đắn về God là gì?
·      Một lãnh vực nào trong đời bạn là chỗ bạn cần bắt đầu để tin cậy God hoàn toàn?



Saturday, November 21, 2015

Khả Năng Gì Giỏi Nhất của Bạn?



By Rick Warren – November 15, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Vậy hãy sống đời sống có ý thức trách nhiệm, đừng như người không biết ý nghĩa và mục đích đời sống nhưng như người biết rõ.” (Ê-phê-sô 5:15 Phillips)

Bạn và tôi có nhiều khả năng.  Với một số chúng ta, đó là khả năng làm toán, sửa máy tính, hoặc may vá.   Tất cả chúng ta có khả năng - thậm chí nhiều lúc chúng ta cần người khác chỉ chúng ra cho chúng ta.

Nhưng bạn có biết khả năng giỏi nhất của bạn là gì không?

Trách nhiệm.

Trách nhiệm là khả năng đáp ứng lại đời sống.  Nó là cái khiến bạn là người – và nó là quà tặng từ God.  Nhiều điều trong đời bạn không nằm trong sự kiểm soát của bạn.  Bạn không chọn nơi bạn sanh.  Bạn không chọn ai là cha mẹ bạn.  Bạn không chọn thể nào cha mẹ bạn nuôi bạn.  Bạn không chọn những thiên tứ và tài năng bạn đem vào thế giới này.

Trách nhiệm là cách bạn quản lý mọi điều khác.  God đã ban cho bạn tự do để đáp ứng điều xảy ra cho đường đời bạn.  Cách bạn đáp ứng điều, mà cuộc đời ném vào bạn, ảnh hưởng đời bạn nhiều hơn bất cứ yếu tố nào khác.

Thực ra, trong nhiều cách, đời sống là trắc nghiệm cách chúng ta quản lý trách nhiệm.  Chúng ta dùng chỉ một phần đời sống mình trong khía cạnh này của đời vĩnh cửu.  God không quan tâm về thành đạt của chúng ta khi chúng ta ở đây trên trần thế.  Ngài quan tâm đức tính chúng ta.

Cuộc sống chúng ta hôm nay chỉ là những hành động làm nóng cho điều phải tới.  God trắc nghiệm trách nhiệm bạn đối với điều sắp xảy ra sau này.  God đặt bạn trên trần gian này chính yếu vì hai lý do: để biết Ngài cách riêng tư và để phát triển đức tính.

Trong ba đến bốn thập kỷ qua, chúng ta đã thấy suy thoái tuột dốc về trách nhiệm trong nền văn hóa chúng ta.  Nhiều người trong thế giới chúng ta sống bởi khẩu hiệu: “Tôi không chịu trách nhiệm điều gì cả.  Đó không phải lỗi tôi.”

Quan điểm đó tương phản cứng đờ với điều Kinh Thánh dạy, “Vậy hãy sống đời sống có ý thức trách nhiệm, đừng như người không biết ý nghĩa và mục đích đời sống nhưng như người biết rõ” (Ê-phê-sô 5:15 Philips).

Nếu bạn là người theo Chúa Giêsu, bạn biết rằng Ngài là người mang lại ý nghĩa đời sống này.  Bạn có thể sống có trách nhiệm vì bạn biết bạn là quản gia đời sống mà bạn được ban cho.  Người có trách nhiệm tận dụng hết đời sống mà họ được ban cho.

Thể nào bạn sẽ dùng đời sống mà bạn được ban cho?


Thảo Luận

·      Một số cách lối nào bạn thấy việc vô trách nhiệm ảnh hưởng đến đời sống người mà bạn chăm sóc?  Một số cách lối nào bạn thấy nó ảnh huởng đời sống bạn?
·      Một lãnh vực sống nào của bạn - chẳng hạn tài chánh, làm cha mẹ, quan hệ, v.v. - chỗ mà bạn cảm thấy bạn đáng lẽ có trách nhiệm hơn?
·      Thể nào bạn tạo thay đổi để có trách nhiệm hơn trong lãnh vực đó?





Khi Bạn Tạo Các Thần Tượng, Bạn Kết Thúc Giống Chúng

By Rick Warren – November 21, 2015
Dịch: Thang Chu

“Kẻ tạo thần tượng kết cuộc giống chúng.  Người tin cậy chúng cũng vậy.” (Thi Thiên 115:8 GW)

Tôi đề cập trong bài dưỡng linh hôm qua rằng mọi người đều tin cậy cái gì đó.  Chúng ta có khiến những cái tốt - chẳng hạn hôn nhân chúng ta, gia đình chúng ta, hoặc ngay cả những mục vụ chúng ta trong hội thánh - biến thành thần tượng.

Nhưng tin cậy vào những điều khác hơn God có thể gây tác dụng hủy hoại cho đời sống chúng ta.  Nếu chúng ta nghĩ ai chúng ta ở cùng hoặc điều chúng ta làm mới khiến chúng ta hoàn toàn thành tựu, thì chúng ta sẽ tự đưa mình vào thất vọng sâu đậm.  Kinh Thánh nhắc chúng ta điều này trong Giê-rê-mi khi ông nói, “Kẻ tạo các thần tượng đều bị vỡ mộng” (Giê-rê-mi 10:14 GNT).

Nhưng chúng ta cứ làm điều này qua sự nghiệp, mối quan hệ, và tài khoản ngân hàng.  Chúng ta hành động như thể những cái được tạo ra đó ban cho chúng ta ý nghĩa trong đời.

Và khi chúng ta làm điều đó, chúng ta chỉ tự đặt mình vào thất bại.  Kinh Thánh nói, “Kẻ dại nghèo, tự lừa . . . tin cậy điều mà không thể giúp người ấy chút nào.  Tuy nhiên người đó không biết tự hỏi: ‘Có phải thần tượng này mà ta cầm trong tay chỉ là sự lừa dối không?’” (Ê-sai 44:20 NLT).

Ô, phải, những thần tượng đó là lừa dối.  Buồn thay, những thần tượng không chi dừng lại sau khi chúng làm thất vọng chúng ta.  Kết cuộc, chúng còn khiến chúng ta nô lệ nữa.

Kinh Thánh nói, “Kẻ tạo thần tượng kết cuộc giống chúng.  Người nào tin cậy chúng cũng vậy” (Thi Thiên 115:8 GW).  Bất cứ gì bạn quý trọng nhất trong đời, bạn sẽ trở nên giống nó.  Nếu bạn quý trọng tiền, bạn kết cuộc sẽ trở nên người vật chất.  Nếu bạn quý trọng thú vui, bạn sẽ trở nên người theo chủ nghĩa khoái lạc.  Nếu bạn quý trọng làm việc, bạn sẽ trở nên người thực dụng.  Nếu bạn quý trọng Chúa Giêsu Cơ-đốc trên tất cả điều khác, bạn sẽ trở thành Cơ-đốc-nhân.

Vậy nếu đặt điều gì khác đứng đầu trong đời chúng ta sẽ uốn nắn chúng ta, tại sao chúng ta làm nó?

Chúng ta muốn một thần mà chúng ta có thể điều khiển.  Chúng ta muốn có khả năng quản lý thần đó.  Nếu chúng ta đặt tiền là thần chúng ta, chúng ta cảm thấy như thể chúng ta có thể quản lý tiền.  Nếu chúng ta đặt những người khác làm các thần chúng ta, chúng ta muốn điều khiển các thần đó.  Làm vậy khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng chúng ta không thể điều khiển God.  Ngài nói, “Đừng giảm thiểu Ta.  Đừng cố đặt Ta khớp với lối sống ngươi.  Đừng cố điều khiển Ta.”


Thảo Luận

·      Thể nào bạn thấy người khác dựng thần tượng trong đời họ để kết cuộc khống chế chúng?
·      Thể nào ngay cả các thiên thể cũng trở thành thần tượng trong đời sống chúng ta?
·      Điều gì bạn cần buông ra khỏi kiểm soát của bạn để nó không là thần tượng trong đời bạn?



Friday, November 20, 2015

Không Tin Cậy God Dẫn Đến Căng Thẳng



By Rick Warren – November 20, 2015
Dịch: Thang Chu



“Có người tin cậy chiến xa và có người tin cậy chiến mã, nhưng chúng tôi tin cậy danh CHÚA là God chúng tôi.”  (Thi Thiên 20:7 NIV)

Mỗi người đều tin cậy cái gì đó.  Câu hỏi là, cái gì - hoặc ai - bạn tin cậy?

Xã hội chúng ta có khuynh hướng bác bỏ sự tin cậy - hoặc ít nữa chúng ta nói vậy.  Chúng ta nghi ngờ mọi người và mọi chuyện.  Chúng ta không tin cậy chính phủ.  Nhân viên không tin cậy chủ.  Khách hàng không tin cậy cửa hàng.  Khi bạn đi sâu vào nguyên nhân suy thoái tin cậy, bạn sẽ thấy “mục rửa sự thật” của xã hội chúng ta tạo một phần lớn chuyện đó. 

Sự thật và tin cậy đi cùng nhau.  Bạn tin cậy người nói với bạn sự thật.  Bạn không tin cậy người ta nếu bạn không nghĩ họ nói với bạn sự thật.  Và nếu bạn không tin cậy sự thật tuyệt đối, thì bạn không thể tin cậy bất kỳ ai nói với bạn sự thật.

Việc thiếu tin cậy của chúng ta gậy ra căng thẳng trầm trọng trong đời.  Chúng ta được sanh ra để tin cậy.  God cài đặt chúng ta với khả năng và khao khát để tin cậy điều gì đó lớn hơn chính chúng ta vì Ngài muốn chúng ta có mối quan hệ với Ngài. 

Nếu bạn không tin cậy God, bạn sẽ tạo ra cái gì khác để tin cậy.  Nó có thể là bằng cấp treo tường, tiền trong nhà băng, người phối ngẫu bạn, sự nghiệp bạn, hoặc sở thích bạn.  Sự khao khát tin cậy cái gì đó lớn hơn chính chúng ta cũng không là điều mới.  Những người viết Kinh Thánh biết điều này rõ trong văn hóa họ.  Kinh Thánh nói trong Thi Thiên 20:7, “Có người tin cậy chiến xa và có người tin cậy chiến mã, nhưng chúng tôi tin  cậy danh CHÚA là God chúng tôi” (NIV).

Kinh Thánh có từ ngữ cho bất cứ gì chúng ta đặt tin cậy mình vào khác hơn God.  Kinh Thánh gọi đó là “thần tượng.”  Lời God nói rằng, vì ích lợi chúng ta, chúng ta cần tránh xa những thần tượng: “Vì lợi ích các ngươi . . . đừng phạm tội vì làm cho chính mình một thần tượng theo bất cứ dạng nào” (Phục Truyền 4:15b – 16b GNT).


Thảo Luận

·      Điều gì bạn bị cám dỗ tin cậy vào khác hơn God?
·      Thể nào việc thiếu tin cậy vào God dẫn đến căng thẳng trong đời sống bạn?
·      Hãy nhìn vào những lãnh vực căng thẳng trong đời bạn.  Điều gì chúng cho thấy sự tin cậy của bạn vào God?  Thể nào bạn thay đổi điều đó?




Saturday, November 14, 2015

Bạn Có Thể Biết God Qua Nhìn vào God



By Rick Warren – November 14, 2015
Dịch: Thang Chu


“[God] bày tỏ cách phân biệt đúng với sai, cách tìm ra quyết định đúng mọi lúc.” (Châm Ngôn 2:9 TLB)

Như tôi bàn hôm qua, có ba triết lý - chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục, và chủ nghĩa tương đối – đã hủy hoại nhiệt kế đạo đức của xã hội chúng ta.  Hệ lụy là bi kịch xã hội nói chung và mỗi chúng ta nói riêng.

Vậy chúng ta làm gì về điều này?

Chúng ta phải bắt đầu với God.  Ngài là hiện thân lẽ thật.  Điều gì là đúng và sai có được ý nghĩa trong đức tính của chính God.  Bất lương là sai vì God là lương thiện.  Bất tín là sai vì God là thành tín.  Bạn có thể biết lẽ thật qua nhìn vào thể nào God phản ứng với chúng ta.

Kinh Thánh nói, “[God] bày tỏ cách phân biệt đúng với sai, thể nào tìm ra quyết định đúng mọi lúc” (Châm Ngôn 2:9 TLB).  Chúng ta có thể biết đức tính God qua Lời Ngài.  Kinh Thánh bảo chúng ta điều gì là lẽ thật dẫu chúng ta thích điều Kinh Thánh nói hay không.

Một khi chúng ta đối đầu lẽ thật, lẽ thật của God, chúng ta sẽ nhận ra hai đặc điểm chìa khóa lẽ thật mỗi lần chúng ta thấy nó.
1.    Lẽ thật phổ thông.  Nó áp dụng cho mọi người.  Nếu lẽ thật đó không áp dụng cho mọi người, nó không là lẽ thật.  Nó là ý kiến.
2.    Lẽ thật bất biến.  Nó sẽ không bị loại bởi thích hay mốt.  Ngoại tình luôn luôn sai 2.000 năm cách đây, nó sai hôm nay, và nó sẽ sai 4.000 năm từ hôm nay.
Lựa chọn là nơi bạn.  Lui lại vài năm, báo Newsweek tóm tắt câu hỏi này trên trang bìa tạp chí.  Họ hỏi, “Công lý của ai?  Đạo đức của ai?  Cộng đồng của ai?  Gia đình của ai?  Giá trị của ai?”

Đó là lựa chọn của bạn từng mỗi ngày.  Thế giới chúng ta hôm nay cho chúng ta ba lựa chọn về cách khám phá lẽ thật.  Chúng ta có thể dựa đạo đức chúng ta vào điều chúng ta nghĩ, vào điều người khác nghĩ, hoặc vào điều God nghĩ.  Chúng ta thực sự không có lựa chọn nào khác.

Lựa chọn của chúng ta sẽ định rõ cách chúng ta sống, cách chúng ta yêu, và, ngày nào đó, cách chúng ta chết.  Nhưng đó là lựa chọn của chúng ta.

Điều gì bạn sẽ chọn?


Thảo Luận

·      Thể nào văn hóa chúng ta cố thuyết phục chúng ta rằng lẽ thật thay đổi?
·      Tại sao bạn phải lựa chọn mỗi ngày để dựa đạo đức bạn vào lẽ thật God?
·      Điều gì bạn cần làm để hiểu đức tính God rõ hơn qua Lời Ngài, là Kinh Thánh?



Friday, November 13, 2015

Điều Bạn Tin Uốn Nắn Đời Bạn



By Rick Warren – November 13, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Khi nền sự sống bị yếu, người công chính có thể làm gì được?” (Thi Thiên 11:3 GW)

Điều chúng ta tin về thế giới quann mình sẽ uốn nắn mọi điều quanh đời sống ta.  Tôi chia sẻ điều này với bạn nhiều lần trong những bài dưỡng linh.  Điều bạn tin quyết định tư cách bạn.  Rồi tư cách bạn quyết định bạn trở thành ai, và điều đó có ảnh hưởng trực tiếp hướng đi đời bạn.

Vấn đề là, chúng ta tiếp thu ba triết lý hủy hoại là cái đã thay thế lẽ thật trong đời sống mình.
1.    Chủ nghĩa vật chất: Chúng ta tiếp thu điều giả dối là chúng ta là tiêu chuẩn duy nhất cho đời mình.  Cách đây vài năm tôi đọc bài viết trên Wall Street Journal nói rằng 44 phần trăm ủy viên trước hết tham vấn với chính họ trong khủng hoảng đạo đức.  Điều đó chẳng có gì mới.  Dân Do Thái trải qua điều này trong sách Thẩm Phán khi Kinh Thánh nói, “Trong những ngày đó dân Do Thái không có vua; tất cả dân chúng làm bất cứ gì dường như đúng theo mắt mình” (Thẩm Phán 21:25 NLT).
2.    Chủ nghĩa thế tục:  Bạn có thể tóm tắt điều này trong ba chữ: Không cần God.  Trong nửa thế kỷ trước, chúng ta bỏ God cách hệ thống khỏi tất cả lãnh vực đời sống chúng ta - từ trường học đến chính phủ đến thông tin.  Chúng ta về căn bản để God riêng ra cho những sáng Chúa Nhật, nếu chúng còn để ý Ngài.
3.    Chủ nghĩa tương đối: Là khi chúng ta được bảo rằng không có tuyệt đối - điều đúng cho bạn có lẽ không đúng cho tôi.  Đó là cách thật hay để sống nếu bạn không muốn mặc cảm tội lỗi.  Nếu bạn không đo lường theo tiêu chuẩn của God, bạn chỉ cần thay đổi tiêu chuẩn đó.  Nó vừa không lô-gíc vừa không hợp lý, nhưng nó lại rất thịnh trong thế giới chúng ta hôm nay.

Đừng để bị lèo lái bởi chủ nghĩa cá nhân (yêu chỉ mình), chủ nghĩa thế tục (không cần God), hoặc chủ nghĩa tương đối (không có tuyệt đối).

Hệ lụy cho xã hội và cho chúng ta là những cá nhân vì ngã theo những lèo lái này đó là đi lảo đảo.  Không tận hiến với lẽ thật và không tận hiến với thẩm quyền của God, văn hóa chúng ta đang xụp đổ.

Bài dưỡng linh ngày mai, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá câu trả lời của God cho sự xụp đổ đạo đức chúng ta.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn đã thấy chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục, hoặc chủ nghĩa tương đối ảnh hưởng những gia đình bạn biết?
·      Thể nào bạn nghì việc thiếu tận hiến của xã hội chúng ta đối với thẩm quyền của God đã ảnh hưởng đến suy thoái đạo đức chúng ta?
·      Một số hệ lụy gì của suy thoái đạo đức này rõ ràng trong văn hóa chúng ta?