Search This Blog

Thursday, December 31, 2015

Bước Đầu đến Phép Lạ



By Rick Warren – December 31, 2015
Dịch: Thang Chu



“Khi Chúa Giêsu vào bờ và thấy đoàn dân đông, Ngài cảm thương họ . . . Nên Ngài bắt đầu dạy họ nhiều điều.  Lúc này đã trễ cuối ngày, nên các môn đồ đến Ngài.  ‘Đây là nơi vắng vẻ,’ họ nói, ‘và trời đã chiều.  Xin sai dân chúng về để họ đi . . . tự mua gì đó để ăn.’  Nhưng Ngài đáp, ‘Các con cho họ thức ăn.’  Họ nói với Ngài, ‘Làm vậy phải cần hơn nửa năm lương!’”  (Mác 6:34-37 NIV)

Nếu bạn muốn God làm phép lạ trong đời bạn, điều đầu tiên bạn phải làm là thừa nhận rằng bạn có vấn nạn không thể giải quyết.

Mác 6:34-37 nói, “Khi Chúa Giêsu vào bờ và thấy đoàn dân đông, Ngài cảm thương họ . . . Nên Ngài bắt đầu dạy họ nhiều điều.  Lúc này đã trễ cuối ngày, nên các môn đồ đến Ngài.  ‘Đây là nơi vắng vẻ,’ họ nói, ‘và trời đã chiều.  Xin sai dân chúng về để họ đi . . . tự mua gì đó để ăn.’  Nhưng Ngài đáp, ‘Các con cho họ thức ăn.’  Họ nói với Ngài, ‘Làm vậy phải cần hơn nửa năm lương!’”

Trong phân đoạn này, chúng ta học ba đáp ứng điển hình cho vấn nạn không thể giải quyết trong đời mình: Chúng ta trì hoãn, chúng ta đổ hô, và chúng ta lo sợ.

Trước hết, chúng ta trì hoãn.  Trời đã trễ ngày đó khi các môn đồ trình vấn nạn cho Chúa Giêsu.  Họ có nguyên ngày để tìm cách cho ăn 5.000 người.  Khi chúng ta gặp vấn nạn chúng ta không thể giải quyết, chúng ta chỉ cứ gạt nó đi.  Chúng ta trì hoãn.  Chúng ta vờ như nó không có.  Chúng ta nhìn hướng khác.

Vấn nạn gì bạn đang tránh né trong hôn nhân bạn?  Vấn nạn tài chánh gì bạn đã trì hoãn?  Vấn nạn gì trong thân thế mà bạn không nói ra?  Trì hoãn chỉ khiến vấn nạn xấu thêm.

Thứ hai, chúng ta đổ hô.  Chúng ta đổ hô người khác.  Thay vì giải quyết vấn nạn, các môn đồ muốn để người ta đi.  Họ nghĩ, “Hê, chúng ta không mời những người này ra đây.  Chúng ta không hứa cho họ thức ăn.”  Nên họ không chịu trách nhiệm về nhu cầu đó.  Bạn có từng làm điều đó với vấn nạn trong đời bạn?

Điều thứ ba chúng ta làm là lo lắng.  Chúng ta bực bội, chúng ta để mặc, chúng ta bồn chồn, chúng ta căng thẳng.  Khi Chúa Giêsu bảo các môn đồ cho ăn đoàn dân, lo lắng của họ đến quá mức.  Tôi có thể tưởng tượng Phi-e-rơ phân tích thiệt hại.  “Năm ngàn người!  Thể nào chúng ta sẽ kiếm thức ăn và giữ nó nóng rồi phân phát và rồi dọn dẹp?”

Y như chúng ta làm khi chúng ta đối diện vấn nạn dường như không thể giải quyết, các môn đồ trì hoãn, họ đổ hô, và họ lo sợ.  Điều gì là vấn nạn trong hình ảnh này?  Họ đứng ngay cạnh Chúa Giêsu – là người có thể dễ dàng hóa đá thành bánh nếu Ngài muốn, tuy nhiên khi Ngài bảo họ làm điều gì, họ nói, “Chúa ơi điều đó về thực tế, về tài chánh, về sức nguời thì không thể được.”

God muốn bạn làm điều không thể được vì Ngài muốn bạn trải rộng đức tin bạn.  Khi bạn có vấn nạn không thể giải quyết, chỉ cần thừa nhận nó, và rồi đợi xem cách God có thể hóa nó thành phép lạ.


Thảo Luận

·      Điều gì là vấn nạn trong đời bạn mà dường như không thể giải quyết?
·      Bạn nghĩ điều gì God muốn bạn làm thay vì lo sợ vấn nạn đó?
·      Kinh Thánh nói God sẽ không bao giờ giao chúng ta nhiều hơn điều chúng ta làm nổi.  Bạn nghĩ sao về điều đó?

http://rickwarren.org/devotional/english%2fthe-first-step-to-a-miracle?roi=echo7-21676790830-45617461-5b1df07f8bca83494d2ca961dc398ce4&


Wednesday, December 30, 2015

Tăng, Gieo, và Đi trong Đức Tin



By Rick Warren – December 30, 2015
Dịch: Thang Chu



 “Hãy để rễ anh chị em mọc sâu trong Ngài, và để cuộc đời anh chị em xây trên Ngài.  Rồi đức tin anh chị em sẽ tăng mạnh trong lẽ thật mà anh chị em được dạy, và anh chị em sẽ tuôn tràn lời tạ ơn.” (Cô-lô-se 2:7 NLT)

God muốn bạn tập trung vào tăng trưởng, gieo giống, và bước đi trong đức tin.

Trước hết, God muốn bạn tăng trưởng trong đức tin.  Ngài không muốn bạn là trẻ con tâm linh!  Kinh Thánh nói trong Cô-lô-se 2:7: “Hãy để rễ anh chị em mọc sâu trong Ngài, và để đời anh chị em xây trên Ngài.  Rồi đức tin anh chị em sẽ tăng mạnh trong lẽ thật mà anh chị em được dạy, và anh chị em sẽ tuôn tràn lời tạ ơn.”

Và, God muốn bạn gieo trong đức tin.  Ngài muốn bạn học trở thành người rộng lượng, vì bạn không thể trở nên giống đấng Christ mà không trở nên người rộng lượng.  Kinh Thánh nói, “Hãy nhớ điều này: Hễ ai gieo ít cũng sẽ gặt ít, và hễ ai gieo nhiều cũng sẽ gặt nhiều” (2 Cô-rinh-tô 9:6 NIV).

Đây là luật gieo và gặt, và nó đúng trong mọi lãnh vực sống.  Nếu bạn gieo chỉ trích, bạn sẽ gặt chỉ trích.  Nếu bạn gieo yêu thương, bạn sẽ gặt yêu thương.  Nếu bạn gieo tử tể, bạn sẽ gặt tử tế.  Và bạn luôn luôn gặt nhiều hơn bạn gieo.  Khi bạn trồng một hạt giống trong đất, bạn không lấy lại hạt giống.  Bạn có cả thân cuống.  Bạn luôn luôn lấy lại nhiều hơn – tích cực hoặc tiêu cực - về điều bạn đưa ra trong đời sống.

Rồi, God muốn bạn đi trong đức tin.

Hê-bơ-rơ 11:8 nói, “Bởi đức tin Áp-ra-ham vâng phục lời gọi của God để đi đến nơi God đã hứa ban cho ông.  Ông bỏ quê hương mình, không biết nơi nào ông phải đi” (NCV).
Bạn sẽ làm vậy chứ?  Áp-ra-ham đã cao tuổi.  Ông trong thời kỳ về hưu, chuẩn bị sắp xếp ổn định ngay lúc God nói, “Không.  Hãy phủi bụi, và sẵn sàng cho cuộc hành trình lớn nhất của đời con.”  Khi bạn sống bởi đức tin, nó đòi hỏi ra đi, thường là đến những nơi bạn không bao giờ hoạch định trước để đi.

Tại sao thật quan trọng cho bạn để phát triển đức tin?

Vì mọi việc mà God làm trong đời bạn, Ngài làm bởi ân sủng và qua đức tin bạn:

“Không có đức tin thì không thể vui lòng God” (Hê-bơ-rơ 11:6a NIV).
“Theo đức tin ngươi, điều đó được làm cho con” (Ma-thi-ơ 9:29b).
“Bất cứ gì không làm bởi đức tin đều là tội lỗi” (Rô-ma 14:23b GW).


Thảo Luận

·      Thể nào bạn tăng trưởng trong đức tin bạn sáu tháng qua?
·      Người thân cận bạn nói gì về điều bạn đang gieo trong đời bạn?
·      Có phải God đã yêu cầu bạn đi đâu đó bằng đức tin và bạn không vâng lời?  Ảnh hưởng gì do sự bất tuân của bạn?






Tuesday, December 29, 2015

Đức Tin Sanh Kiên Cường

By Rick Warren – December 29, 2015
Dịch: Thang Chu



“Chúng tôi bị ép đủ bề bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị nghiền nát.  Chúng tôi bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng.  Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng không bao giờ bị God bỏ rơi.  Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt.” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT)

Đức tin mở khóa những lời hứa của God và nó bày tỏ cho chúng ta quyền năng God và nó biến giấc mơ thành hiện thực và nó cho chúng ta quyền năng để đứng vững lúc khó khăn.

Nhưng đức tin không luôn đem bạn khỏi vấn nạn.  Đức tin thường dẫn bạn xuyên qua vấn nạn đó.  Đức tin không luôn cất đi nỗi đau.  Đức tin cho bạn khả năng giải quyết nỗi đau đó.  Đức tin không đưa bạn tránh khỏi bão tố.  Đức tin làm lắng lòng bạn giữa bão tố đó.

Tôi nhớ có đọc những truyện của Corrie ten Boom, một Cơ-đốc-nhân Hòa Lan trẻ là người giúp nhiều người Do Thái thoát Diệt Chủng Holocaust trước khi bị tống vào những trại tử thần Đức Quốc Xã.  Cô nói rằng người nào tồn tại được trong những trại đó là người có đức tin sâu mạnh.  Tại sao?  Vì đức tin cho bạn quyền năng để đứng vững lúc khó khăn.  Nó sanh ra sự kiên trì.

Nghiên cứu rồi nghiên cứu đã cho thấy rằng có lẽ đức tính quan trọng nhất bạn có thể dạy con trẻ (và là cái bạn cần trong chính đời mình) đó là tính kiên cường.  Đó là khả năng đàn hồi lại.  Đó là khả năng để tiếp tục.  Không ai trải qua cuộc đời với một chuỗi thành công không tan vỡ.  Mọi người đều gặp thất bại và lầm lỗi.  Tất cả chúng ta làm xấu hổ mình.  Tất cả chúng ta có nỗi đau.  Tất cả chúng ta có vấn nạn.  Tất cả chúng ta gặp áp lực.  Người chịu nổi nó trong đời phải có tính kiên cường.

Bạn có biết bao nhiêu lần tôi muốn từ chức làm mục sư ở Hội Thánh Saddleback không?  Mỗi sáng thứ Hai.  Tôi nói, “God, thật quá lớn.  Thật quá nhiều người, quá nhiều trách nhiệm.  Con không thông mimh đủ.  Điều gì con phải nói với chừng đó người đây?  Hãy để ai đó có thể làm việc này tốt hơn.”

Tuy nhiên God nói, “Cứ tiếp tục.”

Nơi đâu bạn nhận tính kiên cường để tiếp tục?  Đức tin.  Chính khi tin God có thể làm điều gì đó vào lúc nào đó để có thể thay đổi hướng đi đời bạn, và bạn không muốn bỏ lỡ nó, vì thế bạn tiếp tục tiến tới.  Chính khi tin rằng God sẽ ban cho bạn chính xác điều bạn cần khi bạn cần nó để bạn học nương dựa vào Ngài để hoàn thành mục đích Ngài trong bạn.

Đây là lời chứng của Phao-lô, một người vĩ đại về đức tin: “Chúng tôi bị ép đủ bề bởi những hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị nghiền nát.  Chúng tôi bị bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng.  Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng không bao giờ bị God bỏ rơi.  Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).


Thảo Luận

·      Điều gì là mục đích của God về nghịch cảnh trong đời bạn?
·      Thể nào bạn dạy con trẻ tính kiên cường?
·      Thể nào đức tin giúp bạn chịu đựng qua lúc khó khăn trong đời bạn?



Monday, December 28, 2015

Điều Gì Đức Tin Làm cho Giấc Mơ của Bạn



By Rick Warren – December 28, 2015
Dịch: Thang Chu



 “Vình hiển thay God, là đấng bởi quyền năng mạnh mẽ Ngài hành động trong chúng ta khiến có thể làm vượt hơn quá điều chúng ta dám xin hoặc dám mơ –vượt quá vô hạn những lời cầu nguyện, mơ ước, suy nghĩ, hoặc hy vọng cao nhất của chúng ta.” (Ê-phê-sô 3:20 TLB)

Đức tin biến những ước mơ God ban thành hiện thực.  Không gì xảy ra cho đến khi ai đó bắt đầu mơ ước!

Kinh Thánh đầy những người có những ước mơ God ban.  Áp-ra-ham mơ làm cha một nước lớn.  Môi-se mơ giải phóng con dân God.  Giô-sép mơ cứu nước và gia đình.  Xuyên suốt Kinh Thánh, có nhiều loại người là người mơ mộng đầy khích lệ, như Đa-ni-ên và Phao-lô và Đa-vít.

Ê-phê-sô 3:20 nói, “Vinh hiển thay God, là đấng bởi quyền năng mạnh mẽ Ngài hành động trong chúng ta khiến có thể làm vượt hơn quá điều chúng ta dám xin hoặc dám mơ –vượt quá vô hạn những lời cầu nguyện, mơ ước, suy nghĩ, hoặc hy vọng cao nhất của chúng ta” (TLB).

Bây giờ, giả sử nếu có câu là “ngân phiếu bỏ trống” trong Kinh Thánh, chỉ vậy thôi.  God có thể làm vượt quá điều chúng ta dám xin.  Điều gì bạn sợ xin God?  Ngài có thể làm vượt quá điều chúng ta có thể mơ ước.

Tôi không biết bạn sao, nhưng tôi là gã mơ mộng khá lớn.  Tôi có thể nghĩ về những giấc mơ khá lớn tôi từng mơ trong suốt đời mình.  God nói, “Warren, hãy nghĩ về điều vĩ đại nhất con có thể mơ ước, điều vĩ đại nhất con nghĩ Ta có thể làm trong đời con.  Thử đoán điều gì xảy ra?  Ta có thể vượt đỉnh đó.”

Nếu có những giọt nước mắt trên Thiên Đàng, đơn giản chỉ vì chúng ta đến đó và nhận ra rằng tất cả những điều chúng ta có thể làm được nếu chúng ta chỉ tin God hơn chút xíu nữa thôi.  Với tôi đó hẳn là Địa Ngục!  Điạ ngục với tôi là được cho thấy mọi điều tôi đã có thể hoàn thành và trở nên như người chồng, người cha, và mục sư nếu giả sử tôi chỉ tin God hơn một chút xíu nữa thôi.

Nhưng không có nước mắt trên Thiên Đàng, và God ban cho bạn mọi điều bạn cần ngay bây giờ để hoàn thành điều Ngài đã kế hoạch cho bạn.  Tôi muốn thách bạn mơ ước lớn về các mối quan hệ của bạn, hôn nhân bạn, gia đình bạn, và sự nghiệp bạn.  Đức tin bạn có thể biến những giấc mơ này thành sự thực, vì God có thể làm vượt quá điều chúng ta dám xin hoặc dám mơ.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn biết những ước mơ bạn là từ God?
·      Điều gì nghĩa là áp dụng một cách thực tế đức tin vào mơ ước bạn?
·      Tại sao tất cả những mơ ước chúng ta không thành sự thật?



Đức Tin Bạn Có Thể Dời Núi



By Rick Warren – December 28, 2015
Dịch: Thang Chu




“Hãy có đức tin nơi God!  Nếu con có đức tin nơi God và không nghi ngờ, con có thể bảo hòn núi này đứng lên và nhào xuống biển, và nó sẽ làm.  Mọi điều con xin lúc cầu nguyện sẽ là của con, nếu con có đức tin.” (Mác 11:22-24 CEV)

Đức tin mở cửa cho phép lạ.  Nếu bạn nghiên cứu Kinh Thánh và lịch sử đó, bạn thấy rằng luôn luôn God di chuyển trên Trần Thế và thực hiện phép lạ, chỉ vì ai đó tin vậy.

Chúa Giêsu nói trong Mác 11:22-24, “Hãy có đức tin nơi God!  Nếu con có đức tin nơi God và không nghi ngờ, con có thể bảo núì này đứng dậy và lao xuống biển, và nó sẽ làm vậy.  Mọi điều con xin khi cầu nguyện sẽ là của con, nếu con có đức tin” (CEV).  Đức tin có thể dời được núi!

God đã dựng nên vũ trụ trong hệ thống định luật, và định luật của đức tin thực sự là định luật cao hơn những định luật thiên nhiên.  Đó là nơi những phép lạ xảy ra.  Vì khi đức tin được dùng, định luật đức tin thành thực tiễn, và định luật đức tin có thể thực sự làm nhiều điều hơn những định luật vật lý.

God còn thực hiện phép lạ hôm nay không?  Dĩ nhiên Ngài còn.  Mỗi lần bạn trải đức tin ra, God làm phép lạ - mỗi từng lúc.  Câu hỏi của tôi cho bạn là vầy: Núi nào trong đời bạn cần được dời đi?  Điều nào, mà bạn đã cho rằng, sẽ không bao giờ thay đổi được?  Đó là lời tiên tri do mình.  Làm sao bạn biết nó sẽ không thay đổi?  Có lẽ God muốn đức tin bạn thế chỗ định luật thiên nhiên.  Ngài đã làm trong quá khứ, Ngài đang làm nó hôm nay quanh khắp thế gian.  God đang làm việc dời núi.  Đừng nghi ngờ hoặc đánh giá thấp điều Ngài muốn làm trong đời bạn.

Ma-thi-ơ 13:58 nói, “[Chúa Giêsu] không làm nhiều phép lạ ở đó vì sự thiếu đức tin của họ” (NIV).

Bạn có lẽ nói, “Tôi không thấy nhiều phép lạ trong đời tôi.”  Tôi thắc mắc tại sao!  Bạn đang nhìn với mắt sợ hãi, hay bạn đang nhìn với mắt đức tin?  Đức tin mở cửa cho những phép lạ.


Thảo Luận

·      Điều gì trong đời bạn mà bạn đã đầu hàng hoặc tin rằng sẽ không bao giờ thay đổi được?
·      Thể nào bạn nghĩ God muốn bạn bắt đầu cầu nguyện về điều đó?  Điều gì Ngài muốn bạn làm trong đức tin?
·      Điều gì nghĩa là nhìn với mắt đức tin chứ không phải mắt sợ hãi?



Saturday, December 26, 2015

Thể Nào Bạn Biết God Yêu Bạn?



By Rick Warren – December 26, 2015
Dịch: Thang Chu



“Chúa tốt với mọi người.  Ngài tuôn xối cảm thương lên tất cả tạo vật Ngài.” (Thi Thiên 145:9 NLT)

Một trong những cái làm phiền tôi là vòi tắm tiết kiệm nước.  Tôi không thể chịu nổi chúng!  Chỉ là dòng nước nhỏ chảy xuống.  Không phải là xối nước; chỉ là nhỏ giọt.  Tôi khá to con, và tôi cần rất lâu mới ướt với từng giọt nước nhỏ.

Đừng gọi đó là xối nước trừ khi đó là xối nước!

Đó là lý do tôi nghĩ thật quan trọng về điều Kinh Thánh bảo chúng ta về tình yêu của God.

Kinh Thánh nói, “Chúa tốt với mọi người.  Ngài tuôn xối cảm thương lên tất cả tạo vật Ngài” (Thi Thiên 145:9 NLT).

Tình yêu của God với bạn không là giọt nước tí xíu.  Kinh Thánh nói God tuôn xối tình yêu Ngài lên chúng ta.  Ngài không giống vòi tắm tiết kiệm nước.

Thi Thiên 42:8 nói, “Mỗi ngày Chúa tuôn đổ tình yêu bất biến của Ngài lên tôi.”

Khi tôi dùng nước trộn rau salad, tôi không phải loại người nhúng nĩa vào nước trộn rồi nhâm nhi.  Tôi đổ hết lên!  Thực ra, đôi khi dường như tôi muốn nước trộn nhiều hơn là rau salad!

Đó là cách God yêu bạn.  God tuôn đổ tình yêu Ngài lên bạn luôn luôn.  Ngài không chấp nhận mọi việc bạn làm, nhưng Ngài yêu bạn vô điều kiện.

Thể nào bạn biết God yêu bạn?
1.    God chú ý mọi chi tiết đời bạn.  Ngài nhìm xem mọi điểm cuộc đời bạn từ ý thức.  Ngài thấy mỗi lúc thăng, giáng, tốt, xấu và tồi tệ, và Ngài không bao giờ rời mắt khỏi bạn.  God chú ý tất cả những chi tiết.  Đó là điều tình yêu làm.  Bạn chú ý đến điều bạn yêu.
2.    God hành động vì cớ bạn.  Tình yêu là chuyện ban cho.  Khi bạn yêu người ta, bạn lấy vấn nạn họ làm vấn nạn bạn.  Chúa Giêsu đã làm điều đó.  Thực ra, Ngài giải quyết vấn nạn lớn nhất của bạn bằng cách chết cho bạn trên thập tự giá thậm chí trước khi bạn sanh ra.  Tình yêu là hành động.  Và Chúa Giêsu khởi xướng vì cớ bạn thậm chí trước khi bạn biết bạn cần nó.  Ngài đến để làm đấng Cứu Thế bạn.
Trong câu chuyện Chúa Giáng Sanh, Kinh Thánh nói, “Hôm nay tại thành Đa-vít một đấng Cứu Thế được sanh ra cho ngươi; Ngài là đấng Mê-si-a, là Chúa” (Lu-ca 2:11 NIV).
Bạn cần một đấng Cứu Thế!  Nếu bạn không cần, God đã không sai Chúa Giêsu.
Nếu có một cách nào khác bạn có thể vào Thiên Đường ngoài con đường của God, tin tôi đi – God đã không phí công.  Ngài đã không sai Chúa Giêsu chết mà không có mục đích.  Và đó là mẫu mực vĩ đại nhất về tình yêu - một người ban sự sống mình cho người khác.

Thảo Luận

·      Thể nào bạn thấy God bày tỏ tình yêu Ngài lên bạn?
·      God chú ý mọi chi tiết đời bạn, và Ngài hành động vì cớ bạn.  Thể nào bạn áp dụng cùng hai nguyên tắc này vào những mối quan hệ của bạn?
·      Điều gì nói về God rằng Ngài thấy mỗi chi tiết đời sống bạn và vẫn yêu bạn vô điều kiện?



Không Lễ Chúa Giáng Sanh nếu không có Thập Tự Giá


By Rick Warren – December 25, 2015
Dịch: Thang Chu



“Vì chỉ có một God và một Đấng Trung Bảo là đấng có thể hòa giải God và nhân loại – người đó là Giêsu Christ.  Ngài ban sự sống Ngài để mua tự do cho mọi người.  Đây là thông điệp God ban cho thế giới vào đúng lúc.” (1 Ti-mô-thê 2:5-6 NLT)

Lễ Giáng Sanh mà không có thập tự giá thì thật vô lý.  Nếu Chúa Giêsu cứ là hài nhi trong máng cỏ, bạn ngưng đọc bài này liền - thật vô nghĩa.  Không thập tự giá, không lý do gì mất cả tháng chuẩn bị để ăn mừng sinh nhật Ngài.  Không lý do gì để đặt những đèn Giáng Sanh, chơi nhạc, gửi thiệp, hoặc mua quà.

Cả thế giới ngưng hết một ngày trong năm để ăn mừng một ngày chia đôi lịch sử S.C. và T.C..  God đã đến Trần Thế và thâm nhập lịch sử loài người.  Và vì Ngài đã làm vậy, cả thế giới sẽ không bao giờ còn giống y vậy nữa.

Nhưng thật chẳng đáng gì nếu không có thập tự giá.  God đã gửi Con Ngài là Đấng Cứu Thế cho toàn thế gian để tất cả mọi người có thể biết Ngài.

Kinh Thánh nói, “Vì có một God và một đấng Trung Bảo là Đấng có thể hòa giải God và nhân loại - người đó là Chúa Giêsu Christ.  Ngài ban sự sống Ngài để mua tự do cho mọi người.  Đây là thông điệp God ban cho thế gian vào đúng lúc” (1 Ti-mô-thê 2:5-6 NLT).

Trong Kinh Thánh, dấu hiệu hy sinh của chính Chúa Giêsu được gọi là “Chiên Sinh Tế.”  Kinh Thánh dùng ẩn dụ này vì con chiên thật vô hại.  Chúng không là loài tấn công.  Chúng ngây thơ.  Chúa Giêsu không hại bất cứ ai, và Ngài không đáng phải chết.  Ngài là Con của God, nhưng God cho phép Ngài hiến mình cho chúng ta - tất cả chúng ta.

God biết nỗi đau vì mất con, vì Ngài đã sai Con Ngài chết thay chỗ chúng ta.  Và Ngài làm vậy cho mọi người từng bước đi trên hành tinh này.  Không ai vượt ngoài tầm tình yêu và tầm với của God.

Bạn cũng không.


Thảo Luận

·      Tại sao thập tự giá quá quan trọng cho lễ Chúa Giáng Sanh?
·      Điều gì bạn có thể làm dịp lễ Chúa Giáng Sanh này để nhớ lại và tôn kính cái giá mà Chúa Giêsu đã trả để nối bạn lại với Cha trời?
·      Tại sao một số người tin rằng họ vượt ngoài tầm với tình yêu và tha thứ của God?  Điều gì bạn có thể làm để giúp ai đó hiểu lễ Chúa Giáng Sanh này về điều Chúa Giêsu đã làm cho anh ấy hoặc chị ấy trên thập tự giá?



Thursday, December 24, 2015

Ba Cách God Chia Sẻ Nỗi Đau của Bạn



By Rick Warren – December 24, 2015
Dịch: Thang Chu



“Chúa ở gần người tan vỡ lòng; Ngài giải cứu những ai tinh thần suy sụp.” (Thi Thiên 34:18 NLT)

Tôi không biết nỗi đau nào bạn gặp mùa Chúa Giáng Sinh này.  Tôi không biết chắc điều gì gây nỗi đau đó.  Nhưng tôi biết God hiểu nó.

God không phải là thế lực nào đó xa xa.  Cũng không phải Ngài chai lỳ.  Kinh Thánh dạy rằng God bước vào nỗi đau chúng ta.  Và Ngài quan tạm về nỗi đau của bạn; Ngài cảm nhận nó nữa.  Ngài chia sẽ nỗi đau bạn.  Kinh Thánh nói, “Chúa ở gần người tan vỡ lòng; Ngài giải cứu ai những ai tinh thần suy sụp” (Thi Thiên 34:18 NLT).

Tôi có thể biết điều này ngay cả khi tôi không biết bất cứ gì về nỗi đau bạn.  Tại sao?  Vì tôi biết God.  Và tôi biết Ba Ngôi – Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh.  Mỗi phần của Ba Ngôi hoạt động trong đời sống khi bạn trải qua nỗi đau.

Thứ nhất, Cha trời bạn chỉa sẽ nỗi đau bạn.

God hiểu và chia sẻ nỗi đau bạn vì Ngài cài đặt bạn.  Ngài là đấng đã ban cho bạn khả năng để từng trải vui thú và nỗi đau.  Kinh Thánh nói tựa thế này: “Ngài là đấng thành hình tấm lòng tất cả, đấng xem xét mọi việc họ làm” (Thi Thiên 33:15 NIV).  Ngài hiểu tình cảm vì God là God có tình cảm.  Lý do duy nhất Ngài có tình cảm là vì bạn được tạo ra theo hình ảnh God.  Nếu God không có tình cảm, bạn không có tình cảm.

Thứ hai, Chúa Giêsu hiểu nỗi đau bạn.

Chúa Giêsu hiểu nỗi đau bạn vì Ngài đã ở đó.  Ngài cũng đã thống khổ.  Ngài đã bị phản bội, bỏ rơi, và kiệt sức – y như bạn.  Ngài đến Trần Gian và sống cuộc đời hoàn toàn người.  Ngài đã từng trải mọi điều chúng ta từng trải trong hình thể người.  Kinh Thánh nói về Chúa Giêu, “Thầy Thượng Tế của chúng ta hiểu những yếu đuối chúng ta, vì Ngài đối diện tất cả những thử thách chúng ta gặp” (Hê-bơ-rơ 4:15a NLT).

Thứ ba, Thánh Linh cầu nguyện cho bạn khi bạn từng trải nỗi đau.

Kinh Thánh nói, “Giây phút chúng ta mỏi mệt trong đợi chờ, Thánh Linh God ở ngay cạnh giúp chúng ta.  Nếu chúng ta không biết cách nào hoặc điều gì để cầu nguyện, không quan trọng.  Ngài cầu thay trong và cho chúng ta, khiến lời cầu nguyện thoát ra từ những thở than không lời của chúng ta, những rên xiết đau nhức của chúng ta” (Rô-ma 8:26 MSG).

Kinh Thánh nói khi bạn đang trong nỗi đau, Thánh Linh cầu nguyện cho bạn từ những thở than không lời và những rên xiết đau nhức.  Ngài hiểu nỗi đau bạn.  Ngài biết điều gì bạn đang cảm nhận.  Và Ngài biến những cảm nhận đó thành lời cầu nguyện.


Thào Luận

·      God không bao giờ bỏ bạn một mình đương đầu với nỗi đau bạn.  Thể nào bạn đáp lại điều đó?
·      Nỗi đau nào bạn đã đương đầu lúc bạn thật khó tin rằng God ở ngay đó với bạn? Tại sao?
·      Ai trong đời bạn cần nghe thông điệp này?  Thể nào bạn có thể chia sẻ nó với người đó?




Wednesday, December 23, 2015

Lễ Chúa Giáng Sinh là Về Đời Vĩnh Hằng của Bạn



By Rick Warren – December 23, 2015
Dịch: Thang Chu


“Nhưng đối với tất cả ai tin Ngài và tiếp nhận Ngài, Ngài ban cho quyền trở nên con cái God.” (Giăng 1:12 NLT)

Mở TV bạn hoặc tìm trên mạng lễ Chúa Giáng Sinh này, và bạn sẽ khám phá đủ loại thông điệp Chúa Giáng Sinh.  Nhưng đối với Đấng đã sáng chế lễ Chúa Giáng Sinh – là God - chỉ có một thông điệp thực sư quan trọng.

Đó là điều nói lên tất cả ý nghĩa lễ Giáng Sinh.  Bạn không được sáng tạo chỉ để sống 80 hoặc 90 năm trên Trần Thế rồi chết.  Bạn giá trị nhiều hơn điều đó với God.  God có những kế hoạch dài hạn cho bạn.  Ngài tạo dựng bạn để sống vĩnh hằng.

Ngày đến tim bạn sẽ ngưng đập.  Đó sẽ là lúc chấm dứt trái tim bạn, nhưng sẽ không chấm dứt bạn.  Bạn sẽ tồn tại đời đời – ngàn ngàn tỷ năm!  Và God muốn bạn là một phần gia đình Ngài.

Ngài đã gửi Chúa Giêsu đến Trần Thế như một hài nhi để ngày đến Ngài sẽ chết cho tội lỗi bạn, và rồi bạn có thể sống đời đời với Ngài.

Đó là tin tức vĩ đại nhất của lễ Chúa Giáng Sinh.    Đề nghị này giá trị cho bất cứ ai.  Kinh Thánn nói về Chúa Giêsu, “Nhưng đối với tất cả những ai tin Ngài và tiếp nhận Ngài, Ngài ban cho quyền trở nên con cái God” (Giăng 1:12 NLT).

God muốn sống đời đời với bạn, nên Ngài mở lối đến với Ngài thật đơn giản: Bạn tin, và bạn tiếp nhận.  Bạn tin rằng Chúa Giêsu Christ chết cho tội lỗi bạn, và bạn tiếp nhận Ngài vào đời bạn.  God sai Con Ngài đến Trần Thế cách đây 2015 năm.  Đó chính là quà Chúa Giáng Sinh đầu tiên, đã gửi đến bạn hàng ngàn năm trước khi bạn sinh ra.

Thành thật mà nói, ăn mừng lễ Chúa Giáng Sinh và không nhận lấy quà số một mà God cho bạn thì thật dại dột.  Nếu làm thế, bạn đang đánh mất điểm chính hoàn toàn.  Công Vụ 10:35 nói, “Không phân biệt anh chị em là ai hoặc anh chị em từ đâu - nếu anh chị em muốn God và sẵn sàng làm vậy như Ngài nói, thì cửa mở sẵn” (MSG).

Bất kể điều gì bạn đã làm hoặc nơi bạn đã ở, bạn đã có một chỗ trong gia đình đời đời của God và đang đợi bạn.  Lời mời mở rộng.  Chỉ tin và nhận.

Bạn sẵn sàng chưa?  Bạn còn đợi gì?

Bạn có thể học thêm về cách bạn tin và tiếp nhận Tin Lành, về Chúa Giêsu trên trang mạng của tôi tại rickwarren.org/know-god.  Xin vui lòng cho tôi biết bạn có quyết định theo Chúa Giêsu không.  Tôi muốn cầu nguyện cho bạn!  Hãy viết cho tôi tại rick@rickwarren.org.


Thảo Luận

·      Bạn từng tiếp nhận món quà số một của God cho bạn lễ Chúa Giáng Sinh này chưa?
·      Nếu God gửi Chúa Giêsu đến Trần Thế để chết cho bạn, điều đó nói gì về giá trị của bạn đối với Ngài?
·      Hãy nghĩ về những kế hoạch lễ Chúa Giáng Sinh này.  Bạn có thể làm gì để nhấn mạnh cho gia đình và bạn hữu bạn rằng món quà tối thượng của God là sai Con Ngài đến chết cho họ?



Tuesday, December 22, 2015

Bạn Không Thể Cho Hơn God!



By Rick Warren – December 22, 2015
Dịch: Thang Chu



“Hãy ban cách rộng lượng cho họ và hãy làm vậy mà không cằn nhằn; thì vì điều này mà Chúa là God của anh chị em sẽ ban phước anh chị em trong tất cả công việc và trong mọi điều anh chị em đặt tay vào.” (Phục Truyền 15:10 NIV)

God muốn ban phước đời sống bạn.  Ngài đã dựng vũ trụ để bạn được phước khi bạn làm theo những mạng lệnh Ngài và sống như Ngài muốn bạn sống.

Kinh Thánh tuyên bố lập tới lập lui: God ban phước những ai có lòng rộng lượng.

Kinh Thánh nói, “Hãy ban cách rộng lượng cho họ và hãy làm vậy mà không cằn nhằn; thì vì điều này mà Chúa là God của anh chị em sẽ ban phước anh chị em trong tất cả công việc và trong mọi điều anh chị em đặt tay vào” (Phục Truyền 15:10 NIV).

Bạn có muốn God ban phước tất cả công việc bạn trong năm 2016?  Bạn có muốn Ngài ban phước mọi điều bạn đặt tay vào?  Dĩ nhiên bạn muốn!  Vậy đừng là Gã Keo Kiệt Scrooge.  Đừng là người lấy.  Hãy rộng lượng - bằng thời giờ bạn, lời thăm hỏi bạn, tiền bạc bạn, và sức lực bạn.  Hãy rộng lượng trong mọi lãnh vực đời bạn.

Hãy suy nghĩ điều này: Hoặc bạn tin những lời hứa của God hoặc bạn nghĩ Ngài nói láo.  Thực sự không có thay thế nào khác.  Bạn sẽ thấy nhiều lời hứa nữa trong Kinh Thánh về lòng rộng lượng hơn bất cứ đâu.  Tại sao?  Vì nó là nguyên tắc God muốn bạn học.

Tôi đã khám phá điều này nhiều nhiều lần trong đời tôi.  Kay và tôi đã nâng tiền dâng hiến mỗi năm từ khi chúng tôi cưới nhau.  Tôi không nói ai nghe trong gần 30 năm.  Lúc đầu, có những năm khó khăn.  Nhiều lần chúng tôi chỉ có thể nâng tiền dâng hiến chúng tôi một phần tư phần trăm.  Ngay cả những lúc khó khăn, chúng tôi muốn rộng lượng hơn năm trước đó.  Chúng tôi muốn phá vỡ gọng xiết chủ nghĩa vật chất trong đời sống mình và trở nên giống Chúa Giêsu hơn trong tiến trình đó.  Và God ban phước chúng tôi nhiều nhiều hơn nữa!

Chúng ta không thể cho nhiều hơn God.  Ngài cứ tiếp tục ban phước chúng ta và ban phước chúng ta.  Thật cảm thấy vui mừng lạ lùng khi thấy God cho chúng ta nhiều hơn mỗi từng lúc.  Tôi muốn bạn có niềm vui y vậy!

Hãy ban phước người khác, và God sẽ ban phước bạn nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn đã thấy God ban phước bạn khi bạn chọn làm người rộng lượng?
·      Bạn có thấy vui mừng khi ban cho không?  Nếu không, điều gì khiến bạn không tìm thấy niềm vui đó?
·      Loại hứa nguyện ban cho nào bạn có thể làm để nới rộng đức tin bạn khi bạn giữ hứa nguyện đó?



Monday, December 21, 2015

Bạn Sẽ Tin Cậy God hay Sẽ Lo Lắng?



By Rick Warren – December 21, 2015
Dịch: Thang Chu


“Lòng quảng đại của anh chị em . . . không chỉ cung cấp cho những nhu cầu con dân God, nhưng còn sanh ra càng lúc càng nhiều lời cầu nguyện tạ ơn lên God.” (2 Cô-rinh-tô 9:11b-12 GW)

Đức tin bạn giống bắp thịt.  Khi bạn dùng nó, nó mạnh hơn.

Không nghi ngờ gì, cách số một God trắc nghiệm đức tin bạn là qua tài chánh bạn.  Bạn đã được trắc nghiệm nhiều, nhiều lần về tài chánh.  Bạn có tin cậy God, hay bạn lo lắng?

Kinh Thánh nói việc bạn ban cho chứng tỏ bạn tin cậy God: “Lòng quảng đại của anh chị em . . . không chỉ cung cấp cho những nhu cầu con dân God, nhưng còn sanh ra càng lúc càng nhiều lời cầu nguyện tạ ơn lên God” (2 Cô-rinh-tô 9:11b-12 GW).

Tôi không bao giờ quên lần đầu tiên tôi học lòng rộng lượng bằng đức tin.  Tôi đang học đại học.  Tôi có hai hóa đơn: $500 trả đại học và $10 trả người bạn.  Nhưng tôi chỉ có $50 trong ngân hàng.  Tôi vừa nghe một mục sư nói lúc tốt nhất để bắt đầu dâng phần mười là khi bạn đang nợ nần.

Vì thế tôi nghĩ, “Mình phải dâng số tiền đó.”  Tôi lấy $50 khỏi ngân hàng và dâng cho American Bible Society (ABS, Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ).  Rồi tôi viết thư cho ABS nói, “Đây là $50 dâng hiến.  Khi quý vị đọc thư này, tôi rất cần lời cầu nguyện cho một sinh viên đói, nghèo đang nợ nần.  Xin cầu nguyện cho tôi.”

Tôi gieo một hạt giống.

Ba tuần sau tôi được mời để nói chuyện với nhóm trẻ ở Norwalk, Calif.  Tôi tình nguyện, nên tôi không mong được trả tiền.  Nhưng đêm Chúa Nhật, mục sư đó đứng lên và nói, “Chúng ta sẽ lấy tiền dâng hiến cho sinh viên này, người đã ở đây suốt tuần.”  Họ lấy tiền dâng hiến, và khi họ đưa tôi, tổng cộng $565.  Nghĩa là tôi trả hết $500 hóa đơn học, đưa $10 cho bạn tôi, và tôi vẫn còn $55 để dâng phần mười về điều tôi đã được ban cho.

Tôi có thể kể bạn hàng trăm chuyện như thế.  Chân lý, rằng God ban phước chúng ta khi chúng ta có lòng quảng đại, không phải là lý thuyết với tôi.  Tôi đã thấy nó xảy ra nhiều nhiều lần.

Lòng quảng đại được xây trên luật mùa gặt.  Kinh Thánh nói, “Hễ ai gieo ít ỏi cũng sẽ gặt ít ỏi, và hễ ai gieo quảng đại cũng sẽ gặt quảng đại” (2 Cô-rinh-tô 9:6 NIV).

Bạn luôn luôn gặt nhiều hơn bạn gieo.  Nguyên tắc này áp dụng trong mọi lĩnh vực đời bạn.  Nếu bạn đưa ra chỉ trích, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn nữa.  Nếu bạn bày tỏ giận dữ, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn bạn đưa ra.

Nếu bạn gieo một hạt bắp, bạn nhận lại nhiều hơn là chỉ một hạt - bạn nhận cả thân bắp với nhiều bông tai!  Nó trở lại lũy thừa cho cái bạn trồng.  Bạn gặt điều bạn gieo.  Đó là luật vũ trụ.  Bất cứ gì bạn cần nhiều nữa trong đời, hãy cho đi.


Thảo Luận

·      Thể nào lòng quảng đại đã làm tăng trưởng đức tin bạn?
·      Điều gì khiến lòng quảng đại thật khó cho bạn?  Phải chăng có những rào cản tâm thần, tình cảm, hoặc tâm linh mà bạn tin rằng cản đường để bạn có lòng quảng đại nhiều hơn? 
·      Thể nào bạn thấy “luật người gieo” tác dụng tự nó trong đời bạn?





Thuốc Giải của God cho Chủ Nghĩa Vật Chất: Lòng Quảng Đại



By Rick Warren – December 20, 2015


“Thật ích kỷ và dại dột khi chỉ nghĩ đến mình.” (Châm Ngôn 18:1a CEV)

Chúng ta sống trong một xã hội nơi mục đích sống là lấy thêm, thêm, và thêm.

Kinh Thánh có lời cho điều đó: dại dột.  Châm Ngôn 18:1 nói, “Thật ích kỷ và dại dột khin chỉ nghĩ đến mình” (CEV).

God bảo chúng ta rằng ích kỷ gây ra đủ loại nan đề.  Ví dụ, Kinh Thánh nói rằng tham lam “phục kích tự chính họ; họ cố tự giết mình.  Đó là định mệnh của tất cả ai tham tiền; nó cướp họ khỏi sự sống” (Châm Ngôn 1:18-19 NLT).

Bạn có thể quá bận rộn kiếm sống - cố lấy thêm - đến nỗi bạn quên sống.

Chí có một thuốc chữa cho chủ nghĩa vật chất: lòng quảng đại.

Mỗi lần bạn ban cho, bạn phá vỡ gọng xiết chủ nghĩa vật chất trong đời bạn, vì ban cho là đối nghịch chủ nghĩa vật chất.  Chủ nghĩa vật chất tất cả là về cái bạn lấy.  Để phá vỡ gọng xiết của nó vào chúng ta, chúng ta cần làm điều ngược hẳn lại: ban cho, cho, cho.

Khi bạn làm vậy, lòng bạn trở nên rộng hơn và bạn tăng trưởng tâm linh.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn đánh trận chủ nghĩa vật chất trong đời bạn?  Phải chăng có những kích phát - người ta hoặc hoàn cảnh – có khuynh hướng đẩy bạn về phía trở nên vật chất hơn?
·      Ích kỷ đã gây ra những loại vấn nạn gì trong đời bạn?
·      Một mục đích ban cho gì bạn có thể đặt ra khi bạn tìm cách phá vỡ gọng xiết của chủ nghĩa vật chất trong đời bạn?





Saturday, December 19, 2015

Lòng Quảng Đại Không Phải Là Chuyện Bạn Cho Bao Nhiêu



By Rick Warren – December 19, 2015
Dịch: Thang Chu


“Anh chị em phải quyết định trong lòng ban cho bao nhiêu.  Và đừng cho lưỡng lự hoặc đáp lại vì áp lực.  Vì God yêu người ban cho cách vui vẻ.” (2 Cô-rinh-tô 9:7 NLT)

Lễ Chúa Giáng Sanh chính yếu không phải là lòng cảm thương.  Nhưng về lòng quảng đại.  Đầu tiên và trước hết là về lòng quảng đại của God đối với chúng ta được bày tỏ khi Ngài ban Con duy nhất của Ngài để chúng ta có thể có đời sống mới.

Vì lẽ thật này, khi chúng ta trong mùa lễ Chúa Giáng Sanh, không có thái độ nào hay hơn là chúng ta có thể phát triển lòng quảng đại.  Tất cả là về thái độ chúng ta!  Kinh Thánh nói, “Bất cứ gì anh chị em ban cho đều chấp nhận được nếu anh chị em ban cho cách sốt sắng.  Và ban cho theo cái anh chị em có, không phải cái anh chị em không có” (2 Cô-rinh-tô 8:12 NLT).

Lòng quảng đại không phải về sự giàu có của bạn; nhưng về thiện chí của bạn - để giúp người khác, để bày tỏ tình yêu cho người khác, và để tôn kính God.

Trong 2 Cô-rinh-tô 9:7, God ban cho chúng ta ba đức tính đặc biệt về thái độ của lòng quảng đại thuần khiết: “Anh chị em quyết định trong lòng ban cho bao nhiêu.  Và đừng ban cho cách lưỡng lự hoặc đáp lại vì áp lực.  Vì God yêu người ban cho cách vui vẻ.”

Loại lòng quảng đại theo Kinh Thánh này là:

·      Luôn luôn có suy nghĩ.  “Anh chị em phải quyết định trong lòng . . .”  Bạn cần suy nghĩ về chuyện bạn sẽ cho bao nhiêu.  Đừng làm bốc đồng hoặc xúc cảm.  Bạn quyết định – và bạn đặt kết hoạch.
·      Luôn luôn tự nguyện.  “Đừng ban cho cách lưỡng lự hoặc đáp ứng lại vì áp lực.”  Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao ban cho vì mặc cảm tội.  Khi bạn làm vậy, bạn không nhận được công trạng gì về nó, và nó không tăng trưởng tấm lòng bạn.
·      Luôn luôn vui mừng.  “Vì God yêu người ban cho cách vui vẻ.”  Chữ “vui vẻ” trong Kinn Thánh là chữ tiếng Hy-lạp ‘khôi hài.”  Bạn biết chữ mà chúng ta có từ đó – “khôi hài.”  Nếu bạn không thể ban cho cách khôi hài, đừng cho.  Hãy là gã Càu Nhàu.  Là gã keo kiệt.  Là người Bủn Xỉn.  Bạn không nhận bất cứ công trạng gì về việc ban cho trừ khi bạn ban cho ai đó cách vui vẻ.
Hãy quảng đại với việc ban cho của bạn.  Lần nữa, không phải số tiền bạn ban cho – không phải chuyện tiền bạc chút nào.  Bạn có thể quảng đại bằng thời giờ bạn hoặc tài năng bạn.  Bất kể gì bạn ban cho, hãy làm có suy nghĩ, tự nguyện, và vui vẻ.

Thảo Luận

·      Tại sao thái độ bạn quan trọng khi ban cho?
·      Về ba đức tính của lòng quảng đại theo Kinh Thánh (có suy nghĩ, tự nguyện, và vui vẻ), điều nào bạn thấy khó áp dụng nhất?  Tại sao bạn nghĩ vậy?
·      Bạn có thể kể khi nào ai đó ban điều gì đó cho bạn nhưng một hoặc tất cả các yếu tố đó đều không có?  Thể nào bạn đáp lại điều đó?






Friday, December 18, 2015

Tinh Thần Lễ Chúa Giáng Sanh Là Lòng Quảng Đại



By Rick Warren – December 18, 2015
Dịch: Thang Chu



“Vì God quá yêu thế gian đến nỗi Ngài ban Con duy nhất của Ngài, để hễ ai tin Con ấy sẽ không bị diệt vong nhưng có sự sống vĩnh hằng.” (Giăng 3:16 NIV)

Trong mùa lễ Chúa Giáng Sanh này, bạn sẽ nghe một chữ nhiều hơn bất cứ chữ nào.  Không phải chữ “hạnh phúc,” “Santa,” hoặc thậm chí - thật chẳng may – “Giêsu.”

Chữ đó là “quà.”  Khởi từ Black Friday (và đôi khi trước đó), chúng ta bắt đầu lao vào một tháng dài tìm quà thích hợp cho mỗi người trong danh sách.  Chữ ‘quà” tiêu muốt chúng ta cả tháng.

Nhiều người nghĩ rằng quà tặng lúc lễ Chúa Giáng Sanh được bắt đầu bởi Ba Nhà Thông Thái khi họ mua những món quà cho hài nhi Giêsu.  Nhưng chính God đã ban quà Lễ Chúa Giáng Sanh đầu tiên.

God quá yêu thế gian đến nỗi Ngài ban cho.  Kinh Thánh nói, “Vì God quá yêu thế gian đến nỗi Ngài ban Con duy nhất của Ngài, để hễ ai tin Con ấy sẽ không bị diệt vong nhưng có sự sống vĩnh hằng” (Giăng 3:16 NIV).  Vào lễ Chúa Giáng Sanh đầu tiên, God đã ban cho quà tặng lớn nhất hơn tất cả - Ngài ban Con Ngài.  Ngài ban Con Ngài để chết trên thập tự giá để bạn có thể được tha thứ quá khứ, có mục đích để sống, và nhà trên Thiên Đàng.  Chúa Giêsu là món quà nguyên thủy lễ Chúa Giáng Sanh.

Chúng ta chỉ ban cho bởi vì God đã ban cho chúng ta trước.

Lễ Giáng Sanh là về lòng quảng đại.  Nó không chỉ về lòng cảm thương.  Tinh thần lễ Chúa Giáng Sanh là tinh thần về lòng quảng đại.  Công Vụ 15:11 nói thế này, “Chúng ta được cứu vì Thầy Giêsu, một cách lạ lùng và từ lòng quảng đại tuyệt đối, đã đi đến cứu chúng ta” (MSG).

Nếu không vì lòng quảng đại, chúng ta không nhận được gì.  Không khí chúng ta thở là quà tặng của lòng quảng đại của God.  Máu luân chảy qua các mạch máu là quà tặng của lòng quảng đại của God.  Sự kiện tim chúng ta đang đập là quà tặng của lòng quảng đại của God.  Mỗi điều tốt trong đời chúng ta – bao gồm sự sống bạn – là quà tặng của lòng quảng đại của God.

Nhưng hành động vĩ đại nhất của lòng quảng đại của God đến vào lễ Chúa Giáng Sanh đầu tiên khi Ngài ban cho chúng ta Chúa Giêsu.


Thảo Luận

·      Thể nào bạn đáp lại khi biết rằng God đã ban món quà lễ Chúa Giáng Sanh đầu tiên?
·      Một số quà tặng nào từ God không được đề cập trong bài dưỡng linh hôm nay mà bạn rất cám ơn?
·      Bạn có thể làm gì lễ Chúa Giáng Sanh này để nhớ lại rõ hơn những quà tặng của God cho bạn?





Thursday, December 17, 2015

Kế Hoạch của God cho Nỗi Đau của Bạn


By Rick Warren – December 17, 2015
Dịch: Thang Chu



“Nếu anh chị em đang chịu thống khổ theo cách vui lòng God, hãy tiếp tục làm điều phải, và phó thác đời mình cho God là đấng đã tạo ra anh chị em, vì Ngài không bao giờ làm anh chị em thất bại.” (1 Phi-e-rơ 4:19 NLT)

Hãy nhớ hình chụp ra sao trước khi mọi điều đổi qua dạng số?  Khi bạn chụp hình, cái đầu tiên bạn có là âm bản.  Rồi bạn phải khai triển âm bản thành dương bản bằng cách vào phòng tối và chiếu ánh sáng qua nó lên giấy chụp hình.  Điều này biến âm bản thành hình màu dương bản.

Đó là điều God muốn làm cho những bất công trong đời bạn.  Chúng ta tất cả gặp phải chúng.  Người ta ngược đãi chúng ta.  Họ vượt đạp chúng ta.  Họ lợi dụng chúng ta.  God muốn lấy những âm bản đó, chiếu ánh sáng Chúa Giêsu qua chúng, và biến chúng thành dương bản – tấm hình rực rỡ về đời sống mà chúng ta được tạo ra để sống.

Kinh Thánh nói, ‘Nếu anh chị em đang chịu thống khổ theo cách vui lòng God, hãy tiếp tục làm điều phải, và phó thác đời mình cho God là đấng đã tạo ra anh chị em, vì Ngài không bao giờ làm anh chị em thất bại” (1 Phi-e-rơ 4:19 NLT).  Điều quan trọng nhất bạn có thể nhớ khi bạn từng bị đối xử bất công đó là Chúa Giêsu bên cạnh bạn.  Không có tội lỗi nào mà God phán xét nặng, ngoại trừ kiêu ngạo, hơn là bất công.

Suốt Kinh Thánh, God bày tỏ chăm sóc đặc biệt cho người dân bị đối xử bất công.  Ngài là God của công lý.  Ngài nghe tiếng kêu khóc của bạn, thấy nỗi đau của bạn, và Ngài biết bạn bị tổn thương.  Bạn không nhận được điều bạn nghĩ mình xứng đáng nhận.  Nhưng God có kế hoạch cho nỗi đau bạn.

Khi bạn chiếu ánh sáng tình yêu của God qua những hoàn cảnh bạn, Ngài có thể biến nỗi đau bạn thành bức hình tuyệt đẹp.  Ngài phát triển đức tính bạn qua nó.  Ngài khiến bạn mạnh mẽ hơn.  Quan trọng nhất là, Ngài dùng nỗi đau của bạn.

Bạn sẽ không bao giờ có được lời giải thích cho những nỗi đau mà bạn chịu đựng trong cuộc sống.  Khi bạn vào đến Thiên Đàng, bạn có lẽ hiểu hơn tại sao những điều xấu đã xảy ra cho bạn.  Nhưng God không mắc nợ bạn lời giải thích chuyện đó.

Nhưng đây là tin mừng: Bạn không cần lời giải thích.  Bạn chỉ cần biết rằng God yêu bạn.  Ngài có kế hoạch cho bạn, God sẽ tính sổ với bất cứ ai gây tổn thương bạn.

God không bao giờ phí một nỗi đau.  Hãy chào đón ánh sáng phúc âm trong nó và God sẽ dùng nỗi đau của bạn – chính ngay bất công đã xảy ra cho bạn - để tạo ra bức hình tuyệt đẹp qua đời sống bạn.

Thảo Luận

·      Thể nào bạn có thể dùng nỗi đau từ quá khứ bạn để giúp người khác?
·      Bằng cách nào bạn đã thấy God làm tăng trưởng đức tính bạn qua bất công mà bạn từng trải?
·      Thay vì trả thù, thể nào bạn nghĩ God muốn bạn đối xử kẻ đối xử bạn cách bất công?  Ảnh hưởng gì lên bạn khi bạn đáp lại trong tình yêu?


Wednesday, December 16, 2015

Bất Chính Chứng Tỏ Chúng Ta Cần Chúa Giêsu



By Rick Warren – December 16, 2015
Dịch: Thang Chu


“God đang để thế gian tiếp tục đường tội lỗi của nó để Ngài có thể thử nhân loại, và để tự họ sẽ thấy rằng họ không hơn gì loài thú.” (Truyền Đạo 3:18 TLB)

Bạn đã nghe từ nhiều nhóm khác nhau ngày nay: Người ta về căn bản là tốt và vô vị kỷ.  Chính môi trường khiến lòng họ hướng về điều xấu.

Thật chẳng may, lý thuyết đó không thích hợp điều chúng ta thấy trong bản chất loài người.  Nếu bạn từng bao quanh bởi trẻ em, bạn hiểu điều này.  Chúng được sanh ra với bản chất ích kỷ.  Những cụm từ như, “Cho con ăn!  Chăm sóc con!  Con là trung tâm chú ý” là luật định hơn là ngoại lệ.

Sự bất chính của loài người khắp thế gian và trong cộng đồng chúng ta cũng phá tan những hiểu lầm mà chúng ta gặp rằng loài người chúng ta về căn bản tất cả đều tốt.  Nếu để tự mình đặt kế hoạch, chúng ta áp bức người khác, tích trữ lương thực, và thường nghĩ về chính mình nhiều hơn về người khác.  Như thể God nhìn vào loài người mà Ngài đã sáng tạo rồi nói, “OK, con nghĩ con về căn bản là tốt.  Con nghĩ bản chất nhân loại về căn bản là vô vị kỷ à?  Ta sẽ lui ra và để bản chất nhân loại tự đi trong thế gian.  Chúng ta sẽ chứng tỏ cho con điều xảy ra khi God không tham gia.”  Muốn biết điều gì xảy ra không?  Chỉ cần nhặt tờ báo lên.

Điều gì đúng nơi trẻ em và xã hội nói chung cũng đúng trong cuộc đời chúng ta hôm nay.  Bạn và tôi bị đối xử bất công hoài hoài.  Nhưng đây là bí mật bạn có lẽ chưa xem xét: Bạn đối xử người ta đôi khi cũng bất công vậy.

Khuynh hướng chúng ta đối xử nhau bất công không làm ngạc nhiên God.  Thực ra, Ngài đang dùng bất chính để bày tỏ chúng ta điều khác.

Kinh Thánh nói, “God đang để thế gian tiếp tục đường tội lỗi của nó để Ngài có thể thử nhân loại, và để tự họ sẽ thấy rằng họ không hơn gì loài thú” (Truyền Đạo 3:18 TLB).

Thực tế là, không có God dự vào, người ra rất bất nhân với nhau.  Đó là tấm lòng của bất công và bất chính trong thế giới chúng ta - từ những kẻ độc tài bạo ngược đến nghèo đói chí mạng đến những bất công đơn giản trong khu hàng xóm mình.

Ngày đến God sẽ phán xét mỗi người trên hành tinh này về những bất công họ phạm nghịch lại người khác.  Vì God là công bằng, phải có hệ lụy cho cách chúng ta đối xử người khác.

Nghĩa là chúng ta cần thương xót.  Tất cả chúng ta đã bất chính với người khác khi này khi kia.  Chúng ta không chỉ là những nạn nhân của bất công; chúng ta cũng là người gây hại.

Bất chính này chứng tỏ chúng ta cần Chúa Giêsu.  God đã không cần sai Con Ngài chết trên thập tự giá nếu người ta nói chung là tốt.  Những bất công lan rộng trong thế giới chúng ta làm rõ rằng nhân loại không thể sống đời sống đạo đức tự mình được.

Thảo Luận

·      Thể nào bạn cụ thể đối phó khi bị đối xử bất công?
·      Bạn nghĩ gì về câu, “Lần tới mà bạn bất công với ai đó, chứng tỏ bạn cần Chúa Giêsu rất nhiều”?
·      Thể nào bài dưỡng linh này giúp bạn trả lời câu hỏi, “Tại sao God cho phép điều xấu xảy ra cho người tốt?”