Search This Blog

Saturday, October 31, 2015

Thể Nào Liêm Chính Đem Phước Cho Bạn



By Rick Warren - October 31, 2015
Dịch: Thang Chu


“Người công chính sống nhờ liêm chính mình.  Con cháu người được phước sau khi người ra đi.” (Châm Ngôn 20:7 GW)

Kinh Thánh nói God ban phước những ai liêm chính (Ma-thi-ơ 5:8).  Vậy những phước gì bạn mong đợi khi bạn sống đời chân thực và lòng trong sạch?

Tự Tin Bản Thân

Khi bạn liêm chính, bạn trở thành loại người mà người khác thích quanh quẩn vì bạn biết bạn là ai và bạn sẽ đi đâu.

Châm Ngôn 10:9 nói, “Người có liêm chính bước đi an toàn, nhưng những ai theo đường cong quẹo sẽ bị phơi bày” (NLT).

Khi bạn không có liêm chính, tựa như đi trên đường đóng băng sau cơm bão tuyết.  Bạn đặt hết năng lực vào việc cố giữ không ngã.  Khi bạn có liêm chính, bạn đứng trên đất cứng.

Một Di Sản Tồn Tại

Di sản lớn nhất của bạn là liêm chính của bạn, vì nó sẽ kéo dài từ thế hệ này đến thế hệ kia.  Mọi chuyện khác mà bạn làm sẽ hư mất.  Khi bạn ra đi, tiền bạc bạn sẽ bị chia trong gia đình, và người ta sẽ xài hết.  Công việc bạn sẽ bị đem chia cho người khác.  Tất cả cúp thắng bạn chiếm được sẽ bị quăng vào rác và đem đi đổ.

Nhưng đức tính bạn sẽ được chuyển tiếp vào những đời sống người quanh bạn và rồi vào đời sống thế hệ sau.  Đó là di sản tồn tại.

Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 20:7, “Người công chính sống nhờ liêm chính mình.  Con cái người được phước sau khi người ra đi” (GW).

Phần Thưởng trong Cõi Vĩnh Hằng

Ma-thi-ơ 25:21 nói, “Ngươi là đầy tớ ngay lành và trung thành.  Vì ngươi trung tín trong những việc nhỏ, Ta sẽ cho ngươi chăm sóc những việc lớn hơn” (NCV).

Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng phần thưởng nằm trong những lúc quan trọng của đời sống, nơi mọi người đang nhìn xem.  Nhưng chính trong những lúc tầm thường mà bạn bày tỏ liêm chính thật.  Mỗi lời tầm thường để khích lệ mà bạn đưa ra tuần này sẽ được thưởng cõi vĩnh hằng.  Mỗi hành động tầm thường đầy tử tể sẽ được thưởng trong cõi vĩnh hằng.  Mỗi lần bạn từ khước một cám dỗ, bạn sẽ được thưởng trong cõi vĩnh hằng.

Đó là quyền năng của liêm chính và sự khác nhau nó tạo ra không chỉ tại đây nhưng tận cõi vĩnh hằng!


Thảo Luận

·      Hãy nghĩ về lúc bạn lẽ ra phải liêm chính nhưng lại không.  Ảnh hưởng gì cho bạn về tình cảm, tâm linh, và thể lý?
·      Thể nào liêm chính của bạn tạo khác biệt cho thế hệ tưong lai?
·      Những hành động tầm thường nào bạn có thể làm tuần này mà không ai biết nhưng sẽ chứng tỏ liêm chính bạn với God?




Friday, October 30, 2015

Liêm Chính: Bạn Là Gì Khi Bạn Một Mình Với God



By Rick Warren – October 30, 2015
Dịch: Thang Chu


“God ban phước những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ thấy God.” (Ma-thi-ơ 5:8 NLT)

Kinh Thánh nói trong Ma-thi-ơ 5:8, “God ban phước những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ thấy God” (NLT).

Để “thấy God” nghĩa là kinh nghiệm sự hiện diện của God.  Tín dồ có lòng trong sạch phải cảm nhận quyền năng của God.  Họ phải biết mục đích God cho đời sống họ.  Họ được sống trong bình an của God.  Họ kinh nghiệm sự tha thứ của God. 

Bạn có muốn là một trong những người đó?  Chúng ta không nói nhiều thời nay về trong sạch trong lòng, nhưng chúng ta dùng chữ “liêm chính.”  Để có liêm chính không có nghĩa bạn phải toàn hảo, vì nếu thế, không ai trong chúng ta có được liêm chính!

Vậy có được liêm chính nghĩa là gì?

Liêm chính là nguyên chất.

Nhiều người nghĩ cuộc đời họ giống bánh hấp, và những phần khác nhau đời họ là những miếng bánh đó.  Miếng này trong bánh là sự nghiệp tôi.  Đây là đời sống làm việc của tôi.  Đây là đời sống tâm linh tôi.  Rồi đây là đời sống gia đình tôi.  Đó là đời sống xã hội tôi.  Rồi tuốt đàng kia là đời sống riêng tư tôi - những hối thúc, đam mê của tôi, và những điều không ai khác biết được.

Nếu bạn chia phần đời bạn giống thế đó, bạn thiếu liêm chính, vì đời bạn không nguyên chất.  Liêm chính nghĩa là bạn là cùng một con người với mọi người, trong lời nói, hành động, và động cơ của bạn, bất kể phần đời nào bạn đang sử dụng.

Liêm chính là chân thật.

Trong lúc đóng tuồng văn hóa Hy-lạp, có chàng kia đóng nhiều vai.  Anh lên sân khấu đeo một mặt nạ và rồi vào hậu trường đeo mặt nạ khác để đóng vai khác.  Người này được gọi là “hupokrites,” và từ đó chúng ta có chữ “hypocrite” (đạo đức giả).

Khi bạn đeo nhiều mặt nạ để rồi bạn xuất hiện cách này trước người này và cách khác trước người khác, nó chứng tỏ thiếu chân thật.  God muốn bạn là y người Ngài đã tạo ra bạn, bất kể ai đang nhìn xem.

Liêm chính là động cơ thúc đẩy nguyên chất.

Nghĩa là bạn làm điều chính đáng, và bạn làm nó với lý do chính đáng.  Bạn có động cơ thúc đẩy nguyên chất và động lực trong sạch.  Bạn nghiêm chỉnh và thẳng thắn trong mọi lãnh vực đời sống bạn và với tất cả mọi người.  Bạn cầu nguyện để nói chuyện với God và không phải để gây ấn tượng lên người khác.

Chúng ta thích chú ý làm tượng, nhưng God thích chú ý liêm chính.  Chúng ta chú ý danh tiếng, nhưng God chú ý đức tính.  Danh tiếng là cái mọi người nghĩ bạn là ai.  Liêm chính là cái bạn thực là ai.  Danh tiếng là cái bạn là ai trước công chúng.  Liêm chính là cái bạn là ai khi bạn ở chỉ một mình với God.

God ban phước những ai liêm chính.  Họ được làm bạn của God.


Thảo Luận

·      Phải chăng những người trong mỗi lãnh vực đời sống bạn - đồng nghiệp, đồng môn, thành viên gia đình, và bạn hữu của bạn - tất cả đều dùng cùng chữ để diễn tả bạn?  Tại sao có hoặc tại sao không?
·      Điều gì khiến bạn không bày tỏ điểm yếu trong các mối quan hệ của bạn?
·      Có phải người ta cảm thấy như họ không cần đề phòng bạn?  Thể nào bạn bày tỏ cho người khác rằng bạn tiếp nhận con người thật của họ?






Thursday, October 29, 2015

Bảy Cách để Thương Xót



By Rick Warren – October 29, 2015
Dịch: Thang Chu


“God ban phước những ai hay thương xót, vì họ sẽ được thương xót.” (Ma-thi-ơ 5:7 NLT)

Trong bài dưỡng linh hôm qua, chúng ta nói về bảy phương diện thương xót.  Hôm nay, tôi muốn bạn xem xét một số câu hỏi áp dụng bản thân cho mỗi phương diện đó.  Tôi muốn thách thức bạn hứa nguyện một hành động thương xót có suy nghĩ trong mỗi phân loại này tuần này.

Khoan.  Không phải là có căng thẳng giữa thương xót và trách nhiệm bản thân sao?
Vâng, có.  Nhưng bản thân tôi quyết định rằng nếu tôi có làm sai, tôi sẽ sai vì quá làm ơn, quá thương xót, và quá tha thứ.  Bạn có thể quá khích khi thương xót – chỉ cần nhìn điều Chúa Giêsu đã làm trên thập tự giá.

Vậy, thể nào bạn sẽ thương xót?

Hãy kiên nhẫn với thói quen người khác.  Ai là người trong đời bạn có những thói quen gây khó chịu?  Thể nào bạn có thể tập kiên nhẫn với người đó tuần này?

Hãy giúp ai đó quanh bạn đang bị tổn thương.  Ai quanh bạn rõ ràng đang tổn thương mà bạn có thể giúp tuần này?  Nếu bạn không thể nghĩ ra ai, là do bạn không để ý.  Hãy nhìn kỹ hơn!

Hãy ban cho người ta cơ hội lần thứ hai.  Ai bạn cần cho cơ hội thứ hai?  Thể nào bạn bày tỏ người đó lòng thương xót và thương cảm tuần này?

Hãy làm điều tốt cho người gây tổn thương bạn.  Có lẽ bạn đang tổn thương vì vết thương cũ mà bạn không thể bỏ qua.  Bạn cần tha thứ và xoay nó thành điều tốt.  Ai là người đó trong đời bạn?  Bạn sẽ gọi phone hoặc thăm viếng tuần này chứ?

Hãy tử tể với người xúc phạm bạn.  Ai xúc phạm bạn?  Có lẽ một chính trị gia hoặc một kịch sĩ hài mà bạn có thể cầu nguyện cho.  Có lẽ một người bạn Facebook có quan điểm khác và nói những điều xúc phạm.  Thể nào bạn định bày tỏ sự tử tế với người đó tuần này?

Hãy xây cầu yêu thương đến với người thấp hèn.  Ai là người đầu tiên chợt đến tâm trí bạn khi bạn nghĩ về người ngoài lề xã hội?  Ai ăn trưa một mình hoặc dường như chẳng có bạn tại những trận đá banh?  Điều cụ thể nào bạn sẽ làm tuần này để xây cầu nối khoảng trống giữa bạn và người đó bằng yêu thương?

Hãy trân trọng mối quan hệ hơn là luật lệ.  Ai là người chưa tin mà bạn có thể mời ăn tối trong những tuần tới?  Rồi bạn sẽ gia tăng và mời người đó đến nhà thờ chứ?  Đây là mục vụ thương xót.

Hãy cầu nguyện hôm nay: “Lạy Thiên Phụ, Lời Ngài cáo trách con.  Con muốn phước Ngài trong đời con, và con muốn làm người thương xót.  Khi con nhìn vào bảy điều này, con nghĩ về những thiếu sót và yếu kém trong chính đời con.  Con cầu nguyện rằng thay vì chỉ nghe Lời Chúa, con phải làm điều gì đó về Lời đó.  Xin ban cho con can đảm để thương xót.  Xin ban cho con sức mạnh tuần này để bước ra trong đức tin và làm những hành động quyết liệt có suy nghĩ về sự thương xót để hướng người khác đến Ngài.  Trong danh Chúa Giêsu.  A-men.”






Wednesday, October 28, 2015

Bảy Mỹ Đức của Thương Xót



By Rick Warren – October 28, 2015
Dịch: Thang Chu


“Khôn ngoan từ trời trước hết là trong sạch.  Nó cũng là yêu hòa bình, nhã nhặn luôn luôn, và muốn nhường nhịn người khác.  Nó đầy sự thương xót.” (Gia-cơ 3:17a NLT)

Thương xót giống như kim cương; nó đa diện.  Hôm nay chúng ta nhìn bảy phương diện thương xót, vì tôi bảo đảm nếu bạn học cách làm nhân tố thương xót, nó sẽ biến hóa các mối quan hệ bạn.

1.    Thương xót nghĩa là kiên nhẫn với những thói quen của người khác.  Thể nào bạn có được kiên nhẫn hơn đối với con cái, người phối ngẫu, hoặc bạn hữu của bạn?  Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 3:17, “Khôn ngoan từ trời trước hết là trong sạch.  Nó cũng là yêu hòa bình, nhã nhặn luôn luôn, và muốn nhường nhịn người khác.  Nó đầy sự thương xót” (NLT).  Bạn càng trở nên khôn ngoan hơn, bạn càng trở nên kiên nhẫn và thương xót hơn.
2.    Thương xót nghĩa là giúp bất cứ ai quanh bạn đang bị tổn thương.  Bạn không thể yêu người lân cận như chính mình nếu không thương xót.  Châm Ngôn 3:27 nói, “Bất cứ khi nào con có thể, hãy làm điều tốt cho người có nhu cầu” (TEV).  Nhưng God không chỉ đơn giản nhìn điều bạn làm.  Ngài nhìn thái độ bạn: “[Khi con] bày tỏ thương xót, hãy làm cách vui vẻ” (Rô-ma 12:8 NIV).
3.    Thương xót nghĩa là cho người ta cơ hội lần hai.  Khi ai đó gây tổn thương bạn, chúng ta thường muốn trả đũa hoặc loại người đó ra.  Nhưng Kinh Thánh nói, “Đừng cay đắng và giận dữ và nổi giận người khác.  Đừng quát tháo lẫn nhau hoặc chửi rủa nhau hoặc lỗ mãng.  Thay vì thế, hãy tử tế và thương xót, và tha thứ người khác, y như God đã tha thứ anh chị em vì đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:31-32 CEV).
4.    Thương xót nghĩa là làm điều tốt cho người gây tổn thương bạn.  Thương xót là ban cho người khác điều họ cần, không phải điều họ xứng đáng.  Tại sao chúng ta làm điều đó?  Vì đó là điều God làm cho bạn: “Hãy yêu kẻ thù con, hãy làm điều tốt cho họ, và cho họ mượn không cần đòi lại.  Rồi phần thưởng con sẽ rất lớn, và con sẽ là con cái Đấng Rất Cao, vì [God] tử tế với kẻ vô ơn và độc ác.  Hãy thương xót, y như Cha con hay thương xót” (Lu-ca 6:35-38 NIV).
5.    Thương xót nghĩa là tử tế với người tấn công bạn.  Bạn phải chú ý nhiều vào chiến thắng người cho đấng Christ hơn là chiến thắng cuộc gây gỗ.  Giu-đa 1:22-23 nói, “Hãy tỏ thương xót đối với người nghi ngờ.  Hãy cứu người khác bằng cách kéo họ khỏi lửa địa ngục.  Hãy tỏ thương xót đối với người khác, ngay cả khi anh chị em sợ rằng anh chị em có thể bị hoen ố bởi đời sống tội lỗi họ” (GW).
6.    Thương xót nghĩa là xây cầu tình yêu đến với người thấp hèn.  Đây là điều tôi gọi là thương xót có suy nghĩ, vì bạn cố ý xây tình bạn với người không có bạn hoặc người không được tiếp nhận tại sở làm hoặc trong xã hội.  Khi người Pha-ri-si hỏi tại sao Chúa Giêsu ăn với những kẻ thâu thuế và người thấp hèn, Chúa Giêsu trả lời, “‘Ta muốn các con tỏ thương xót, không phải của lễ thiêu.’  Vì Ta đến không phải để gọi người nghĩ là mình công chính, nhưng gọi người biết mình là tội lỗi” (Ma-thi-ơ 9:13b NLT).
7.    Thương xót nghĩa là trân trọng mối quan hệ hơn luật lệ.  Rô-ma 13:10 nói, “Tình yêu làm trọn những đòi hỏi của luật pháp God.”  Nếu bạn muốn bày tỏ thương xót, hãy đặt con người đi trước chính sách.  Hãy đặt nhu cầu họ đi trước thủ tục.  Hãy đặt mối quan hệ đi trước luật lệ.  Hãy chọn tình yêu hơn là luật pháp.



Tuesday, October 27, 2015

Bốn Lý Do God Mong Bạn Thương Xót



By Rick Warren – October 27, 2015
Dịch: Thang Chu


 “God ban phước những ai hay thương xót, vì họ sẽ được thương xót.” (Ma-thi-ơ 5:7 NLT)

Chúa Giêsu nói trong Ma-thi-ơ 5:7, “God ban phước những ai hay thương xót, vì họ sẽ được thương xót” (NLT).

Nói cách khác, điều gì bạn ban cho, bạn sẽ có lại.  Bạn phải học làm người mục vụ thương xót nếu bạn muốn phước hạnh God trên đời bạn.

Nhưng tại sao God mong muốn bạn bày tỏ thương xót cho người khác?  Tại sao bạn phải thương xót?

1.    Vì God đã thương xót bạn.  Ê-phê-sô 2:4-5 nói, “Lòng thương xót của God thật dư dật, và tình yêu của Ngài cho chúng ta thật vĩ đại, đến nỗi khi chúng ta chết tâm linh vì sự bất tuân của mình, Ngài đem chúng ta đến sự sống với đấng Christ.  Chính bởi ân sủng God mà anh chị em được cứu” (TEV).  God muốn bạn chuyển giao thương xót mà bạn nhận được từ Ngài.
2.    Vì God ra lệnh bạn thương xót.  Bạn muốn tóm tắt cả cuộc đời là gì không?  Chính là đây: “CHÚA đã bảo các ngươi điều gì là thiện.  Đây là điều CHÚA đòi hỏi từ các ngươi: hãy làm điều ngay thẳng, hãy yêu sự thương xót, và hãy sống khiêm nhường với God của ngươi” (Mi-ca 6:8 GW).
3.    Vì bạn sẽ cần nhiều thương xót nữa trong tương lai.  Bạn sẽ làm nhiều sai lầm giữa bây giờ và khi bạn vào Thiên Đàng, và bạn sẽ cần sự thương xót của God khi bạn sai lầm.  Nhưng bạn không thể nhận cái bạn không muốn cho.  Gia-cơ 2:13 nói, “Anh chị em phải bày tỏ thương xót người khác, nếu không God sẽ không bày tỏ thương xót anh chị em khi Ngài phán xét anh chị em.  Nhưng người bày tỏ thương xót có thể đứng vững không sợ hãi trong ngày phán xét” (NCV).
4.    Vì bày tỏ thương xót đem lại hoặc khiến cho hạnh phúc.  Ma-thi-ơ 5:7 nói rằng God ban phước những ai hay thương xót.  Chữ “ban phước” cũng có nghĩa là “hạnh phúc,” vì bạn càng học và bày tỏ phẩm chất này, bạn càng được phước và hạnh phúc hơn.

Thảo Luận

·      “Yêu sự thương xót” nghĩa là gì?
·      Thể nào bạn thấy God ban phước bạn khi bạn đôi khi phải quyết định khó khăn nhưng đúng đắn để bày tỏ thương xót với ai đó?
·      Hãy nghĩ một số cách mà bạn có thể bày tỏ lòng thương xót người khác tuần qua.  Thể nào bạn nghĩ điều đó đã có thể thay đổi kết quả tình huống đó?



Monday, October 26, 2015

Khao Khát Tâm Linh Bạn Ra Sao?



By Rick Warren – October 26, 2015
Dịch: Thang Chu


“Anh chị em phải thèm sữa tâm linh tinh sạch để anh chị em sẽ tăng trưởng trong từng trải đầy trọn sự cứu rỗi.  Hãy kêu lớn xin chất dinh dưỡng này.” (1 Phi-e-rơ 2:2 NLT)

Bạn có đói khát God không?

Bạn có thể duy trì đói khát tâm linh về God phần còn lại đời bạn.  Đây là năm cách giữ thèm khát tâm linh.
1.    Nhắc nhở chính bạn thể nào God yêu bạn rất nhiều.  Bạn càng hiểu thể nào God yêu bạn rất nhiều, bạn sẽ càng yêu Ngài.  Kinh Thánh nói trong Ê-phê-sô 3:18-19, “Nguyện xin anh chị em có năng lực hiểu . . . thể nào bề rộng, dài, cao, sâu tình yêu của Ngài.  Nguyện xin anh chị em từng trải tình yêu của đấng Christ, dù nó quá vĩ đại không thể hiểu đầy đủ.  Khi đó anh chị em sẽ được đổ đầy sự sống và quyền năng đền từ God” (NLT).
2.    Ngừng đổ vào thức ăn rẻ tiền.  Bạn là hữu thể tâm linh có hố sâu tạo-bởi-God trong lòng mà chỉ có God có thể lấp đầy.  Khi bạn cố đổ đầy lòng bằng tiền lương, địa vị, thành công, khát vọng, sở hửu, quyền lực, thanh thế, hoặc bất cứ gì khác hơn God, nó sẽ không bao giờ đầy.  Châm Ngôn 15:14 nói, “Người khôn đói khát hiểu biết, trong khi kẻ dại ăn rác.” 
3.    Đặt việc biết God là mục đích số một của bạn.  Hạnh phúc là sản phẩm phụ của việc biết God.  Chúa Giêsu nói trong Ma-thi-ơ 6:33, “Trước hết hãy tìm kiếm nước God và điều God muốn.  Rồi tất cả những nhu cầu khác của con sẽ được thỏa đáp nữa” (NCV).
4.    Lao vào Lời God mỗi ngày.  Kinh Thánh là thức ăn cho linh hồn bạn.  Ăn một bữa một tuần sẽ không giữ được sức khỏe bạn.  Cũng vậy, bạn cần ăn Lời Chúa mỗi ngày.  “Anh chị em phải thèm sữa tâm linh sạch để anh chị em sẽ tăng trưởng trong từng trải sự cứu rỗi.  Hãy kêu lớn xin chất dinh dưỡng này” (1 Phi-e-rơ 2:2 NLT).
5.    Thèm ăn bị ảnh hưởng bởi người quen.  Nếu bạn chơi với người chỉ quan tâm về chính trị, đó là tất cả gì bạn sẽ quan tâm.  Nếu bạn chơi với người chỉ quan tâm về thể thao, đó là điều bạn sẽ quan tâm. 
Hãy gia nhập một nhóm nhỏ để được nâng đỡ, vì bất cứ gì bạn bàn về khi bạn ở với người khác thì đó là điều bạn sẽ đói khát.  Châm Ngôn 2:20 nói, “Hãy gia nhập đoàn nam nữ tốt, và giữ đường lối người công chính” (MSG).


Thảo Luận

·      Đói khát God nghĩa là gì?
·      Thể nào bạn nhắc nhở chính mình suốt ngày về tình yêu của God?
·      Những điều gì bạn nói nhiều nhất với bạn hữu mình?  Với người phối ngẫu mình?  Thể nào cuộc đàm thoại của bạn nuôi cơn đói tâm linh bạn?



‘Thể Nào Tôi Có Thể Ngay Thẳng Với God?’

By Rick Warren – October 25, 2015
Dịch: Thang Chu


“Nếu anh chị em công khai công bố Chúa Giêsu là Chúa và tin trong lòng mình rằng God đã vực Ngài sống lại từ kẻ chết, anh chị em sẽ được cứu.  Vì bởi tin trong lòng mình rằng anh chị em được ngay thẳng với God, và bởi công khai công bố đức tin mình mà anh chị em được cứu.” (Rô-ma 10:9-10 NLT)

Kinh Thánh nói trong Rô-ma 1:17, “Tin Lành bày tỏ thể nào God khiến người ta ngay thẳng với chính Ngài” (NCV).

Thể nào God khiến chúng ta ngay thẳng với Ngài?  Điều này gọi là Phúc Âm và có ba điểm.

Thứ nhất, chúng ta không thể tự khiến mình ngay thẳng.

Thiên Đàng là nơi hoàn hảo.  Không có tội lỗi, buồn bã, điều ác, hoặc bất công.  Nhưng vấn nạn là đây: Chúng ta bất toàn, và God không thể để người tội lỗi vào Thiên Đàng vì khi đó lại đầy những tội lỗi.

Rô-ma 3:20 nói, “Không ai từng được ngay thẳng lại với God nhờ làm điều luật pháp đòi hỏi.  Luật pháp đơn giản chi chúng ta thấy chúng ta tội lỗi thế nào” (NLT).

Những người nghĩ rằng họ có thể giữ được luật pháp God là những người không biết họ, vì luật pháp God là toàn hảo, và không ai trong chúng ta toàn hảo.  Chúng ta không thể được ngay thẳng nhờ sức riêng mình.  Vì thế God đã có một kế hoạch.

Thứ hai, God sai Chúa Giêsu đến trả giá cho tội lỗi chúng ta để chúng ta có thể được công bố là ngay thẳng.

Khi bạn vi phạm luật con người, bạn trả giá sự trừng phạt của con người.  Khi bạn vi phạm luật God, bạn trả giá sự trừng phạt của God, đó là ở vĩnh viễn trong Địa Ngục.  Ai đó phải trả giá cho tất cả những điều bạn đã từng làm trong đời khiến tổn thương người khác, chính bạn, và God.  God nói, “Ta sai Con Ta, Giêsu, để trả giá trừng phạt.  Con ấy sẽ thế chỗ con để con không phải vào Địa Ngục.  Con có thể ở với Ta mãi mãi.”

Bạn có hiểu tại sao Phúc Âm được gọi là Tin Lành?  Nghĩa là mọi việc bạn đã từng làm hoặc sẽ làm sai trong đời đã được trả giá bởi Chúa Giêsu Christ trên thập tự giá.  Bạn đã được ngay thẳng với God.

“[God] đã cứu chúng ta, không vì những điều ngay thẳng chúng ta đã làm nhưng vì sự thương xót của Ngài” (Tít 3:5a).

Thứ ba, chúng ta phải tiếp nhận bằng đức tin điều God đã làm cho chúng ta.

Để được ngay thẳng lại với God, chỉ cần tin và tiếp nhận bằng đức tin rằng điều Chúa Giêsu đã làm trên thập tự đã trả giá cho tội lỗi chúng ta.  Rồi, bạn là một phần thuộc gia đình God.  Bạn có thể sống cách Ngài muốn bạn sống bây giờ và rồi đi vào Thiên Đường trong cõi vĩnh cửu.  Đó là sự công chính.

Rô-ma 10:9-10 nói, “Nếu anh chị em công khai công bố rằng Chúa Giêsu là Chúa và tin trong lòng rằng God đã vực Ngài sống lại từ kẻ chết, anh chị em sẽ được cứu.  Vì bởi tin trong lòng mình mà anh chị em được ngay thẳng với God, và bởi công khai công bố đức tin mình mà anh chị em được cứu.”

Ha-lê-lu-gia!  Chúng ta tất cả có thể được cứu bất kể chúng ta là ai, chúng ta đã làm điều gì, hoặc bao lâu chúng ta đã làm nó.

Hôm nay là ngày dàn xếp chuyện này.  Nếu bạn không chắc bạn sẽ vào Thiên Đàng khi bạn chết, xin cầu nguyện lời này: “God yêu dấu, cám ơn Ngài rằng Ngài đã tạo ra con, rằng Ngài đã có kế hoạch và mục đích cho đời con, và rằng Ngài tạo ra con để biết Ngài.  Cám ơn Ngài về lựa chọn mà Ngài đã ban cho con để tiếp nhận hoặc từ khước đề nghị Ngài về sự cứu rỗi.  Hôm nay con khiêm nhường xin Ngài cứu con – không dựa vào điều con đã làm nhưng dựa vào điều Chúa Giêsu Christ đã làm cho con.  Con không hiểu tất cả điều đó, nhưng theo hết sức hiểu biết, con muốn đặt tin cậy của con vào Con Ngài.  Ôi God, con muốn biết Ngài.  Con muốn học yêu Ngài.  Con muốn đói khát cho sự công chính suốt đời con còn lại.  Con đặt tin cậy con vào ân sủng Ngài và vào sự tha thứ Ngài.  Con muốn Ngài là Chúa đời con.  A-men.”










Saturday, October 24, 2015

Cách Cầu Nguyện Hiệu Quả



By Rick Warren – October 24, 2015
Dịch: Thang Chu


“Xin hãy nhớ điều Ngài đã báo đầy tớ Ngài là Môi-se: ‘Nếu các ngươi bất trung với Ta, Ta sẽ phân tán các ngươi giữa các nước.  Nhưng nếu các ngươi trở lại với Ta và vâng phục mạng lệnh Ta và sống theo đó . . . Ta sẽ đem các ngươi trở lại nơi Ta đã chọn để danh Ta được tôn kính.” (Nê-hê-mi 1:8-9 NLT)

Đây là bốn bí quyết cho lời cầu nguyện được trả lời từ đời sống Nê-hê-mi:
1.    Dựa lời thỉnh cầu bạn vào đức tính God.  Cầu nguyện như bạn biết God sẽ trả lời bạn: “Con mong đợi Ngài trả lời cầu nguyện này vì Ngài là như vậy.  Ngài là God trung tín.  Ngài là God vĩ đại.  Ngài là God yêu thương.  Ngài là God kỳ diệu.  Ngài có thể đối phó vấn nạn này, ôi God!”
2.    Thú tội lỗi bạn biết.  Sau khi Nê-hê-mi dựa lời cầu nguyện ông vào bản chất God, ông thú tội mình.  Ông nói, “Con thú nhận rằng chúng con đã phạm tội nghịch lại Ngài.  Vâng, thậm chí gia đình riêng chúng con và con đã phạm tội!  Chúng con đã phạm tội khủng khiếp vì không vâng phục những mạng lệnh, giáo huấn, và luật lệ mà Ngài đã ban cho chúng con” (Nê-hê-mi 1:6b-7 NLT).  Không phải vì sai phạm của Nê-hê-mi mà dân I-sơ-ra-ên phải đi đày.  Ông chưa sanh ra khi chuyện đó xảy ra; ông sanh trong lúc đi đày.  Tuy nhiên ông bao gộp chính mình trong tội lỗi cả nước.  Ông nói, “Tôi là một phần vấn nạn đó.”
3.    Tuyên bố những lời hứa của God.  Nê-hê-mi cầu nguyện với Chúa, nói, “Xin hãy nhớ điều Ngài đã báo với đầy tớ Ngài là Môi-se” (Nê-hê-mi 1:8a).  Bạn có thể tưởng tượng nổi khi nói “hãy nhớ” với God không?  Nê-hê-mi nhắc lại God lời hứa Ngài đã hứa với dân I-sơ-ra-ên.  Thực ra, ông cầu nguyện, “God, Ngài đã cảnh cáo qua Môi-se rằng nếu chúng con bất trung, chúng con sẽ mất đất nước I-sơ-ra-ên.  Nhưng Ngài cũng hứa rằng nếu chúng con ăn năn, Ngài sẽ ban nó trở lại chúng con.”  Có phải God cần được nhắc nhở?  Không.  Có phải Ngài quên điều Ngài đã hứa?  Không.  Vậy tại sao chúng ta làm vậy?  Vì nó giúp chúng ta nhớ lại điều God đã hứa.
4.    Phải cụ thể điều bạn xin.  Nếu bạn muốn câu trả lời cụ thể cho lời cầu nguyện, thì hãy thỉnh cầu cụ thể.  Nếu lời cầu nguyện của bạn chỉ có những thỉnh cầu chung chung, thể nào bạn biết chúng được trả lời?

Thảo Luận

·      Thỉnh cầu nào bạn mới xin God đây nhưng bạn chưa nhận được câu trả lời?
·      Hãy cầu nguyện lại thỉnh cầu đó, và theo những bước trên.  Thể nào lời cầu nguyện bạn thay đổi?
·      Những lời hứa nào của God mà bạn cần tuyên bố?




Friday, October 23, 2015

God Luôn Hiện Diện, Bất Kể Thể Nào Bạn Cảm Nhận



By Rick Warren – October 23, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Trần truồng tôi ra khỏi lòng mẹ, trần truồng tôi sẽ ra đi.  CHÚA ban cho và CHÚA lấy đi; nguyện danh CHÚA được ca ngợi.” (Gióp 1:21 NIV)

Khi bạn là Cơ-đốc-nhân con đỏ, God ban cho bạn nhiều cảm xúc rõ ràng và thường trả lời những lời cầu nguyện ích kỷ, non nớt để bạn biết Ngài hiện diện.  Nhưng khi bạn lớn lên trong đức tin, Ngài sẽ dứt sữa bạn về những phụ thuộc này.

Sự toàn tại của God và sự lộ rõ sự hiện diện của Ngài là điều khác nhau.  Một cái là sự kiện; cái kia thường là cảm xúc.  God luôn luôn hiện diện, thậm chí cả khi bạn không nhận ra Ngài, và sự hiện diện của Ngài quá uyên thâm không thể đo lường chỉ bằng cảm xúc.

Vâng, Ngài muốn bạn cảm nhận sự hiện diện Ngài, nhưng Ngài quan tâm hơn nữa là bạn tin cậy Ngài hơn là bạn cảm nhận Ngài.  Đức tin, không phải cảm xúc, mới làm vui lòng God.

Những tình huống, mà sẽ trải rộng đức tin bạn nhất, sẽ là những lúc khi cuộc sống tan rã và God không ở đâu để ta tìm được.  Điều này xảy ra cho Gióp.  Chỉ trong một ngày thôi ông mất mọi thứ - gia đình ông, việc kinh doanh ông, sức khỏe ông, và mọi thứ ông sở hữu.  Và rồi, trong chương 37, God chẳng nói gì!

Thể nào bạn ca ngợi God khi bạn không hiểu điều đang xảy ra trong đời bạn và God thì yên lặng?  Thể nào bạn tiếp tục liên lạc trong khủng hoảng mà không có truyền thông?  Thể nào đôi mắt bạn chăm nhìn Chúa Giêsu khi chúng đầy nưóc mắt?  Bạn làm điều Gióp đã làm: “Rôi ông xấp mình xuống đất thờ phượng và nói: ‘Trần truồng tôi đến từ lòng mẹ tôi; và trần truồng tôi sẽ ra đi.  CHÚA ban cho và CHÚA lấy đi; nguyện xin danh CHÚA được ca ngợi” (Gióp 1:20b-21 NIV).

Hãy nói với God chính xác thể nào bạn cảm nhận.  Hãy tuôn đổ lòng bạn ra cho Ngài.  Hãy xả xuống mọi cảm xúc mà bạn đang cảm nhận.  Gióp đã làm điều này khi ông nói, “Tôi không thể nín lặng!  Tôi giận dữ và cay đắng.  Tôi phải nói ra” (Gióp 7:11 TEV).

Ông kêu gào khi God dường như ở xa: “Ồ, trong những ngày khi tôi sung mãn, khi tương giao mật thiết của God đã ban phước gia đình tôi” (Gióp 29:4 NIV).

God có thể dương đầu ngi ngờ, giận dữ, sợ hãi, bối rối, và nghi vấn của bạn.


Thảo Luận

·      Ai là người bạn tìm đến khi cuộc sống gặp khó khăn?  Điều gì bạn nói với họ mà bạn cũng cần nói với God?
·      Thể nào đức tin bạn nơi God lộ ra khi bạn trải qua khủng hoảng?
·      Tại sao bạn nghĩ God quan tâm nhiều về đức tin bạn hơn là cảm xúc bạn?




Thursday, October 22, 2015

Tại Sao Chúng Ta Phải Quan Tâm Việc Ngay Thẳng Với God?



By Rick Warren – October 22, 2015
Dịch: Thang Chu

“Tin Lành bày tỏ thể nào God làm người ta ngay thẳng lại với chính Ngài.” (Rô-ma 1:17 NCV)

Công chính là từ ngữ lớn trong Kinh Thánh.  Nó được dùng hàng trăm lần.  Kinh Thánh nói God yêu người công chính và God là công chính.  Kinh Thánh nói ngày đến God sẽ phán xét thế giới bằng công chính.  Thi Thiên 23 nói God dẫn chúng ta vào đường lối công chính.

Vậy chữ này nghĩa là gì trong thế giới?

Tôi có lần dò nó trong tự điển thần học, và có 27 trang định nghĩa!  Nhưng tôi tóm lại thành hai chữ: Công chính là một mối quan hệ và một lối sống.

Công chính đơn giản nghĩa là ngay thẳng với God.  Rô-ma 1:17 nói, “Tin Lành bày tỏ thể nào God làm người ta ngay thẳng lại với chính Ngài” (NCV).  Tin Lành là God làm chúng ta ngay thẳng lại với chính Ngài qua sự chết của Chúa Giêsu làm giá trả cho tội lỗi chúng ta.  Vì sự chết của Chúa Giêsu, chúng ta có thể có mối quan hệ cá nhân với God.

Công chính cũng là một lối sống.  Nghĩa là sống ngay thẳng như God định.  Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 2:29, “Hễ ai thực tập công chính là con cái thật của God” (MSG).

Vậy tại sao bạn phải quan tâm về việc ngay thẳng lại với God?  Vì đó là cách duy nhất để sống, và nó là cách duy nhất vào Thiên Đàng.

Khi bạn bị cắt đứt khỏi God, bạn không thật sống; bạn chỉ tồn tại.  Hầu hết người ta trong thế giới không thật sống đầy đủ.  Họ chỉ tồn tại, cố gắng kéo dài tới cuối tuần.  Nhưng bị cắt đứt khỏi Đấng Tạo Hóa của bạn, là Đấng tạo ra bạn có mục địch, thì đời vô nghĩa.

Đời sống không chỉ là đòi hỏi vật chất hoặc thành đạt mục đích.  Đời sống là phải biết God – là Đấng yêu thương bạn và tạo ra bạn có mục đích.  Bạn không thật sống cho đến khi bạn ngay thẳng lại với God và có mối quan hệ với Ngài.

Công chính cũng là cách bạn vào Thiên Đàng.  God sáng tạo Thiên Đàng là nơi cho con cái Ngài rất yêu, và Ngài muốn bạn ở với Ngài vĩnh viễn.  Ngài muốn bạn ở Thiên Đường, nhưng ngài sẽ không ép buộc bạn đi vào Thiên Đàng.  Bạn có thể chọn lựa cắt đứt khỏi God trên Trần Thế, nhưng khi cuộc đời bạn trên Trần Thế chấm dứt, bạn sẽ không còn cơ hội thứ hai để chọn nơi bạn sống đời đời.

Bạn không thể đổ hô God, vì Ngài ban cho bạn lựa chọn ngay bây giờ để có mối quan hệ với Ngài.  Ngài muốn bạn chọn yêu thương Ngài!  Và khi bạn làm vậy, bạn sẽ được ngay thẳng lại với Ngài.  Nó sẽ thay đổi đời bạn, tại đây trên Trần Thế và cõi đời đời!


Thảo Luận

·      Nếu God làm bạn ngay thẳng lại với Ngài, tại sao Ngài vẫn muốn bạn học hỏi và tăng trưởng để trưởng thành tâm linh?
·      Có mối quan hệ với God nghĩa là gì?  Điều này trông ra sao trong đời bạn?
·      Thể nào bạn giải thích công chính bằng lời riêng của bạn cho người khác?  Sự khác biệt gì trong đời bạn khi bạn được ngay thẳng lại với God?





Wednesday, October 21, 2015

Sự Nhã Nhặn Là Việc Làm “Bên Trong”



By Rick Warren – October 21, 2015
Dịch: Thang Chu


“Hãy đến với Ta, hết thảy những ai mệt mỏi và gánh nặng, và Ta sẽ ban cho con yên nghỉ.  Hãy gánh ách ta lên con và học từ Ta, vì Ta nhã nhặn và khiêm nhường trong tâm, và con sẽ tìm được yên nghỉ cho linh hồn con.” (Ma-thi-ơ 28-29 NIV)

Sự nhã nhặn là tính chất quan trọng cho bạn thực tập.  Nó hóa giải xung đột.  Nó tước vũ khí chỉ trích.  Nó đầy thuyết phục.  Nó hấp dẫn.  Nó truyền đạt yêu thương.

Quan trọng nhất là, sự nhã nhặn khiến bạn giống Chúa Giêsu hơn.  Ma-thi-ơ 11:28-29 nói, “Hãy đến với Ta, hết thảy những ai mệt mỏi và gánh nặng, và Ta sẽ ban cho con yên nghỉ.  Hãy gánh ách Ta trên con và học từ Ta, vì Ta nhã nhặn và khiêm nhường trong tâm, và con sẽ tìm được yên nghỉ cho linh hồn con” (NIV).

Khoan.  Có phải điều này nghĩa là sự căng thẳng mà bạn cảm nhận trong đời và áp lực bạn đang cảm nhận trong đời là do bạn không nhã nhặn?  Phải.  Vì Kinh Thánh nói bạn càng trở nên nhã nhặn, bạn càng trở nên giống-đấng-Christ hơn và bạn sẽ được yên nghỉ nhiều hơn.

Bạn muốn bình an không?  Bạn muốn giống Chúa Giêsu không?  Bạn không thể chỉ bước ra khỏi cửa nhà bạn và ép buộc mình phải nhã nhặn.  Bạn không thể điều chế ra sự nhã nhặn, vì bề trong bạn vẫn còn tiếp tục dưới căng thẳng.  Nó phải là việc làm “bề trong.”  Nó phải là trái của Thánh Linh God bên trong bạn.

Chúa Giêsu nhã nhặn và khiêm nhường.  Khi bạn để chính Ngài chia sẻ gánh nặng bạn, bạn sẽ bước với Ngài trong mối quan hệ mật thiết.  Bạn sẽ học cách trở nên nhã nhặn và khiêm nhường hơn, và Ngài sẽ ban cho bạn yên nghỉ và bình an, chứ không phải căng thẳng và áp lực.


Thảo Luận

·      Gánh ách Chúa Giêsu lên mình nghĩa là gì?
·      Có bao giờ bạn hoặc ai đó bạn biết biện hộ rằng bạn “chỉ không phải là người nhã nhặn”?  Những nét tiêu biểu tiêm nhiễm nào đôi khi chúng ta xem chúng như là bẩm sinh?
·      Thể nào bạn thấy sự khác nhau trong đời bạn, gồm cả việc trở nên nhã nhặn hơn, từ khi bạn trở thành tín đồ và nhận được Thánh Linh?




Nếu Người Ta Thích Bạn, Họ Sẽ Lắng Nghe Bạn



By Rick Warrren – October 20, 2015
Dịch: Thang Chu


“Tín hữu không nên nguyền rủa ai hoặc cãi cọ, nhưng hãy nhã nhặn và tỏ ra lịch sự với mọi người.” (Tít 3:2 GW)

Sự nhã nhặn là nhân chứng cho người chưa tin.  Họ đang nhìn bạn suốt để xem bạn có khác gì khi bạn bị căng thẳng.  Khi bạn đáp lại áp lực bằng sự nhã nhặn, đó là lời chứng đáng tin cho thế giới.

Kinh Thánh nói trong Tít 3:2, “Tín hữu không nên nguyền rủa ai hoặc cãi cọ, nhưng hãy nhã nhặn và tỏ ra lịch sự với mọi người” (GW).

Nếu bạn tuyên bố mình là người theo Chúa Giêsu, bạn không được phép nói xấu ai.  Bạn không được phép cãi lộn.  Thay vì thế bạn phải nhã nhặn với mọi người, và bạn phải tỏ ra lịch sự với mọi người.  Có nghĩa là với cả người khác đảng chính trị sao?  Phải.

God cho chúng ta ân tứ truyền giảng, nghĩa là tôi dùng hầu hết thời gian tôi khi tôi không ở tại Hội Thánh Saddleback để nói chuyện với người mà tôi hoàn toàn không đồng ý.  Nhưng tôi tin rằng bạn không thể chinh phục được kẻ thù bạn cho đấng Christ; bạn chỉ có thể chinh phục được bạn hữu bạn.

Người ta sẽ không tin cậy Chúa Giêsu cho đến khi họ tin cậy bạn trước đã.  Người ta thường không hỏi bạn Kinh Thánh có đáng tin không.  Họ muốn thấy tôi có đáng tin không.  Tôi có sống ngay thẳng không?  Tôi có nhã nhặn không?  Tôi có yêu thương không?  Tôi có đồng cảm không?

Nếu người ta thích điều họ thấy, họ sẽ lắng nghe điều bạn nói.

Vấn đề là đây: Nếu bạn thực vâng theo Tít 3:2, bạn sẽ bị chỉ trích bởi những Cơ-đốc-nhân khác.  Họ sẽ nói bạn đang thỏa hiệp.  Tôi biết điều này từ kinh nghiệm.  Khi tôi nói tôi có những bạn Hồi Giáo hoặc vô thần hoặc đồng tính hoặc đảng Dân Chủ hoặc đảng Cộng Hòa, họ nói, “Sao anh làm vậy?”  Và họ cáo buộc tôi việc thỏa hiệp.

Đối xử với người khác bằng tôn trọng không có nghĩa là bạn phải thỏa hiệp điều bạn tin.  Lịch sự với người phái tự do không khiến bạn là người phái tự do.  Lịch sự với người phái bảo thủ không khiến bạn là người phái bảo thủ.

Không ai lúc nào cũng đúng.  Tôi có những người bạn là đảng Cộng Hòa.  Tôi có những người bạn là đảng Dân Chủ.  Tôi đứng về phía những người bạn tôi.  Tại sao?  Vì có điều quan trọng hơn cả chính trị: Họ có biết Chúa Giêsu không?

“Hãy luôn chuẩn bị trả lời mọi người hỏi anh chị em về lý do hy vọng mà anh chị em có.  Nhưng hãy làm điều này với sự nhã nhặn và tôn trọng” (1 Phi-e-rơ 3:15b NIV).


Thảo Luận

·      Thể nào bạn cố ý kết bạn từ mọi ngã đường đời để bạn có thể nói với họ về Chúa Giêsu?
·      Tại sao bạn nghĩ sự nhã nhặn nổi bật trong thế giới ngày nay?
·      Điều gì bạn cần làm để chuẩn bị tốt hơn “trả lời mọi người hỏi anh chị em về lý do hy vọng mà anh chị em có”?





Thể Nào Nhã Nhặn Làm Dịu Xung Đột



By Rick Warren – October 19, 2015
Dịch: Thang Chu


 “Lời đáp nhã nhặn xua đi thịnh nộ, nhưng lời thô lỗ quậy lên giận dữ.”  (Châm Ngôn 15:1 NIV)

Bạn có để ý thấy nhân loại có khuynh hướng bắt chước cảm xúc những người quanh ta?  Lý do chúng ta làm vậy là vì những dây thần kinh kính chiếu trong não bạn.  Chúng cho phép bạn cảm thông và cũng phản ảnh điều người khác cảm nhận.

Ví dụ, nếu ai đó giận bạn, bạn giận lại.  Nếu ai đó thực bị trầm cảm và bạn lãng vãng quanh người đó đủ lâu, bạn bị trầm cảm.

Cũng vậy, khi người ta cất giọng chống bạn, bạn thường cất giọng đối lại.  Rồi họ cất giọng cao hơn.  Rồi bạn cất giọng cao hơn.  Rồi chẳng bao lâu điều đó leo thang, và cảm xúc bạn mất điều khiển.

Kinh Thánh nói, “Một lời nhã nhặn xua đi thịnh nộ, nhưng lời thô lỗ quậy lên giận dữ” (Châm Ngôn 15:1 NIV).

Để tôi cho bạn chút mẹo sẽ cứu bạn khỏi nhiều nhức đầu và xung đột trong đời bạn: Khi người khác cất cao giọng họ, hãy hạ giọng bạn – trong hôn nhân bạn, trong việc dạy con bạn, trong quan hệ bạn hữu, và tại sở làm.  Đó gọi là sức mạnh kiềm chế.

Sự nhã nhặn làm tan xung đột.  Nó hạ bớt giận dữ.

Đây là câu rất hay bạn sẽ cần ngày nào đó – thậm chí có lẽ tuần này.   Truyền Đạo 10:4 nói, “Nếu chủ bạn giận dữ với bạn, đừng nghĩ việc!  Một tâm thần yên lặng có thể chiến thắng những lỗi lầm to lớn” (NLT).

Khi chủ mắng bạn hoặc người phối ngẫu bạn cất cao giọng giận dữ, bạn cần nhận ra bạn không cần làm gì.  Thay vì phòng thủ, hãy tập nhã nhặn.  Hãy để lời đáp nhã nhặn tước vũ khí người kia và hóa tan tình huống đó.


Thảo Luận

·      Phản ứng tự nhiên của bạn thế nào đối với giọng rống cao, chẳng hạn khi con cái bạn mất tác phong hoặc có bất đồng với người phối ngẫu hoặc đồng bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ đáp lại bằng sự nhã nhặn thay vì giận dữ chính là tước vũ khí?  Tại sao điều đó gây chú ý người ta?
·      Hãy tìm cách tập nhã nhặn tuần này.  Thể nào người ta phản ứng khi bạn đáp lại họ bằng sự nhã nhặn?  Bạn nên ghi lại những nỗ lực bạn và hiệu quả chúng và chia sẻ nó với nhóm nhỏ bạn.