Search This Blog

Saturday, January 30, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Phải Biết God Rõ Hơn



By Rick Warren – January 30, 20



“Vì mục đích quyết liệt của tôi là tôi . . . tiến dần trở nên sâu đậm và mật thiết quen với Ngài hơn, nhận thức và nhận ra và hiểu đưọc những lạ lùng về Thân Vị Ngài mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn.” (Phi-líp 3:10 AMP)

Bạn được tạo ra để sống trong liên hệ với God, và nếu bạn nghĩ bạn có thể vui mừng mà không cần biết Ngài rõ hơn, bạn chỉ tự lừa dối mình.  Hạnh phúc được tìm thấy trong việc biết God thêm chút nữa mỗi ngày.

Phao-lô khám phá điều đó.  Ông nói trong Phi-líp 3:10, “Vì mục đích quyết liệt của tôi là tôi . . . tiến dần trở nên sâu đậm và mật thiết quen với Ngài hơn, nhận thức và nhận ra và hiểu đưọc những lạ lùng về Thân Vị Ngài mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn” (AMP).

Có sự khác biệt trong việc biết về ai đó và biết ai đó.  Tôi biết nhiều về ca sỹ Justin Bieber và Kim Kardashian hơn là tôi cần họ, nhưng tôi không thực sự biết họ.  Tôi biết vợ tôi và tôi biết con cái tôi vì tôi dành thì giờ với họ.  Tôi có mối quan hệ với họ.

Phao-lô trở nên “sâu đậm và mật thiết quen” với God vì ông có quan hệ với Ngài và dành thời giờ để biết Ngài.

Bạn không biết God cách tình cờ.  Đó là “mục đích quyết liệt.”  Đó là điều gì đó mà bạn phải làm điều gì đó.  Bạn phải đầu tư thời giờ bạn vào đó.

Nhưng, chúng ta quá bận rộn, và sự bận rộn phá hủy mối quan hệ.   Nó phá hủy quan hệ bạn với gia đình bạn, và nó phá hủy quan hệ bạn với God.

Để biết Chúa Giêsu, bạn phải dành thời giờ với Ngài.  Nếu bạn muốn dành thời giờ với Ngài, bạn phải tạo thời giờ với Ngài.  Chỉ cần để riêng 10 hoặc 15 phút thời giờ tập trung với God vào buổi sáng, và phải bảo đảm bạn và tâm trí bạn không bận rộn.  Chỉ cần yên lặng, nó sẽ tạo ra tất cả khác biệt trong thế giới.


Thảo Luận

·      Điều gì bạn làm mỗi ngày ít nhất 15 phút?  Nó có quan trọng hơn là dành thời giờ với God không?
·      Thể nào bạn cần điều chỉnh thời khóa biểu bạn để bạn có thể tạo thời giờ dành riêng với God?
·      Những điều phân tâm nào khiến bạn quá bận rộn không dành thời giờ với God?




Friday, January 29, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Phải Biết Điều Gì Đáng và Điều Gì Không Đáng



By Rick Warren – January 29, 2016
Dịch: Thang Chu



“Mọi điều khác đều vô giá trị khi so với giá trị vĩnh cữu của việc biết đấng Christ Giêsu Chúa tôi.” (Phi-líp 3:8a NLT)

Mỗi ngày khi bạn thức dậy, bạn cần nhắc chính mình điều gì đáng và điều gì không đáng.  Đừng bị phân tâm bởi điều không lôgic và nhỏ nhặt trong đời.

Tại sao điều này là thói quen quan trọng?  Bạn có để ý thật dễ mất đi vui mừng vì chuyện nhỏ?  Thường những chuyện bực mình nhỏ khiến bạn mất hạnh phúc.  Một số người chắn ngang bạn giữa đường khi bạn định quẹo, và bạn mất đi hạnh phúc.  Bạn gặp ngày tóc xấu hoặc quần áo bạn mặc không vừa nữa, và bạn mất đi hạnh phúc.  Chính những chuyện nhỏ đôi khi ảnh hưởng chúng ta nhất, và thực ra chúng chẳng quan trọng.

Phao-lô nói trong Phi-líp 3:7, “Tôi có lần nghĩ những chuyện này là giá trị, nhưng bây giờ tôi xem chúng vô giá trị đối với những điều đấng Chrìst đã làm” (NLT).

Điều gì quan trọng nhất cho bạn trước khi bạn gặp Chúa Giêsu Christ?  Việc làm?  Sự nghiệp?  Kiếm tiền?  Có nó lẽ là một cuộc hẹn hò.  Có lẽ nó là được ưa chuộng.  Có lẽ nó là được bảo đảm hoặc được nổi danh.  

Phao-lô nói tất cả những điều này không quan trọng nữa so với sự vui mừng vì biết Chúa Giêsu.

Cạm bẫy giữ bạn không phát triển thói quen này là văn hóa thịnh hành.  Mỗi ngày có hàng ngàn thông điệp quảng cáo nói, “Bạn không giá trị gì cho đến khi bạn có sản phẩm này.”  Thậm chí tin tức TV khiến mỗi món nghe như nó là cái quan trọng nhất ngày.  Nó hông vậy!  Không gì vô giá trị bằng báo cũ.  Chỉ vi nó khẩn cấp và lập tức không có nghĩa là quan trọng.

Bạn phải tự hỏi mình mọi điều: Cái này quan trọng bao nhiêu trong 100 năm?  Điều tôi đang lo lắng ngay bây giờ sẽ quan trọng bao nhiêu vào ngày mai?  Có lẽ nó không quan trọng vào ngày mai, càng ít hơn nữa trong cõi vĩnh hằng.  Bạn cần sống trong ánh sáng cõi vĩnh hằng.

Nước Mỹ đang theo đuổi chuyện vụn vặt.  Chúng ta đang sống cho những thứ không thực quan trọng.  Vậy hãy đi ngược lại văn hóa, bạn phải tập trung không vào điều hiện tại nhưng vào điều vĩnh hằng.  Khi bạn sống trong ánh sáng vĩnh hằng, bạn nhận ra rằng những chuyện nhỏ bạn đang lo lắng sẽ không còn quan trọng trong cõi vĩnh hằng, và thay vì bị stress, bạn có thể là người hạnh phúc hơn.


Thảo Luận

·      Những chuyện nhỏ nào bạn đã lo lắng rồi chúng đã cướp đi hạnh phúc bạn?
·      Những cách thực tiễn nào bạn có thể hướng tập trung vào God và giữ cái nhìn vĩnh hằng?
·      Điều gì đã là quan trọng nhất cho bạn trước khi bạn tin Chúa Giêsu Christ?  Thể nào bạn cảm nhận về nó bây giờ?




Thursday, January 28, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Thư Giãn trong Ân Sủng God



By Rick Warren – January 28, 2016
Dịch: Thang Chu



“Tôi không còn dựa vào công chính tự mình qua việc tuân thủ luật; thay vì thế, tôi trở nên công chính qua đức tin trong đấng Christ.  Vì cách God khiến chúng ta công chính với chính Ngài là dựa vào đức tin.” (Phi-líp 3:9 NLT)

Bạn không thể tạo được sự tiếp nhận của God.  Bạn không thể tạo được tình yêu của Ngài.  Bạn không thể tạo được sự công nhận của Ngài.  God là tình yêu, và Ngài yêu bạn vô điều kiện.  Nếu bạn muốn là người hạnh phúc, bạn cần thư giản trong ân sủng Ngài mỗi ngày.

Phi-líp 3:3 nói, “Chúng ta là những Cơ-đốc-nhân được vui sướng trong điều Chúa Giêsu Christ đã làm cho chúng ta và nhận thức rằng chúng ta thật vô vọng khi tự cứu mình” (LB).

Một trong những điều sẽ cướp mất bạn khỏi hạnh phúc đó là chủ nghĩa luật pháp.  Chủ nghĩa luật pháp là thái độ mà bạn phải chứng minh tình yêu bạn với God.  Chủ nghĩa luật pháp là tin cậy vào điều bạn làm cho God thay vì điều Chúa Giêsu đã làm cho bạn.  Nó cho rằng bạn phải theo luật lệ và những cấm kỵ để chứng tỏ giá trị tự mình tạo.

Thể nào bạn biết khi nào bạn là người luật pháp?  Chính khi bạn phán xét người khác.  Thể nào bạn biết khi nào bạn đang sống bởi ân sủng?  Chính khi bạn khoan dung với người khác.  Người nào sống bởi ân sủng thường thấy dễ tha thứ hơn, vì họ nhận ra God tiếp tục tha thứ họ.

Chủ nghĩa luật pháp hút đời bạn khô hạn hạnh phúc.  Nó hút hội thánh khô hạn hạnh phúc.  Bạn từng đến hội thánh luật pháp chưa?  Hội thánh đó không hạnh phúc.  Không có vui mừng trong hội thánh luật pháp.  Mọi người chỉ ở đó vì bổn phận hoặc mặc cảm tội.

Khi bạn cuối cùng nhận ra không gì bạn có thể làm khiến God yêu bạn hơn, thì đó là một trong những cảm giác giải thoát nhất trên thế gian.  Và, đó là chìa khóa để hạnh phúc.  Mỗi ngày, hãy tự nhắc mình về ân sủng God, và hãy thư giản nơi đó.

“Tôi không còn dựa vào công chính tự mình qua việc tuân thủ luật; thay vì thế, tôi trở nên công chính qua đức tin trong đấng Christ.  Vì cách God khiến chúng ta công chính với chính Ngài là dựa vào đức tin.” (Phi-líp 3:9 NLT)


Thảo Luận

·      Thậm chí bạn tin cậy ân sủng God, điều gì là những bẫy nhỏ của chủ nghĩa luật pháp trong đời thường nhật của bạn?
·      Thể nào bạn có thể “vui sướng trong điều Chúa Giêsu Christ đã làm” cho bạn?




Wednesday, January 27, 2016

Điều Bạn Đang Làm Quan Trọng Không?



By Rick Warren – January 27, 2016
Dịch: Thang Chu



“Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của chính họ.  Còn con hãy đi và công bố Vương Quốc God.” (Lu-ca 9:60 TEV)

Khi bạn trở thành người theo đấng Christ, God đổ đầy bạn Đức Thánh Linh.  Bằng chứng Đức Thánh Linh trong bạn không phải là những kinh nghiệm đầy cảm xúc.  Không phải là nói tiếng lạ hoặc bạn nhảy cao bao nhiêu.

Bằng chứng bạn có Thánh Linh God trong bạn là bạn có đi không.  Bạn có nói với ai đó về Tin Lành không?

Chúa Giêsu nói trong Lu-ca 9:60, “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của chính họ.  Còn con hãy đi và công bố Vương Quốc God.”

Ngài ngụ ý gì qua lời tuyên bố đó?  Nó nghe khá nhẫn tâm.  Nhưng điều Ngài đang nói đây là bạn cần không thể bỏ qua.  Có một số công việc trong đời mà bất kỳ ai cũng có thể làm, nhưng có vài công việc mà chỉ tín đồ có thể làm.  Chỉ có Cơ-đốc-nhân có thể bảo người khác về đấng Christ.  Chỉ có Cơ-đốc-nhân có thể bảo người khác cách vào Thiên Đường.  Chỉ có Cơ-đốc-nhân có thể bày tỏ lòng xót thương của đấng Christ theo cách đấng Christ muốn bày tỏ.

God muốn bạn không bỏ qua.  Hãy để người chết tâm linh làm những việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm.  Bạn phải dành nhiều thời giờ đời bạn hơn để làm những điều mà chỉ bạn có thể làm.

Có nhiều việc bạn có thể dành cả phần còn lại đời bạn làm mà không quan trọng chút nào khi bạn vào Thiên Đàng.

Nhưng có một điều bạn có thể làm mà sẽ tạo khác biệt đời đời.  Có ai đó sẽ vào Thiên Đàng vì bạn không?  Loại di sản gì bạn sẽ để lại?  Di sản vĩ đại nhất là có ai đó đến bạn ở Thiên Đàng và nói, “Tôi có ở đây là nhờ chị.”  Đó là sử dụng đời bạn một cách giá trị.


Thảo Luận

·      Bạn có cảm thấy khẩn thiết chia sẻ Tin Lành không?  Tại sao có hoặc không?
·      Điều gì nghĩa là không thể bỏ qua khi làm người theo đấng Christ?
·      Những bước nào bạn thực hiện hôm nay để làm ít đi những điều không quan trọng trong cõi vĩnh hằng và làm nhiều hơn những điều tạo khác biệt vĩnh cữu?



Tuesday, January 26, 2016

God Muốn Bạn Dự Tiệc!



By Rick Warren – January 26, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Hãy đi vào những đường làng và sau những hàng dậu và thúc bất kỳ ai ngươi thấy, để cả nhà đầy người.  Vì không người nào Ta đã mời trước đây sẽ được nếm chút món gì Ta đã chuẩn bị cho họ.” (Lu-ca 14:23b-24 TLB)

Chúa Giêsu kể câu chuyện để giải thích bữa tiệc mà God đã mời bạn: “Người kia chuẩn bị bữa tiệc lớn và gửi nhiều lời mời.  Khi tất cả sẵn sàng, ông sai đầy tớ mình đi quanh báo những khách đó giờ đã đến.  Nhưng tất cả họ bắt đầu kiếu từ.  Người thì nói ông vừa mua một đám ruộng và muốn xem xét nó, và xin kiếu.  Người khác nói ông vừa mua năm cặp bò và muốn thử nó.  Người khác vừa cưới vợ và đó là lý do không thể đến.

“Người đầy tớ báo cáo với chủ mình điều họ đã nói.  Chủ nổi giận và bảo người đó hãy nhanh đi vào đường phố và ngõ hẻm thành phố đó và mời những kẻ ăn mày, tàn tật, què quặt, và đui mù.  Nhưng dẫu vậy, vẫn còn chỗ.

“‘À, vậy’ chủ nói, ‘“Hãy đi vào những đường làng và sau những hàng dậu và thúc bất kỳ ai ngươi thấy, để cả nhà đầy người.  Vì không người nào Ta đã mời trước đây sẽ được nếm chút món gì Ta đã chuẩn bị cho họ.” (Lu-ca 14:23b-24 TLB)

God đã chuẩn bị bữa đại tiêc hào phóng cho tất cả chúng ta.  Đó là bữa tiệc trên Thiên Đàng sẽ xảy ra trong cõi đời đời!  God đã kế hoạch tiệc này vì Ngài đầy ân sủng và vì Ngài rộng lượng.  Và Ngài muốn đầy một nhà!

Trong chuyện này, người đầy tớ được sai đi ra đem tất cả các khách.  Nếu bạn là đầy tớ của God, công việc bạn là phải đem vào khách.

Bạn có là đầy tớ God không?  Bạn có là con cái God không?  Bạn có ở trong gia đình God không?  Bạn có được cứu chưa?  Vậy thì đây là lời diễn tả công việc bạn.

Tôi muốn bạn để ý những cụm từ trong phân đoạn này: “Hãy thông báo các quan khách,” “Hãy đi mau,” “Hãy mời,” “Hãy đi vào các đường làng,” và “Hãy thúc bất kỳ ai ngươi thấy để đến dự.”

Đây là cách God muốn bạn làm công việc bạn: Hãy đi nhanh vào mọi phần thế giới, hãy bảo người ta về lời mời của God đến sự cứu rỗi, hãy mời họ vào gia đình God, và hãy làm điều này khẩn cấp.

Nếu bạn trong gia đình God, đó là lời diễn tả công việc bạn cho phần đời còn lại của bạn lúc bạn còn ở đây trên Trần Thế.  Hãy đi mời quan khách.  Và hãy đi trong đức tin!


Thảo Luận                                    

·      Hãy dành thì giờ viết ra điều bạn muốn nói khi God cho bạn cơ hội chia sẻ Tin Lành.
·      Lời diễn tả công việc bạn từ Lu-ca 14 rơi vào đâu trong những ưu tiên của bạn?
·      Trong chuyện đó, hãy nghĩ về những khách từ chối lời mời vì những lý do riêng.  Thể nào những lý do này giải thích sang ngày nay và những thoái thác nào người ta dùng để từ khước lời mời đến sự cứu rỗi của God?








Monday, January 25, 2016

Bạn Không Cô Đơn trong Phòng Đợi



By Rick Warren – January 25, 2016
Dịch: Thang Chu



“Sau khi kiên nhẫn chờ đợi, Áp-ra-ham nhận được điều đã được hứa.” (Hê-bơ-rơ 6:15 NIV)

Khi bạn đang đợi God, hãy nhớ rằng bạn có bạn đồng hành.

Hàng triệu các thánh trước bạn đã ngồi trong phòng đợi của God.  Bạn không cô đơn.  Thực ra nếu bạn trong phòng đợi bây giờ - có lẽ bạn đang đợi việc làm, đợi câu trả lời, hoặc đợi lời cầu nguyện – có nhiều người khác quanh bạn ở trong cùng hoàn cảnh đó.

Hê-bơ-rơ 11:2 nói, “Những người đã sống trong quá khứ trở thành nổi tiếng là vì đức tin” (ICB) – và mỗi người trong số đó phải chờ đợi.

Hãy nghĩ về A-na, là người phải đợi nhiều năm mới có được đứa con mà bà cầu nguyện xin God ban cho bà.

Hãy nghĩ về Giô-sép, là người có khải tượng God ban về việc làm lãnh tụ từ thời rất trẻ nhưng trải qua 14 năm trong tù vì tội ác ông không phạm.

Hãy nghĩ về Áp-ra-ham, là người đợi một trăm năm trước khi ông có được I-sác, đứa con mà God đã hứa với ông nhiều năm trước.

Hãy nghĩ về Nô-ê, là người đợi 120 năm trước khi trời mưa.

God đợi hàng ngàn năm trước khi sai đấng Mê-si-a đến.  Chúng ta cứ vội vàng.  Nhưng God không vội vàng.  Chờ đợi thật cần thiết cho đức tin bạn.

Hê-bơ-rơ 6:15 nói, “Sau khi kiên nhẫn chờ đợi, Áp-ra-ham nhận được điều đã được hứa” (NIV).


Thảo Luận

·      Thể nào việc ở trong cộng đồng với những người khác giúp bạn kiên trì qua những thời kỳ chờ đợi của cuộc sống?
·      Một số lời hứa gì của God mà bạn có thể tuyên bố trong khi bạn đang chờ đợi?
·      Tại sao chờ đợi thật cần thiết cho đức tin bạn?



Trận Đánh Vô Hình Về Những Lời Bạn Cầu Nguyện



By Rick Warren – January 24, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Chúng ta không chiến đấu chống loài người nhưng chống những thế lực tà linh trên trời, những kẻ cai trị, những kẻ cầm quyền, và những thế lực không trung của thời đại đen tối này.” (Ê-phê-sô 6:12 TEV)

Có môt trận chiến vô hình diễn tiến trong lãnh vực mà chúng ta không hiểu nổi.  Chúng ta không thấy nó.  Chúng ta không cảm giác nó.  Nhưng có cuộc chiến trong những chiều kích khác giữa thiện và ác, giữa God và Satan, giữa thiên sứ và ma quỷ.

Sự kiện là, bạn bị kẹt ngay giữa.  Nếu bạn là con cái God, Satan ghét bạn.  Và nó muốn xáo trộn bạn.

Kinh Thánh bảo chúng ta trong Ê-phê-sô 6:12, “Chúng ta không chiến đấu chống loài người nhưng chống những thế lực tà linh trên trời, những kẻ cai trị, những kẻ cầm quyền, và những thế lực không trung của thời đại đen tối này.”

Khi bạn dâng lên lời cầu nguyện, thường có một trận đánh về thể nào nó sẽ được trả lời.  Khi bạn đang trong phòng chờ, Satan bắt đầu phóng phi tiêu vào bạn – phi tiêu nghi ngờ, phi tiêu nản lòng, phi tiêu thất vọng, phi tiêu trì hoãn, phi tiêu trầm cảm.  Kinh Thánh nói hãy tỉnh thức rằng nó sẽ cố hạ gục bạn.

Chân lý là, Kinh Thánh không bảo chúng ta nhiều về cuộc chiến tâm linh tiếp diễn sau những lời bạn cầu nguyện.  Nhưng chúng ta thoáng thấy nó trong sách Đa-ni-ên.

Đa-ni-ên có khải tượng về một thiên sứ, phán rằng, “Đa-ni-ên, đừng sợ.  God đã nghe những lời cầu nguyện ngươi ngay từ ngày đầu tiên ngươi quyết định hạ mình để hiểu được.  Ta đến để trả lời cầu nguyện ngươi.  Bạo chúa vương quốc Ba-tư đã chống nghịch ta trong hai-mươi-mốt ngày.  Rồi Mi-chê, một trong những thiên sứ trưởng, đến giúp ta, vì ta đã bị bỏ lại đó một mình tại Ba-tư” (Đa-ni-ên 10:12-13).

Phải chăng đó là những câu kỳ lạ nhất bạn từng thấy?  Nó nói rằng Đa-ni-ên có lời cầu nguyện chưa được trả lời trong một thời gian, và ông bắt đầu nản lòng.  Thiên sứ đó hiện ra và nói, “Ta đến đây cho ngươi câu trả lời.  Chúng ta đã nghe từ ngày thứ nhất, nhưng chúng ta đang trong cuộc chiến về chuyện này, và đó là trận chiến khốc liệt đến nỗi thiên sứ trưởng Mi-chê phải đến và giúp ta chiến đấu vì thế ta đến và báo ngươi rằng câu trả lời đang trên đường đến.”

Chuyện cũng giống vậy đôi khi đang xảy ra khi bạn đang đợi câu trả lời cho bạn từ God.  Bạn không thể biết loại chiến trận khốc liệt nào đang diễn ra về lời cầu nguyện bạn, nhưng bạn có thể nhớ điều này: Trì hoãn không phải là từ khước.  Khi câu trả lời cho lời cầu nguyện bị trì hoãn, không có nghĩa là nó sẽ không được trả lời.  Nó chỉ có nghĩa là God đang chiến đấu cho bạn.

Đừng nản lòng.  Hãy cứ cầu nguyện!


Thảo Luận

·      Tại sao thật quan trọng rằng Đa-ni-ên hạ mình “để hiểu được”?
·      Loại cầu nguyện nào bạn có thể cầu nguyện trong khi bạn đang đợi God trả lời?
·      Trong khi bạn đang đợi, thể nào để giúp bạn biết rằng câu trả lời cho lời cầu nguyện bạn đang trên đường đến?



Saturday, January 23, 2016

Năm Điều để Làm Khi Bạn Đợi



By Rick Warren – January 23, 2016
Dịch: Thang Chu



“Cứ xin, và con sẽ nhận được điều con xin.  Cứ tìm, và con sẽ tìm được.  Cứ gõ cửa, và cửa sẽ mở cho con.” (Ma-thi-ơ 7:7 NLT)

Khi God để bạn trong kỳ chờ đợi, đừng chần chờ.  Thay vì thế, hãy bắt đầu thói quen tăng trưởng đức tin mạnh mẽ.

Kinh Thánh nói có năm điều bạn nên cứ làm thậm chí trong kỳ chờ đợi.
1.    Cứ cầu nguyện.  Kinh Thánh nói, “Cứ xin, và con sẽ nhận được điều con xin.  Cứ tìm, và con sẽ tìm được.  Cứ gõ cửa, và cửa sẽ mở cho con” (Ma-thi-ơ 7:7 NLT). Cứ cầu nguyện, và bạn sẽ được trả lời.
2.    Cứ phục vụ.  Rô-ma 12:11 nói, “Đừng bao giờ lười biếng, nhưng hãy chăm làm và phục vụ Chúa sốt sắng.”  Đừng lo lắng về việc có mục vụ quan trọng.  Chỉ cần khiến mục vụ bạn thành quan trọng.
3.    Cứ đến nhóm nhỏ.  Kinh Thánh nói trong Hê-bơ-rơ 10:25, “Chớ bỏ thói quen nhóm cùng nhau . . . Thay vì thế, hãy khích lệ lẫn nhau càng hơn luôn, vì anh chị em thấy rằng Ngày của Chúa đang đến gần hơn” (TEV).
4.    Cứ gieo.  Truyền Đạo 11:6 nói, “Cứ gieo hạt giống con, vì con không bao giờ biết cái gì sẽ mọc – có lẽ tất cả sẽ mọc” (TLB).
5.    Cứ tin.  Kinh Thánh nói, “Con phải cứ tin những điều con đã được dạy.  Con biết chúng là chân lý” (2 Ti-mô-thê 3:14).

Vấn đề là: Hãy năng dộng.  Đừng thụ động.  God không thể bẻ tay lái chiếc xe đang đậu!  Đừng nói với God bạn đang chờ Ngài.  Hãy nổ máy, và bắt đầu lái.  Đi đâu?  Bất cứ đâu!  Hãy tham gia mục vụ.  Hãy tham gia phục vụ.  Hãy tham gia nhóm nhỏ.  Hãy làm những điều bạn biết bạn có thể làm để phát triển những kỹ năng và thói quen bạn và trở nên giống Chúa Giêsu hơn.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn thường phản ứng lại khi God để bạn trong kỳ đợi chờ?
·      Bằng cách nào nhóm nhỏ giúp bạn trở nên giống Chúa Giêsu hơn, đặc biệt trong kỳ chờ đợi của cuộc sống?
·      Những bước nào bạn có thể thực hiện hôm nay để năng động hơn về đức tin bạn?



Friday, January 22, 2016

Bài Học Nhỏ Dẫn đến Thành Công Lớn


By Rick Warren – January 22, 2016
Dịch: Thang Chu



“Hãy nhớ hôm nay điều các ngươi đã học về Chúa qua những từng trải của các ngươi với Ngài.” (Phục Truyền 11:2 TEV)

Môi-se dẫn dân Israel ra khỏi Ai-cập và băng ngang đồng vắng đến Đất Hứa.  Chỉ mất vài tuần thôi, ngay cả với đoàn dân đông.  Nhưng họ mất đến 40 năm.

Họ làm gì trên thế gian vậy?  Trong 40 năm, họ đi vòng vòng.  God đưa họ hết thử nghiệm này đến thử nghiệm kia và nói, “Các ngươi tin cậy Ta chứ?”  Có bảy thử nghiệm.  Mội lẫn họ thất bại thử nghiệm đó, Ngài dẫn họ đi một vòng quanh đồng vắng.  Nhưng ngay cả trong đồng vắng, họ không ở đó vì tình cờ.  Chờ đợi trong đồng vắng luôn có một mục đích.

Một số bạn ở trong đồng vắng ngay bây giờ.  Hãy nhớ điều này: Đường đến Đất Hứa là qua đồng vắng.  Bạn phải đi qua thời điểm chờ đợi đó.  Bạn phải đi qua sa mạc đó.  Bạn phải đi qua ảnh hưởng mạnh khô khan đó.

Bạn đang đợi trong đồng vắng có mục đích.  Và trong khi bạn đang đợi, bạn cần ghi chép những bài học bạn đang học.

Dân Số 33:2 nói, “Theo hướng dẫn của Chúa, Môi-se ghi chép sự tiến bộ của họ” (NLT).

Kinh Thánh cũng nói, “Hãy nhớ hôm nay điều các ngươi đã học về Chúa qua những từng trải của các ngươi với Ngài” (Dân Số 11:2 TEV).

Bạn có giữ ghi chép về tiến bộ bạn trong đời sống Cơ-đốc-nhân không?  Bạn có ghi điều gì xuống không?  Bạn cần bắt đầu giữ bút ký khi bạn đang chờ đợi.  Bút ký khác với nhật ký.  Nhật ký là về sự kiện; bút ký là về bài học.

Tôi đã học trong những thời điểm chờ đợi của cuộc đời rằng những bài học nhỏ dẫn đến những thành công lớn.  Một số những bài học nhỏ bé nhất tôi đã học trong thời kỳ khô hạn, trong thời kỳ trầm cảm, trong thời kỳ nản lòng đã là những chìa khóa cho những thành công lớn trong đời tôi.  Những bài học nhỏ dẫn đến những thành công lớn.  Vậy bạn cần viết chúng xuống!

Thi Thiên 119:33 là lời cầu nguyện tốt để cầu nguyện khi bạn trong đồng vắng và đang chờ đợi God giải cứu bạn: “‘God, hãy dạy tôi những bài học sống để tôi có thể đứng vững’ (MSG).  Để tôi không lạc đường.  Hãy dạy tôi cách sống để tôi có thể vượt qua điều này với lượng thời gian tối thiểu.  Tôi không muốn ở đây 40 năm.  Tôi không muốn đi vòng vòng.  Hãy dạy tôi những bài học sống để tôi có thể đứng vững và lớn lên truởng thành tâm linh.”


Thảo Luận

·      Tại sao thật khó cho chúng ta chờ đợi?
·      Điều gì bạn học được từ những thời điểm chờ đợi trong đời bạn?
·      Tại sao thật quan trọng để có thể nhớ thể nào God đã chu cấp cho bạn trong những đồng vắng?




  

Thursday, January 21, 2016

Người Rộng Lượng Là Người Hạnh Phúc



By Rick Warren – January 21, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Có nhiều hạnh phúc khi ban cho hơn là nhận lãnh.” (Công Vụ 20:25b TEV)

Chúa Giêsu nói trong Công Vụ 20:35, “Có nhiều hạnh phúc khi ban cho hơn là nhận lãnh” (TEV)

Lòng rộng lượng gia tăng hạnh phúc bạn.  Mọi người biết điều này!  Người duy nhất không biết là người không rộng lượng.

Khi tôi còn là đứa trẻ lúc lễ Chúa Giáng Sinh, tất cả không là chuyện tôi mua gì cho mọi người.  Tất cả là chuyện tôi nhận được gì.  Khi con trẻ, tất cả niềm vui tôi đến từ những quà cáp tôi nhận được, không đến từ những quà cáp tôi tặng cho người khác.

Nhưng chuyện đó lâu rồi.  Tôi chưa trưởng thành, và tôi ích kỷ, giống hầu hết trẻ em.  Hôm nay tôi là ông ngoại.  Bây giờ lúc lễ Chúa Giáng Sinh, không còn là chuyện quà cáp tôi nhận được.  Niềm vui của tôi đến từ nhìn xem người khác mở những quà mà tôi tặng họ.

Tại sao?  Vì tôi đã trưởng thành!  Tôi không còn ích kỷ.  Đã hết chuyện về tôi.  Đó gọi là trưởng thành.

Chẳng may một số người không bao giờ tăng trưởng, và thậm chí ở tuổi 80, vẫn còn cứ là họ và cái gì họ có thể thu được.  Họ không bao giờ học biết niềm vui của lòng rộng lượng.

Đừng như vậy nữa.  Hãy rộng lượng bằng thời giờ bạn, tiền bạc bạn, kinh nghiệm bạn, và tấm lòng bạn.  Khi bạn bắt đầu tập rộng lượng, niềm vui bạn sẽ tuôn tràn!


Thảo Luận

·      Hãy nghĩ về người rộng lượng nhất mà bạn biết.  Thái độ nào bảo bạn rằng người đó rộng lượng?
·      Có bao giờ bạn rộng lượng mà không ai biết?  Điều gì ảnh hưởng trên bạn?
·      Thể nào bạn có thể rộng lượng bằng kinh nghiệm bạn?



Wednesday, January 20, 2016

Bạn Càng Cho, Bạn Sẽ Càng Ảnh Hưởng



By Rick Warren – January 20, 2016
Dịch; Thang Chu


“Họ chia sẻ miễn phí và ban cho rộng lượng cho những người có nhu cầu.  Việc lành họ sẽ được nhớ mãi mãi.  Họ sẽ có ảnh hưởng và được tôn kính.” (Thi Thiên 112:9 NLT)

Lòng rộng lượng nới rộng ảnh hưởng của bạn.  Bạn càng trở nên rộng lượng, bạn sẽ càng trở nên có ảnh hưởng.

Ảnh hưởng không đến từ điều bạn có trong đời.  Ảnh hưởng đến từ điều bạn ban cho trong đời, và bạn càng cho, bạn sẽ càng có ảnh hưởng.

Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 11:24, “Thế giới của người rộng lượng trở nên ngày càng lớn, thế giới của người hẹp hòi trở nên ngày càng nhỏ” (MSG).

Kinh Thánh cũng nói, “Họ chia sẻ miễn phí và ban cho cách rộng lượng cho những ai có nhu cầu.  Việc lành họ sẽ được nhớ mãi mãi.  Họ sẽ có ảnh hưởng và được tôn kính” (Thi Thiên 112:9 NLT).

Bốn mươi năm trước khi Kay và tôi mới cưới, chúng tôi bắt đầu dâng phần mười 10 phần trăm.  Vào cuối năm đầu cuộc hôn nhân của chúng tôi, chúng tôi nâng tiền dâng lên 11 phần trăm.  Vào cuối năm thứ hai, chúng tôi nâng nó lên 12 phần trăm.  Vào cuối năm thứ ba, chúng tôi nâng nó lên 13 phần trăm.  Mỗi năm trong 40 năm đó, thậm chí lúc khó khăn, chúng tôi nâng tiền dâng lên một chút.

Tại sao?  Vì tôi muốn lòng tôi trở nên lớn hơn mỗi năm.  Tôi muốn giống Chúa Giêsu.  Tôi muốn lòng tin kính.  Tôi muốn nên thánh.

Chúng tôi không làm vậy để khoe khoang.  Thực ra, tôi không nói bất cứ ai chuyện này trong hơn 25 năm.  Chúng tôi chỉ yên lặng làm nó mỗi năm cho đến khi cách đây 10 năm khi tôi bắt đầu dâng 91 phần trăm thu nhập chúng tôi và sống nhờ 9 phần trăm.

Chúng tôi làm điều này vì chúng tôi không thể cho trội hơn God cho.  Và trong khi tiền dâng của tôi tăng, thì ảnh hưởng của tôi cũng tăng.

God muốn làm y vậy trong đời bạn.  Thể nào bạn làm với lòng rộng lượng?


Thảo Luận

·      Tại sao thật quan trọng trung tín với God trong việc nhỏ cũng như trong việc lớn?
·      Thể nào bạn thực hiện việc dâng phần mười (dâng 10 phần trăm trả lại God)?  Thể nào God dẫn bạn để dâng hơn và quá phần mười?  Đáp ứng bạn là gì?
·      Loại ảnh hưởng nào bạn muốn có trong vòng quan hệ bạn, trong cộng đồng bạn, và trong thế giới?  Bạn có thể làm gì để God thấy rằng Ngài có thể tin cậy bạn với ảnh hưởng đó?




Tuesday, January 19, 2016

God Sáng Tạo Bạn để Cần Người Khác



By Rick Warren – January 18, 2016
Dịch: Thang Chu




“Ngài khiến cả thân thể khớp nhau cách hoàn hảo.  Khi mỗi bộ phận làm việc đặc biệt riêng của nó, nó giúp những bộ phận khác tăng trưởng.” (Ê-phê-sô 4:16a NLT)

Có vài điều bạn sẽ không bao giờ tự học được.  Bạn chỉ học biết chúng trong cộng đồng.  Để tăng trưởng và phát triển tiềm năng bạn, bạn phải học từ người khác.

Ví dụ, bạn chỉ có thể học tha thứ trong các mối quan hệ.  Bạn không thể học điều đó tự mình.  Bạn chỉ có thể học trung thành trong các mối quan hệ.  Bạn chỉ có thể học yêu thương trong các mối quan hệ.  Bạn không thể học tử tế hoặc trung tín hoặc biết ơn hoặc vô vị kỷ mà không có người khác.

Thực ra những điều quan trọng nhất bạn cần học trong đời sống đều đòi hỏi bạn ở trong mối quan hệ với người khác.  Bạn không thể tự làm nó.  Nếu bạn muốn xây dựng tiềm năng bạn, bạn phải học từ những người khác.

Đâu là nơi tốt nhất để làm điều đó?  Trong gia đình God, trong Thân Thể của Đấng Christ.  Trong Hội Thánh.

Ê-phê-sô 4:16 nói, “Ngài khiến cả thân thể khớp nhau cách hoàn hảo.  Khi mỗi bộ phận làm việc đặc biệt riêng của nó, nó giúp những bộ phận khác tăng trưởng.”

Bạn cần người mà God đã đặt vào đời sống bạn.  Và họ cần bạn!  God cài đặt chúng ta để cần lẫn nhau và để học từ mỗi người khác để chúng ta trở thành người nam và người nữ mà God đã sáng tạo chúng ta cách đó.


Thảo Luận

·      Một số bài học quan trọng gì bạn đã học từ nhóm nhỏ của bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ God thiết kế chúng ta để sống và học trong cộng đồng?  Nó nói gì về bản chất God?
·      Vai trò gì God ban cho bạn trong Hội Thánh?  Nếu bạn không biết, những bước kế gì bạn có thể thực hiện để tìm ra vai trò bạn là gì?







Bạn Học Biết Mục Đích Bạn Qua Các Quan Hệ



By Rick Warren – January 17, 2016
Dịch: Thang Chu



“Chúng ta giống những bộ phận khác nhau trong một thân thể.  Mỗi bộ phận mang ý nghĩa nó từ toàn thân đó, không ngược lại . . . Mỗi chúng ta tìm thấy ý nghĩa và chức năng mình là một bộ phận của thân thể mình.  Nhưng như một ngón tay bị bằm hoặc một ngón chân bị cắt rời, chúng ta sẽ không còn giá trị nhiều, phải không?” (Rô-ma 12:4-5 MSG)

Chúng ta chỉ học biết chúng ta là ai trong các mối quan hệ.  Chúng ta chỉ học biết căn cước thật của mình trong cộng đồng.

Chúng ta sẽ không bao giờ học biết chúng ta thật là ai bởi tự mình.  Bạn chỉ học biết nó trong các mối quan hệ.  Nghĩa là bạn phải kết nối với những người khác qua thông công.

Nếu bạn được sanh và sống cả đời đến khi trưởng thành mà không tiếp xúc con người, bạn sẽ không có chút ý thức bạn là ai hoặc bạn là gì.  Bạn sẽ không biết thậm chí bạn là người.  Bạn chỉ biết điều đó vì bạn ở trong mối quan hệ với những người khác.  Bạn học biết căn cước bạn nhờ ở trong mối quan hệ.

Kinh Thánh nói chúng ta cần được kết nối với gia đình God, là Thân Thể của Đấng Christ: “Chúng ta giống những bộ phận khác nhau trong một thân thể.  Mỗi bộ phận mang ý nghĩa nó từ toàn thân đó, không ngược lại . . . Mỗi chúng ta tìm thấy ý nghĩa và chức năng mình là một bộ phận của thân thể mình.  Nhưng như một ngón tay bị bằm hoặc một ngón chân bị cắt rời, chúng ta sẽ không còn giá trị nhiều, phải không?” (Rô-ma 12:4-5 MSG)

Tai tôi chỉ hoạt động đúng và hoàn thành mục đích nó nhờ được kết nối với thân thể tôi.  Nếu tai tôi bị cắt rời và nằm trên đất, nó còn giá trị gì?  Không gì cả.  Vì nó không thể nghe bất cứ gì.

Cũng vậy với mũi và mắt tôi.  Nếu chúng không được kết nối với thân thể tôi, mục đích chúng là gì?  Chúng không còn mục đích, vì chúng không thể tự ngửi hoặc thấy bất cứ gì.

Cũng vậy, nếu bạn không được kết nối với Hội Thánh, thì bạn sẽ không biết mục đích đời mình.  Bạn sẽ không biết vai trò mình.  Bạn sẽ không biết chức năng mình.  Bạn sẽ không biết giá trị mình và ý nghĩa mình.

Giá trị bạn, việc sử dụng bạn, mục đích bạn, và căn cước bạn trở thành rõ ràng trong quan hệ với Thân Thể Đấng Christ – là Hội Thánh.


Thảo Luận

·      Tại sao God muốn Hội Thánh đóng một vai trò quan trọng như thế trong mục đích cá nhân bạn?
·      Những cơ hội nào bạn phải két nối với những người khác trong hội thánh bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ một công đồng đúng nghĩa sống thực trong Hội Thánh sẽ rất thu hút ngưòi chưa tin?








Saturday, January 16, 2016

Thờ Phượng Tái Tạo Sức Bạn



By Rick Warren – January 16, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Hãy thờ phượng Chúa cách vui mừng.  Hãy đến trước Ngài, ca hát vui vẻ.” (Thi Thiên 100:2 NLT)

Để tăng mạnh đức tin bạn, bạn phải hiệp một với người khác trong thờ phượng.  Thờ phượng là cho God, nhưng cũng có lợi cho bạn.  Đây là hai lợi lớn nhất của việc cùng thờ phượng: Nó tái tạo đức tin bạn, và nó phục hồi niềm vui bạn.

Ê-sai 40:31 nói, “Những ai hy nơi Chúa sẽ tái tạo sức mình.  Họ sẽ cất cánh như diều hâu; họ sẽ chạy và không mòn mỏi, họ sẽ đi và không mệt nhọc” (NIV).

Đã bao nhiêu lần bạn thức dậy sáng Chúa Nhật và nói, “Tôi quá mệt.  Tôi thực không có năng lượng đi nhà thờ,” nhưng rồi bạn đi nhà thờ và thờ phượng và sau đó bạn được thêm sức hơn?  Điều đó xảy ra vì thờ phượng tái tạo bạn.  Nó tăng sức bạn.  Nó tăng sức đức tin bạn.

Bạn không được sức tái tạo bởi xem đánh gôn trên tv.  Điều đó chỉ làm bạn lười hơn và lười hơn.  Bạn được tái tạo bởi thờ phượng God với các tín hữu khác.

Là một mục sư, đôi khi tôi nghĩ chính mình giống huấn luyện viên trong phim boxing “Rocky.”  Rocky ra thi đấu, và anh đổ lòng mình ra và bị đập xưng mình.  Chuông rung và anh nói, “Cám ơn God.”  Anh đến góc, và huấn luyện viên nói, “Anh đấu tốt lắm.”  Huấn luyện viên xối nước lên anh, vỗ lưng anh, và nói, “Bây giờ hãy trở lại đó.”

Đôi khi tôi cảm thấy điều đó giống việc tôi đang làm vào Chúa Nhật cho hội thánh tôi.  Tôi bảo họ, “Anh chị em làm tốt lắm.  Bây giờ hãy trở lại đó.  Anh chị em có thể làm được!”  Nhưng đó không phải là tôi tái tạo sức lực người ta.  Chính là Lời God.  Chính là âm nhạc và cầu nguyện và thờ phượng cùng những tín hữu khác.

Kinh Thánh cũng nói trong Thi Thiên 100:2, “Hãy thờ phượng Chúa cách vui mừng.  Hãy đến trước Ngài, ca hát vui vẻ” (NLT).

Tôi nghĩ đi nhà thờ phải nên thật vui.  Điều đó có lẽ kỳ lạ với bạn vì đó không là cách bạn được nuôi nấng hoặc cách bạn cảm nhận ở một số nhà thờ bạn đã dự.  Nhưng Kinh Thánh nói hãy thờ phượng Chúa với sự vui mừng – không nhàm chán, buồn bã, giận dữ, hoặc vì trách nhiệm.  Bạn phải ca hát vui vẻ vì vui mừng trong hội thánh!  Hội thánh phải có ảnh hưởng lên bạn.  Thờ phượng phải tái tạo đức tin bạn và phục hồi niềm vui bạn.

“Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi, ‘Chúng ta hãy đến nhà Chúa’” (Thi Thiên 122:1).


Thảo Luận

·      Thải độ chung của bạn là gì về việc đi nhà thờ?  Điều gì thúc đẩy bạn đi nhà thờ?
·      Nếu bạn có điều phàn nàn về thờ phượng ở hội thánh bạn, thể nào bạn nghĩ God muốn bạn đáp ứng?
·      Bạn có nghĩ thật vui khi đi nhà thờ không?  Nếu không, phải chăng đó là do hội thánh nhiều hơn là do bạn?







Friday, January 15, 2016

Tiến Tới trong Đức Tin, Không Bởi Cảm Giác


By Rick Warren – January 15, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Hễ ai trồng trong nước mắt sẽ gặt với tiếng la vui mừng.  Họ khóc thầm khi họ đi trồng hạt giống họ, nhưng họ ca hát khi họ trở lại với thu hoạch.” (Thi Thiên 126:5-6 NLT)

Bạn cần trồng trong đức tin, không bởi cảm giác.

Bạn có nghĩ rằng mỗi ngày nông dân thức dậy nôn nả đi làm nông không?  Không.  Đó là công việc gian khổ!  Nhưng nếu một nông dân chỉ làm mùa khi ông thích, sẽ không làm được nhiều.  Ông có lẽ không muốn dậy sớm.  Ông có lẽ không muốn đi gặt và trồng và nhổ cỏ.  Nhưng vẫn làm.

Để tôi thú tội chút xíu: Tôi không luôn cảm thấy thích lịch sự với người ta.  Tôi ghét thừa nhận điều này!  Đôi khi tôi muốn cạu cọ.  Đôi khi tôi chỉ muốn nói, “Để tôi yên!”  Tôi không luôn cảm thấy muốn tử tế.  Tôi không luôn cảm thấy muốn rộng rãi.  Tôi không luôn cảm thấy muốn cho người ta hy vọng.  Tôi không luôn cảm thấy muốn giảng.

Nhưng tôi không trải qua sống bởi cảm giác mình.  Tôi trải qua sống bởi đức tin.  Đôi lúc tôi trồng khi tôi mệt.  Đôi lúc tôi trồng khi tôi phân tâm.  Đôi lúc tôi trồng khi tôi căng thẳng.  Đôi lúc tôi trồng khi tôi ngập sâu, sâu trong đau đớn.  Và tôi tiến tới trong đức tin bất kể những cảm giác của tôi, mà chỉ mong đợi God hành động.

Khi chúng tôi sắp đến ngày kỷ niệm mới đây nhất về cái chết của con trai tôi, tôi thật không muốn có mặt ở hội thánh.  Gần đến lễ Phục Sinh, và tôi thà mừng đón Phục Sinh ở nhà với vợ tôi, Chúa tôi, và con cái tôi và chỉ cần ngày đó trôi qua.

Tôi khóc gần suốt tuần đó, và tôi tuyên nắm Thi Thiên 126:5-6 như lời hứa: “Hễ ai trồng trong nước mắt sẽ gặt với tiếng la vui mừng.  Họ khóc thầm khi họ đi trồng hạt giống họ, nhưng họ ca hát khi họ trờ về với thu hoạch” (NLT).

Bạn biết gì không?  Khi tôi đang trồng hạt giống trong 14 buổi thờ phượng lễ Phục Sinh, God ban cho thu hoạch 2.604 người tin nhận đấng Christ.  Hễ ai gieo trong nước mắt sẽ hái trong vui mừng.  Tất cả những người đó sẽ ở trong Thiên Đàng vì tôi không làm điều tôi cảm thấy thích làm.  Tôi đã làm điều tôi đã làm bởi đức tin.

Đôi khi God sẽ kêu gọi bạn hy sinh – qua tiền bạc, vâng, nhưng cũng qua thời gian, tài năng bạn, và có lẽ ngay cả mạng sống bạn.  Bạn có lẽ cảm thấy muốn nói, “Tôi không cảm thấy thích điều đó.”  Nhưng nếu bạn cảm thấy vậy, bạn sẽ bỏ lỡ ơn phước mà God muốn làm qua việc dùng bạn.


Thảo Luận

·      Có phải bạn sống hầu hết đời bạn bằng cảm giác?  Tại sao bạn nghĩ thật là dễ khi làm vậy?
·      Điều gì sẽ xảy ra cho bạn khi sống bởi đức tin?  Điều gì sẽ thay đổi trong đời bạn?
·      Hy sinh gì God yêu cầu bạn thực hiện, mà điều đó đòi hỏi bạn trồng những hạt giống bởi đức tin?



Thursday, January 14, 2016

Trồng Hạt Giống Bạn Cách Khôn Ngoan



By Rick Warren – January 14, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đất phải sanh rau quả: những thực vật có hạt và cây cối trên đất chứa trái có hạt trong đó, tùy theo loại khác nhau.” (Sáng Thế 1:11 NIV)

Mọi vật bắt đầu từ hạt giống.  Đó là định luật thứ nhất về mùa gặt.

Mọi thành tựu bắt đầu là hạt giống ước mơ.  Nước Mỹ bắt đầu là hạt giống ý tưởng về sự sống và tự do và theo đuổi hạnh phúc.  Hội Thánh Saddleback bắt đầu là một hạt giống.  Đời bạn bắt đầu là một hạt giống – khi hạt giống của cha bạn được kết nối với trứng của mẹ bạn, cuộc đời bạn bắt đầu.  Theo nghĩa đen thì mọi vật sống trên Trần Thế này đến từ một hạt giống.

Trong Sáng Thế 1:11 God nói, “Đất phải sanh rau quả: những thực vật có hạt và cây cối trên đất chứa trái có hạt trong đó, tùy theo loại khác nhau” (NIV).

Một hạt giống là bất cứ gì giá trị mà bạn cho đi.  Khi bạn cho đi lời ngợi khen, có giá trị cho điều đó.  Khi bạn cho đi lời khuyên tốt, có giá trị cho điều đó.  Khi bạn cho đi thời gian bạn, có giá trị cho điều đó.  Khi bạn cho đi tiền bạc bạn, có giá trị cho điều đó.  Khi bạn chia sẻ kinh nghiệm bạn để giúp người khác, có giá trị cho điều đó.  Khi bạn cho đi tình yêu bạn, có giá trị cho điều đó. 

Tất cả đều bắt đầu với một hạt giống, hoặc thời giờ, tiền bạn, lòng cám ơn, khôn ngoan, hoặc năng lực bạn.

Những lời bạn có thể cũng là những hạt giống mà bạn trồng trong tâm trí người ta.  Chúng tăng trưởng, và chúng kết trái.  Vậy bạn cần chọn những lời khôn ngoan, đặc biệt khi bạn nói chuyện với người bạn yêu thương, như con cái bạn, chồng bạn, vợ bạn, và bạn hữu bạn.

Tôi xin hỏi bạn điều này: Loại hạt giống nào bạn đang trồng trong những quan hệ của bạn?  Bạn đang trồng những hạt giống tin cậy, hay bạn đang trồng hạt giống bất tín?  Bạn đang trồng những hạt giống tử tế, hạy bạn đang trồng những hạt giống cằn nhằn?  Bạn đang trồng những hạt giống gây dựng, hay bạn đang trồng những hạt giống phá đổ?  Hãy nhớ: Bạn sẽ gặt bất cứ gì bạn gieo.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn đã thấy những hạt giống, mà bạn đã gieo nơi con cái hoặc gia đình hoặc bạn hữu của bạn, tăng trưởng và sanh ra trái?
·      Loại hạt giống nào bạn muốn trồng trong những quan hệ của bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ God muốn bạn học trồng trong những cách nho nhỏ để gặp hái những lợi ích lớn hơn?




Wednesday, January 13, 2016

Ba Bài Học Tâm Linh để Giữ Bạn trong Cuộc Đua



By Rick Warren – January 13, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Trong cuộc đua mọi người đều chạy, nhưng chỉ một người giải nhất.  Vậy anh chị em hãy chạy đua để thắng.  Để thắng cuộc thi, anh chị em phải tự kiêng nhiều thứ ngăn anh chị em không chạy hết sức.  Một lực sĩ chịu tất cả khổ nhọc chỉ để thắng được giải băng xanh hoặc cúp bạc, nhưng chúng ta làm vì phần thưởng thiên đàng không bao giờ tàn phai.  Vậy tôi chạy thẳng đến đích có mục đích trong mỗi bước.  Tôi chiến đấu để chiến thắng.” (1 Cô-rinh-tô 9:24-26 TLB)

Bạn có biết rằng bạn trong cuộc đua không?

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinn-tô 9:24-26, “Trong cuộc đua mọi người đều chạy, nhưng chỉ một người giải nhất.  Vậy anh chị em hãy chạy đua để thắng.  Để thắng cuộc thi, anh chị em phải tự kiêng nhiều thứ khiến anh chị em không chạy hết sức.  Một lực sĩ chịu tất cả khổ nhọc chỉ để thắng được giải băng xanh hoặc cúp bạc, nhưng chúng ta làm vì phần thưởng thiên đàng không bao giờ tàn phai.  Vậy tôi chạy thẳng đến đích có mục đích trong mỗi bước.  Tôi chiến đấu để chiến thắng.”

Trong khi bạn đang chạy đua, tôi không muốn bạn bỏ cuộc.  Tôi không muốn bạn chạy ra ngoài rơi vào lề.  Tôi muốn bạn đến mức chung kết và thắng giải.

Y như lính chiến, lực sĩ có ba điều dạy chúng ta về việc tốt nhất chúng ta có thể làm.

1.    Tôi phải muốn thắng.  Đây là sự khác nhau khi làm một Cơ-đốc-nhân xoàng xoàng và một Cơ-đốc-nhân tận hiến.  Có khác biệt giữa tay đánh gôn chuyên nghiệp và tay gôn xoàng không?  Ồ, có.  Tay gôn xoàng chỉ chơi vui lúc rảnh.  Sự khác biệt là mức độ nghiêm chỉnh.  Nếu bạn sẽ chiến thắng trong đời, phải có định ý.  Nó không phải tự nhiên xảy ra tình cờ hoặc không nỗ lực.  Bạn nghiêm chỉnh thể nào về việc làm người mà God đã tạo ra bạn?
2.    Bạn phải tự kỷ luật.  Không lực sĩ nào trở thành chuyên nghiệp mà không tập luyện.  Bạn không trở thành vĩ đại bằng cách làm bất cứ gì bạn cảm thấy thích làm.  Không có đường tắt để trưởng thành.  Không có đường tắt để thành vĩ đại.  Một số điều gì bạn có thể không làm để bạn có thể có nhiều thời giờ với God hơn, dâng God nhiều hơn, phục vụ nhiều hơn, và trở thành nhiều hơn cái God muốn bạn là?
3.    Bạn phải tập trung vào phần thưởng.  Bạn có thể đối phó đau đớn khổng lồ và kỷ luật trong đời mình nếu bạn nhận ra mục đích cho nó và rằng sẽ có đền bù lúc cuối.  Kinh Thánh nói trong Hê-bơ-rơ 12:2, “Hãy chăm chú mắt vào Chúa Giêsu, là Đấng vừa bắt đầu vừa chấm dứt cuộc đua mà chúng ta đang dự.  Hãy học cách Ngài đã làm nó.  Vì Ngài không bao giờ mất hướng nơi Ngài nhắm vào – là mức đến hân hỷ trong và với God – Ngài có thể chịu đựng bất cứ điều gì dọc đường đó: Thập tự giá, sỉ nhục, bất cứ gì.  Và bây giờ Ngài ở đó, trong nơi tôn kính, bên hữu God” (MSG).

Thảo Luận

·      Người mà bạn làm việc chung sẽ gọi bạn là Cơ-đốc-nhân xoàng xoàng hay là tận hiến?  Tại sao?
·      Những lãnh vực nào trong đời bạn cần nên kỷ luật hơn?
·      Một vào cách thực tiễn nào bạn có thể “chăm chú mắt vào Chúa Giêsu?”