Search This Blog

Monday, February 29, 2016

Sứ Mạng Bạn: Giúp Người Vào Gia Đình God


By Rick Warren – February 29, 2016
Dịch: Thang Chu



“Cũng một cách Cha ban cho con sứ mạng trong thế gian, Con ban cho họ sứ mạng trong thế gian.” (Giăng 17:18 MSG)

Nếu bạn là người theo Chúa Giêsu Christ, God đã ban cho bạn một sứ mạng trong thế gian.  Bạn không ở đây chỉ để chiếm chỗ; bạn không ở đây chỉ để theo đuổi những mục đích cá nhân riêng bạn.

Bạn có công tác từ chính God.  Một khi bạn ở trong gia đình đó, đời bạn thay đổi.  Bạn có lý do để sống.  Đời bạn không là về bạn nữa; nhưng về sứ mạng của God.

Và sứ mạng của bạn gắn khít vào sứ mạng của God cho toàn bộ lịch sử.  God sáng tạo mọi vật trong vũ trụ vì Ngài muốn một gia đình.  Ngài không cần Địa Cầu.  Ngài không cần những hành tinh khác.  Ngài không cần những ngôi sao.  Ngài sáng tạo tất cả vì Ngài biết một số chúng ta muốn chọn lựa làm phần tử gia đình Ngài.

Sứ mạng God ban cho Chúa Giêsu bây giờ Ngài ban cho Thân Thể Đấng Christ – là Hội Thánh.  Ngài muốn chúng ta giúp đỡ người khác vào gia đình Ngài.  Chúa Giêsu nói điều này thế này: “Cũng một cách Cha ban cho con sứ mạng trong thế gian, Con ban cho họ sứ mạng trong thế gian” (Giăng 17:18 MSG).

Một khi chúng ta biết Chúa Giêsu, chúng ta phải ra đi!  Chúng ta phải nói với bạn hữu chúng ta và gia đình chúng ta về Ngài.  Nhưng chúng ta không thể ngừng ở đó.  God không bao giờ tạo ra bất kỳ ai mà Ngài không muốn cứu.  Ngài yêu mọi người – băng xuyên toàn cầu.

God muốn chúng ta sống tỏ ra sứ mạng mọi nơi: trong gia đình chúng ta, cộng đồng chúng ta, và thế giới chúng ta.  Sứ mạng Ngài cho đời bạn vừa toàn cầu vừa địa phương.  Kinh Thánh nói, “Bây giờ Chúa nói với tôi, ‘Không đủ cho ngươi chỉ cần là tôi tớ Ta sao.  Ngươi phải làm nhiều hơn việc dẫn trở lại những kẻ sống sót từ những tộc Is-ra-ên.  Ta đã đặt ngươi ở đây như ánh sáng cho các quốc gia; ngươi phải đem quyền năng cứu rỗi của Ta đến mọi người trên đất” (Ê-sai 49:6 CEV).

Đó là kế hoạch của God cho toàn thế giới.  Đó là sứ mạng cho bạn.  Ngài muốn mọi người trên Địa Cầu biết Ngài.  Và Ngài muốn dùng bạn để thấy điều đó xảy ra.  God không chỉ nói điều đó cho các giáo sỹ hoặc mục sư.  Nếu bạn ở trong gia đình Ngài, Ngài ban sứ mạng của Ngài cho bạn!


Thảo Luận

·      Có thể nào bạn cần thay đổi cách bạn sống để theo kế hoạch God không?  Nếu vậy, điều gì như thế trong đời bạn?
·      Thể nào bạn có thể cùng làm sứ mạng với God băng xuyên toàn cầu, thậm chí nếu God gọi bạn sống tại chỗ mình?
·      Bạn có sợ hãi hoặc rụt rè khi bạn nghĩ về sứ mạng God ban cho bạn không?  Hãy dành thì giờ cầu nguyện ngay bây giờ, và xin God ban cho bạn can đảm, phân biện, và ân sủng để bạn nương dựa sức mạnh Ngài để hoàn thành công tác bạn.





Bạn Được Tạo Ra cho Điều Lớn Hơn Chính Bạn


By Rick Warren - February 28, 2016

“Chỉ những ai liều sự sống mình vì cớ Ta và vì cớ Tin Lành sẽ biết điều gì thực là sống.” (Mác 8:35b TLB)



Tại sao chúng ta không cảm thấy đầy đủ hơn?  Rất nhiều người tự hỏi câu hỏi đó.  Chúng ta không hạnh phúc, chúng ta không thỏa mãn – thực ra, chúng ta khốn khổ.

Tại sao?  Trong quyển Giàu Có, Tự Do, và Khốn Khổ, nhà xã hội học John Brueggemann chia sẻ câu chuyện rất hay minh họa tại sao.  Trèo Núi Everest là một trong những thách thức cảm hứng người ta làm chuyện gì đó lớn lao.  Nhiều người cố gắng, thậm chí 10 phần trăm người làm chuyện đó, chết trong lúc làm.  Nhiều thi thể hãy còn nằm rải lên núi đó.  Tuy nhiên người ta vẫn muốn leo núi đó – dù nó thực chẳng có giá trị ích lợi xã hội.

Vài năm cách đây một nhà leo núi, David Sharp, thực sự gặp rắc rối trên núi đó.  Có 40 người leo núi thấy nhu cầu rõ ràng của anh nhưng họ cứ đi qua anh ngày đó.  Anh chết trên Núi Everest vì không nhà leo núi nào muốn hoãn mục đích cá nhân họ để giúp anh.

Đó là chúng ta.  Động cơ cá nhân chúng ta muốn có thêm, sống thêm, và làm thêm khiến chúng ta tối mắt trước điều thực sự quan trọng.  Nhưng đó là cách God cài đặt chúng ta.  Sự sống không phải điều bạn khiến, người bạn biết, hoặc điều bạn làm.  Sự sống tất cả là về tình yêu – yêu God và yêu người.

Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Mác 8:35, “Chỉ những ai liều sự sống mình vì cớ Ta và vì cớ Tin Lành sẽ biết điều gì thực là sống.”  God cài đặt bạn trong cách bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc trừ khi bạn ban cho đời bạn trong công tác Ngài.  Bạn được tạo ra cho cái lớn hơn chính bạn.  Kinh Thánh gọi điều này là mục vụ đời sống.  Tầm quan trọng không đến từ vị thế, lương bổng, hoặc tình dục.  Nó đến từ phục vụ.  Chỉ khi ban cho đời bạn thì bạn mới có thể cảm thấy rằng đời bạn quan trọng.

Thảo Luận

·      Có phải bạn không hạnh phúc, không thỏa mãn, hoặc khốn khổ?  Đó là dấu hiệu bạn trở nên tập trung vào một nguyên cớ khác hơn nguyên cớ của Đấng Christ.  Tại sao bạn nghĩ bạn đã tập trung vào chỗ khác rồi?
·      Điều gì bạn cần làm để gia nhập mục vụ của God?
·      Thể nào bạn có thể bày tỏ đời sống phục vụ?



Saturday, February 27, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Đầu Tư vào Cõi Vĩnh Hằng


By Rick Warren – February 27, 2016
Dịch: Thang Chu



“Dù tôi cảm ơn quà tặng của anh chị em, điều khiến tôi hạnh phúc nhất là phần thưởng tốt lành mà anh chị em sẽ có vì lòng tử tế của anh chị em.” (Phi-líp 4:17 LB)

Mỗi làn bạn rộng rãi, bạn đầu tư vào nhà vĩnh hằng.

Chúa Giêsu gọi nguyên tắc này là “chất chứa của cải trên Thiên Đàng.”  Ngài thực sự dùng cụm từ này sáu lần trong Kinh Thánh!  Bất cứ lúc nào Chúa Giêsu nói điều gì sáu lần, bạn phải nên chú ý.  Nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ phước hạnh.

Đời sống không là chất chứa của cải tại đây trên Trần Thế.  Đời sống là chất chứa của cải trên Thiên Đàng.  Kinh Thánh nói đừng chất chứa một đống đồ ở đây trên Trần Thế nơi kẻ trộm có thể ăn cắp nó và rỉ sét và sâu mối có thể hủy phá nó.  Hãy chất chứa của qúy trên Thiên Đàng.

Điều đó thật rõ nghĩa.  Tại sao?  Vì bạn sẽ trải nhiều thời giờ hơn nữa trên Thiên Đàng, và bạn sẽ cần nhiều hàng hóa và phần thưởng quá nhiều trên Thiên Đàng hơn là trên Trần Thế.  Bạn chỉ có 80 đến 100 năm trên hành tinh này, và bạn phải để lại mọi thứ đàng sau.  Nhưng bạn sẽ vui hưởng của qúy trên Thiên Đàng đời đời!

Vậy, thể nào bạn chất chứa của qúy trên Thiên Đàng?  Thể nào bạn gửi nó đi trước?

Kinh Thánh nói bạn làm điều này bằng cách đầu tư vào con người.  Chỉ có hai điều sẽ tồn tại vĩnh viễn: Lời God và con người.  Con người sẽ sống vĩnh viễn hoặc ở Thiên Đàng hoặc ở Địa Ngục, và sự đầu tư của bạn vào ai đó có thể tạo tất cả khác biệt mà God muốn bạn đầu tư vào con người, vì những đầu tư đó có hệ lụy và phần thưởng vĩnh viễn.

Phi-líp 4:17 nói, “Dù tôi cảm ơn quà tặng của anh chị em, điều khiến tôi hạnh phúc nhất là phần thưởng tốt lành mà anh chị em sẽ có vì lòng tử tế của anh chị em.”

Phao-lô viết cho người Phi-líp để bày tỏ lòng cảm ơn của ông về sự ủng hộ của họ, nhưng ông nói cái ý nghĩa nhất, cái đem lại ông vui mừng nhất, là biết được sự hy sinh và lòng rộng rãi của họ đem lại họ của qúy trên Thiên Đàng.  Họ đầu tư vào ông, nhưng họ cũng đầu tư vào nhà vĩnh cửu của họ.

Bạn sẽ được thưởng về mọi thứ bạn đã ban cho.  Bạn có ban cho thời giờ bạn không?  Bạn sẽ được thưởng trên Thiên Đàng.  Bạn có ban cho năng lực bạn không?  Bạn sẽ được thưởng trên Thiên Đàng.  Bạn có ban cho tiền bạc bạn không?  Bạn sẽ được thưởng trên Thiên Đàng.


Thảo Luận

·      Bằng những cách nào bạn đang đầu tư vào việc tăng trưởng tâm linh con người?
·      Điều khó nhất nào cho bạn khi ban cho?  Hãy xin God đức tin để vượt qua sợ hãi và ích kỷ của bạn để bạn có thể kinh nghiệm phước hạnh của Ngài.  Ngài có lẽ không yêu cầu bạn ban cho, nhưng Ngài muốn thiện chí của bạn để làm bất cứ điều gì Ngài yêu cầu.
·      Thể nào bạn vun trồng nếp sống chất chứa của cải trên Thiên Đàng thay vì tại đây trên Trần Thế?



Friday, February 26, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Đức Tin Bạn Tăng Với Lòng Rộng Rãi của Bạn


By Rick Warren – February 26, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đừng lo lắng chi hết; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện.  Hãy nói với God điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài về tất cả điều Ngài đã làm.” (Phi-líp 4:6 NLT)

Mỗi lần bạn bày tỏ lòng rộng rãi, bạn làm mạnh đức tin bạn.

Tại sao vậy?  Vì khi bạn lấy điều gì và, thay vì dùng cho chính bạn, bạn dùng nó để giúp người khác, thì bạn sẽ phải dựa vào God để giúp bạn.

Khi bạn chọn giúp một bạn hữu đang gặp khó khăn trả tiền hóa đơn, bạn sẽ phải học tin cậy God cung cấp cho bạn. 

Nếu bạn chỉ có một lượng thời giờ hoàn tất việc, nhưng bạn dừng lại và thay vì thế dùng thời giờ đó giúp hàng xóm bạn, bạn phải tin cậy God nới rộng thời giờ và khiến nó kết quả để bạn có thể hoàn tất việc của bạn nữa.

Đức tin bạn được vững mạnh khi bạn nương cậy vào God trong những tình huống đó và tin cậy Ngài.  Bạn chọn lựa cầu nguyện, thay vì lo lắng và mong đợi God chăm sóc nhu cầu bạn.

Phi-líp 4:6 nói, “Đừng lo lắng chi hết; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện.  Hãy nói với God điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài về tất cả điều Ngài đã làm.”  

Hơn 33 năm ở Saddleback, chúng tôi có sáu lần khác nhau lúc chúng tôi yêu cầu mọi người dâng vượt quá sức dâng hiến bình thường của họ.  Trong mỗi một lần đó, God trải rộng đức tin riêng của tôi.  Thực ra, trong một chiến dịch, God dẫn dắt Kay và tôi dâng đứt lương ba năm.   Bạn có nghĩ đó là trắc nghiệm đức tin không?  Thể nào trong thế gian này chúng tôi sống được nếu chúng tôi ban cho toàn bộ tiền lương cho sự dâng hiến này (chuyện này trước lúc tôi viết bất kỳ sách nào)?  Tôi muốn nói là trong ba năm đó, chúng tôi phải tin cậy God cách nào đó cung cấp thu nhập.

Đó là trắc nghiệm đức tin tôi.  Và mỗi lần God trắc nghiệm tôi, đức tin tôi chỉ có trở nên mạnh hơn và mạnh hơn khi God cung cấp cách thành tín.  God sẽ làm y vậy cho bạn khi bạn ban cho rộng rãi.


Thảo Luận

·      Hãy nói về lúc trong bạn đời khi bạn phải tin cậy God cung cấp cho bạn nhờ kết quả của lòng rộng rãi của bạn.
·      Điều gì bạn cần God cung cấp cho bạn hôm nay?  Bạn có bày tỏ cho Ngài rằng bạn sẽ có lòng rộng rãi về thời gian và tiền bạc bạn không?
·      Thể nào God có thể cung cấp cho bạn trong tình huống hiện nay của bạn theo những cách hoặc phương tiện thật không ngờ?



Thursday, February 25, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Trở Nên Giống Chúa Giêsu Hơn Bởi Ban Cho


By Rick Warren – February 25, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng để ý người khác nữa.  Anh chị em phải có thái độ mà Chúa Giêsu Christ có.” (Phi-líp 2:4-5 NLT)

Mọi thứ trong đời bạn là quà tặng của God, vì God rộng rãi.

God muốn con cái Ngài trở thành giống Ngài.  Ngài muốn bạn học biết rằng bạn có thể ban cho mà không yêu nhưng bạn không thể yêu mà không ban cho.

Bạn nói, “Tôi thực yêu con cái tôi!”  Bạn có cho chúng thời giờ bạn không?  “Tôi thực yêu vợ tôi.”  Bạn có cho nàng sự quan tâm của bạn không?  Đây là điều tình yêu thực là.  Bạn trở nên càng yêu khi bạn càng rộng rãi.

Mỗi lần bạn rộng rãi, một thay đổi xảy ra trong bạn.  Mỗi lần bạn ban cho, lòng bạn di chuyển vòng quay về God.  Bạn trở nên yêu thương hơn mỗi lần bạn ban cho.  Bạn trở nên giống Chúa Giêsu hơn.

Phi-líp 1:11 nói, “Nguyện anh chị em luôn được đổ đầy trái cứu rỗi mình – là đức công chính sanh ra trong đời mình nhờ Chúa Giêsu Christ – vì điều này sẽ đem vinh hiển và ngợi khen đến God” (NLT).

Điều chúng ta đang nói đây thực cực kỳ phản văn hóa, vì văn hóa chúng ta không bảo chúng ta ban cho.  Mọi thứ trong văn hóa chúng ta nói “hãy thu.”  Bạn có đồng ý rằng chúng ta đang sống trong văn hóa ích kỷ đang gia tăng không?  Sự yêu mình đang tăng.  Tất cả là tôi.  Tôi, đồ của tôi, nhu cầu của tôi – tôi, tôi, tôi.  Chúng ta có vấn nạn “tôi”!

Khi bạn rộng rãi, điều đó lấy tập trung khỏi bạn để bạn có thể ngưng nghĩ về chính mình và bắt đầu nghĩ về người khác.  Phi-líp 2:4-5 nói, “Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng để ý người khác nữa.  Anh chị em phải có thái độ mà Chúa Giêsu Christ có.”


Thảo Luận

·      Điều gì bạn đã học về God khi bạn trở nên rộng rãi hơn?
·      Vài cách nào bạn có thể phản ngược lại văn hóa và trở nên rộng rãi hơn?



Wednesday, February 24, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Ban Cho Bày Tỏ Lòng Bạn


By Rick Warren – February 24, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Tôi có lần đã xem những điều này là giá trị, nhưng giờ tôi xem chúng vô giá trị vì điều đấng Christ đã làm.” (Phi-líp 3:7 NLT)

Mỗi lần bạn ban cho, bạn bày tỏ điều quan trọng với bạn.  Cho tôi biết thể nào bạn xài tiền bạn và thời gian bạn, và tôi sẽ cho bạn biết điều gì quan trọng nhất với bạn.  Thời khóa biểu bạn có thể cho thấy điều quan trọng nhất với bạn là con cái bạn.  Việc xài tiền của bạn có lẽ cho thấy điều quan trọng nhất với bạn là thú vui bạn.

Bạn có lẽ không quan tâm nhiều về Microsoft vì bạn không sở hữu chứng khoán trong Microsoft.  Nhưng nếu bạn mua chứng khoán Microsoft, đột nhiên tất cả gì bạn quan tâm là thành công của công ty đó, vì nơi đâu bạn đặt tiền, là nơi bạn đặt lòng.

Phi-líp 1:10 nói, “Tôi muốn anh chị em hiểu điều gì thực quan trọng” (NLT).

Điều gì quan trọng trong đời bạn?  Không phải là đòi hỏi.  Đời sống không là tích lũy đồ đạc.  Người nào chết với nhiều đồ chơi nhất vẫn là chết. 

Đời sống không phải là đồ đạc.  Nhưng về học biết cách yêu thương.  Nếu tới cuối đời bạn, bạn có một đống khổng lồ đồ đạc nhưng bạn xa lánh khỏi vợ con, bạn đã mất mục đích rồi!

Khi bạn rộng rãi với thời giờ, tiền bạc, nỗ lực, và năng lực bạn, bạn đang nói rằng điều quan trọng nhất là God và con người.  Điều quan trọng nhất là tình yêu.

Phao-lô nói về điều này trong Phi-líp 3:7, “Tôi có lần đã xem những điều này là giá trị, nhưng giờ tôi xem chúng vô giá trị vì điều đấng Christ đã làm.”

Cách nào bạn bẻ gãy gọng nắm chủ nghĩa vật chất?  Chỉ có một cách.  Thuốc chữa cho thu gom là ban cho.  Vậy mỗi khi bạn rộng rãi và ban cho người khác hoặc cho God, thì bạn thực sự đang bẻ gãy gọng nắm chủ nghĩa vật chất trong đời bạn.

“Chúng ta là công dân trời, nơi Chúa Giêsu Christ sống” (Phi-líp 3:20a).  Mục đích bạn không là sống ở đây và hiện tại.  Bạn đang chất chứa cho cõi vĩnh hằng!  Bạn đang xây đống lớn trên phía vĩnh hằng.  Bạn đang xây con người và mối quan hệ là cái quan trọng về phía vĩnh hằng.  Bạn đang sống trong ánh sáng Thiên Đàng.



Thảo Luận

·      Nếu ai đó nhìn thời khóa biểu bạn, họ nói điều là quan trọng nhất với bạn?
·      Nếu ai đó nhìn vào nơi hoặc người mà bạn ban cho tiền bạc bạn, họ nói điều gì là quan trọng nhất với bạn?
·      Khi bạn ban cho, hãy tự hỏi mình, “Động cơ của tôi là gì?”



Tuesday, February 23, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Rộng Rãi


By Rich Warren – February 23, 2016
Dịch: Thang Chu

“Hiện giờ tôi có tất cả gì tôi cần – và nhiều nữa!  Tôi được chu cấp rộng rãi những quà anh chị em gửi tôi . . . Họ là sự hy sinh thật quý mà God chấp nhận và vui lòng.” (Phi-líp 4:18 NLT)



Bạn kiếm sống bằng điều bạn làm, nhưng bạn kiếm tôn trọng và lòng biết ơn của người khác và di sản và danh tiếng bằng điều bạn cho.

Ai là người trong đời bạn mà bạn biết ơn nhiều nhất?  Họ là những người đầu tư thời gian, tiền bạn, năng lực, và kiên nhẫn vào bạn. 

Người ban cho nhiều nhất là người được biết ơn nhiều nhất.  Phao-lô cho ví dụ về điều này: “Thật tôi ngợi khen Chúa rằng anh chị em lại quan tâm tôi.  Tôi biết anh chị em luôn quan tâm tôi, nhưng anh chị em không có dịp giúp tôi.  Dẫu vậy, anh chị em đã làm điều tốt để chia sẻ với tôi trong khó khăn hiện tại.  Như anh chị em biết, anh chị em người Phi-líp là những người duy nhất giúp tôi tài chánh khi tôi lần đầu đem đến anh chị em Tin Lành . . . Không hội thánh nào khác làm vậy.  Hiện giờ tôi có tất cả gì tôi cần – và nhiều nữa!  Tôi được chu cấp rộng rãi những quà anh chị em gửi tôi . . . Họ là sự hy sinh thật quý mà God chấp nhận và vui lòng” (Phi-líp 4:10, 14-15, 18 NLT).

Có ai biết ơn lòng rộng rãi của bạn không?  Bao nhiêu người bạn nghĩ họ nói bạn là, “Người đó thật yêu thương và luôn ban cho; họ đã thật rộng rãi với tôi”?

Không có ngày nào tốt hơn hôm nay để cám ơn người đã rộng rãi với bạn.  Bạn có thể cảm ơn họ bằng cách gọi họ hoặc viết vài dòng và nói họ biết thể nào họ đặc biệt đầu tư vào bạn và điều đó thật ý nghĩa trong đời bạn.  Rồi, hãy dùng những người đó là gương mẫu về thể nào để ban cho chính mình và rộng rãi với người khác.

Thảo Luận

·      Ai là người trong đời bạn mà bạn biết ơn nhất?
·      Thể nào bạn có thể bày tỏ sự cám ơn với những người đó hôm nay?
·      Thể nào bạn đầu tư vào đời sống người khác?  Bạn có thể làm gì nhiều hơn nữa?



Monday, February 22, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Quyền Năng Lời Cầu Nguyện Biết Ơn


By Rick Warren – February 22, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đừng lo lắng về bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện.  Hãy nói với God điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài về tất cả gì Ngài đã làm.  Nếu anh chị em làm điều này, anh chị em sẽ kinh nghiệm bình an của God.” (Phi-líp 4:6-7a NLT)

Trong Phi-líp 4:6-7 chúng ta thấy một trong những câu khó nhất trong toàn bộ Kinh Thánh để làm theo: “Đừng lo lắng về bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện.  Hãy nói với God điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài về tất cả gì Ngài đã làm.  Nếu anh chị em làm điều này, anh chị em sẽ kinh nghiệm bình an của God.”

Không dễ ngưng lo lắng về những phần hàng ngày đáng sợ trong đời chúng ta, nhưng God nói chúng ta thế nào trong phần kế của câu đó: “Hãy cầu nguyện về mọi chuyện . . . và hãy tạ ơn Ngài về tất cả gì Ngài đã làm.”  Lời cầu nguyện biết ơn đem lại bình an.  God nói, khi bạn bắt đầu lo lắng, hãy cầu nguyện.

Cha mẹ hiểu quyền năng lời cầu nguyện.  Hầu hết cha mẹ không thích con cái cứ luôn yêu cầu mà không bao giờ nói “cám ơn cha mẹ” về điều chúng đã nhận được.  God thấy y vậy.  Ngài muốn chúng ta xin Ngài về điều chúng ta cần và thiếu.  Hơn 20 lần trong Tân Ước, chúng ta được bảo “xin” Ngài.  Nhưng Ngài muốn chúng ta xin với lòng biết ơn.

Kinh Thánh thúc giục chúng ta nêu cụ thể trong lời thỉnh nguyện – và lời ngợi khen của chúng ta.  Thay vì chỉ đơn giản “cám ơn Ngài về mọi điều,” Ngài muốn chúng ta nói với Ngài điều chúng ta biết ơn.  Khi tôi nói với vợ tôi, “Anh thật biết ơn em,” nàng bảo tôi hãy nói cụ thể.  Nàng muốn nghe điều tôi cám ơn về nàng và điều tôi biết ơn về nàng.  God cũng vậy.  Vậy khi bạn cầu nguyện, hãy nói với God điều bạn cám ơn.  Cầu nguyện là một trong những cách quan trọng nhất chúng ta nói với God “cám ơn Ngài.”

Tạ ơn God trước là một bước lớn của đức tin.  Khi chúng ta có đức tin để tạ ơn God trước thời hạn, thì những phép lạ xảy ra.  Chúng ta càng tạ ơn, God càng hành động trong đời sống chúng ta.  Kinh Thánh nói rằng God ngự trong lời ca ngợi của dân sự Ngài.  Ngài dùng sự tạ ơn như khí cụ quyền năng trong đời sống chúng ta.

Vậy, điều gì bạn tạ ơn?



Thảo Luận

·      Tại sao bạn nghĩ tạ ơn thật quan trọng cho đời sống tâm linh chúng ta?
·      Hãy cụ thể hết sức, điều gì bạn tạ ơn God?  Hãy dành giờ cầu nguyện tạ ơn God về những điều này.
·      Một số cách nào bạn tin God sẽ ban phước bạn trong tương lai?  Hãy tạ ơn God về những điều đó - thậm chí trước khi chúng xảy ra.



Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Hát Tạ Ơn Chúa


By Rick Warren – February 21, 2016
Dịch: Thang Chu



“Hãy hát lời tạ ơn Ngài; hãy hát ngợi khen God chúng ta.” (Thi Thiên 147:7a LB)

Học tạ ơn God về điều Ngài đã làm cho chúng ta là một phần quan trọng của hành trình tâm linh chúng ta.  Vậy thể nào bạn khiến tạ ơn God là một phần quan trọng đời bạn?

Một trong những cách quan trọng nhất để làm vậy là ca hát.  Kinh Thánh nói, “Hãy hát lời tạ ơn Ngài; hãy hát ngợi khen God chúng ta” (Thi Thiên 147:7a LB).  Không gì khiến bạn tỉnh thức về sự hiện diện của God nhanh hơn là ca hát ngợi khen God.  Bất kể tài âm nhạc bạn có bao nhiêu, không cần.  Kinh Thánh thúc giục chúng ta gây tiếng ồn vui vẻ.  Thậm chí heo làm vậy khi chúng ăn!  Nếu heo có thể tạo ồn ào vui vẻ, bạn cũng có thể.

Cơ-đốc-giáo là đức tin ca hát.  Có nhiều bài ca về Chúa Giêsu hơn bất cứ gì hoặc bất cứ ai khác, thậm chí tình yêu.  Đó là lý do bạn cần là một phần hội thánh địa phương.  Không chỉ là lắng nghe sứ điệp hàng tuần từ Kinh Thánh.  Ít nhất một tuần một lần, bạn cần bày tỏ cảm xúc đến từ ca hát tạ ơn God.  Nếu không, lòng bạn sẽ khô héo.  Bạn không thể là một Cơ-đốc-nhân lành mạnh nhờ chỉ bài giảng.  Bạn cần cả ấn tượng từ sứ điệp và cả bày tỏ từ âm nhạc.

Tôi đã khám phá rằng lúc tôi ít cảm thấy ca hát là lúc tôi cần nó nhất.  Khi lòng tôi lạnh lẽo, tôi cần tân tạo, hồi phục, và tái nạp qua ca hát tạ ơn God.  Trong thời khóa biểu bận rộn, tôi tìm thấy việc lắng nghe âm nhạc và ca hát ngợi khen God tân tạo linh hồn tôi.

Vậy hãy bật những bài ca thờ phượng ưa thích của bạn hoặc tìm một đài radio Cơ-đốc tốt, và hát theo.  Tạ ơn God về tất cả gì Ngài đã ban cho bạn.  Và gây ồn ào vui mừng cho Chúa khi bạn nghe nó.


Thảo Luận

·      Một số bài hát ca ngợi ưu thích của bạn là gì?  Tại sao bạn thích chúng?
·      Điều gì khiến bạn không ca hát lúc riêng tư và thờ phượng chung?
·      Hãy chia sẻ về lúc ca hát ngợi khen God giúp nâng đỡ tâm thái bạn.



Saturday, February 20, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Nói Cám Ơn về Lời Cầu Nguyện Được Nhậm


By Rick Warren – February 20, 2016
Dịch: Thang Chu



“Ôi Chúa, giờ con đã nghe về Ngài, và con thờ phượng Ngài với lòng tôn kính.” (Ha-ba-cúc 3:2a LB)

Nếu bạn muốn nghe God nói, thì hãy thờ phượng God.

Nói cách khác, hãy tạ ơn Ngài vì Ngài dự phần vào đời bạn và chú tâm đến những chi tiết đời bạn.  Hãy tạ ơn Ngài vì trả lời cầu nguyện bạn: “Ôi Chúa, giờ con đã nghe về Ngài, và con thờ phượng Ngài với lòng tôn kính.”  God cho bạn khải tượng.  God cho bạn ước mơ.  Bạn biết điều God muốn bạn làm, vậy bây giờ bạn tạ ơn Ngài vì Ngài trả lời cầu nguyện của bạn.  Đó là một phần trong thờ phượng God.

Điều tôi muốn bạn làm là ngưng xem lời cầu nguyện bạn là độc thoại và bắt đầu xem chúng như chúng thực là: một cuộc đối thoại.  Cầu nguyện là đàm thoại với God.  God nghe bạn khi bạn cầu nguyện, và Ngài trả lời bạn khi bạn đặt câu hỏi.  Ngài muốn nói chuyện với bạn mỗi ngày.  Nếu bạn trung tín thưa chuyện God mỗi ngày suốt ngày, điều đó sẽ cách mạng hóa đời bạn.

Bây giờ, bạn không thể nghe God cho đến khi bạn biết God, và có ba mức độ biết God: nhận ra, quen với, và thông công.  Bạn có thể ở mức nhận ra; bạn biết God có đó, nhưng bạn chưa thực biết Ngài.  Hoặc, bạn có lẽ ở mức quen với; bạn biết God chút xíu, nhưng bạn không biết Ngài thật rõ.

God muốn bạn sống ở mức thông công.  Ngài muốn là bạn hữu bạn, và Ngài muốn bạn là bạn hữu Ngài.  God muốn bạn nói chuyện với Ngài luôn.

Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện hôm nay:

“Ôi God mến, con kinh ngạc rằng Ngài muốn con là bạn.  Con thực muốn học biết đàm thoại với Ngài.  Xin giúp con dành thời giờ với Ngài mỗi ngày.  Cám ơn Ngài chăm sóc mỗi chi tiết đời con.

Chúa Giêsu ơi, con muốn biết Ngài hơn nữa và hơn nữa mỗi ngày, và con muốn phụ thuộc vào Ngài để hướng dẫn việc làm con, gia đình con, tương lai con, và mọi lãnh vực khác của đời con.  Con mời Ngài làm quản gia đời con, Chúa và Đấng Cứu Rỗi con, khi con đi theo Ngài và tin cậy Ngài.  Trong danh Ngài con cầu nguyện.  A-men.”




Friday, February 19, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Tạ Ơn trong Mọi Hoàn Cảnh


By Rick Warren – February 19, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn God cho anh chị em trong Chúa Giêsu Christ.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV)

Tại Hoa Kỳ, chúng ta ăn mừng lễ tạ ơn một lần mỗi năm.  Nhưng God muốn chúng ta chủ ý tạ ơn mỗi ngày.  Ngày muốn chúng ta phát triển thói quen tâm linh này, là cái được phản ảnh trong đời sống tín đồ triệt để.  Chân lý là, bạn càng sâu xa hiểu tình yêu God, bạn càng biết ơn.

Vậy điều gì là biết ơn triệt để?

Kinh Thánh nói trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18, “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn God cho anh chị em trong Chúa Giêsu Christ” (NIV).  Đó là thái độ biết ơn triệt để.  Trong mọi hoàn cảnh hãy tạ ơn, vì đó là ý muốn God đối với bạn.

Bạn có thể tạ ơn God trong mọi hoàn cảnh vì God đang làm chủ.  Ngài có thể đem điều tốt ra từ điều xấu.  Ngài có thể xoay ngược những lỗi lầm ngu dại mà bạn đã làm.  Bất kể chuyện gì xảy ra, God không ngừng yêu bạn.  Có hàng trăm điều để tạ ơn trong bất cứ hoàn cảnh nào, thậm chí khi hoàn cảnh đó thật thối tha.

Tạ ơn triệt để - là tạ ơn trong mọi hoàn cảnh – là ý muốn của God vì nó tạo ra thông công.

Tôi muốn ngụ ý gì đây?  Biết ơn luôn xây dựng quan hệ sâu xa hơn giữa bạn và người khác và giữa bạn và God.

Bất cứ ai bạn muốn gần hơn, hãy bắt đầu bày tỏ lòng biết ơn với người đó.  Nếu bạn đi xa khỏi chồng bạn hoặc vợ bạn, bạn cần bắt đầu làm điều bạn đã làm khi bạn hẹn hò: Bày tỏ lòng biết ơn.  Hãy viết những ghi chú nhỏ tử tế và khích lệ.  Hãy gọi hoặc nhắn tin trong ngày, chỉ để nói với ảnh hoặc chỉ rằng bạn rất cám ơn.  Hãy làm những điều bạn đã làm lúc đầu.  Lý do bạn mất cảm giác yêu thương đó là vì bạn ngừng làm những điều tạo cảm giác yêu thương ban dầu, và bạn xem thường nhau.

Bạn có muốn xây dựng nhóm nhỏ bạn?  Đừng chỉ đến nhóm nhỏ.  Trong tuần, hãy nhắn tin họ, e-mail họ, gọi họ, viết cho họ.  Hãy nói, “Tôi cám ơn bạn, và đây là lý do.”  Bạn sẽ thấy rằng bạn càng biết ơn nhóm của bạn, nhóm của bạn sẽ càng gắn bó.

Kinh Thánh nói chúng ta “hãy khích lệ lẫn nhau và xây dựng lẫn nhau” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11).  Khi bạn xây dựng người khác, bạn sẽ thấy rằng God xây dựng trong đời bạn nữa qua các quan hệ sâu xa với Ngài và người khác.


Thảo Luận

·      Ai bạn cần khích lệ hoặc liên lạc tuần này?  Ai bạn cần bày tỏ lòng biết ơn của bạn?
·      Vài cách đơn giản nào bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn người phối ngẫu, bạn hữu, hoặc các thành viên nhóm nhỏ của bạn?
·      Khi bạn phát triển thái độ biết ơn, những thay đổi nào bạn nghĩ bạn sẽ thấy trong chính mình và các mối quan hệ mình?


Thursday, February 18, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Rộng Lượng Trong Mọi Dịp


By Rick Warren – February 18, 2016
Dịch: Thang Chu



“Anh chị em sẽ được giàu có mọi đường để anh chị em có thể rộng lượng trong mọi dịp, và qua chúng tôi, lòng rộng lượng của anh chị em sẽ đưa đến kết quả tạ ơn God.” (2 Cô-rinh-tô 9:11 NIV)

God khiến bạn giàu có mọi đường để bạn rộng lượng trong mọi dịp, mà sẽ đưa đến kết quả tạ ơn God.

God không ban phước bạn để bạn tham lam; Ngài ban phước bạn để bạn có thể rộng lượng.  Bạn cho đi, và God cho bạn lại để bạn có thể cho nhiều nữa và Ngài có thể cho bạn lại nhiều nữa và cứ vậy cứ vậy.  God không cho bạn nhiều thứ để bạn chồng chất chúng.  Khi bạn buông ra cái trong tay bạn, bây giờ nó trống rỗng để nhận nhiều phước hơn nữa từ God.

Nhưng như tôi đã nói trước đây, việc God ban cho bạn dựa vào thái độ bạn.  Đó là lý do thật quan trọng sống với thái độ biết ơn.  Kinh Thánh nói, “Việc phục vụ này mà anh chị em đang làm không chỉ cung cấp nhu cầu của dân sự Chúa nhưng còn tuôn tràn nhiều biểu lộ tạ ơn God” (2 Cô-rinh-tô 9:12).

Khi bạn ban cho, bạn đang thực hiện phục vụ.  Phục vụ và ban cho đều giống nhau.  Đó hai hành động của tình yêu.  Bạn không thể yêu mà không phục vụ và ban cho.  Và phần tốt nhất là điều này: Việc phục vụ của bạn dẫn đến sự bày tỏ tạ ơn God.

Hãy dành ít phút cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn God.


Thảo Luận

·      Điều gì nghĩa là phát triển thái độ biết ơn?
·      Thể nào việc ban cho của bạn phản ảnh lòng rộng lượng của God với bạn?
·      Động cơ của bạn là gì khi phục vụ và ban cho?  Việc phục vụ của bạn có dẫn đến sự bày tỏ lời tạ ơn God không?



Wednesday, February 17, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Tìm Điều Chung


By Rick Warrn – February 17, 2016
Dịch: Thang Chu



“Bạn phải hòa thuận lẫn nhau.  Bạn phải học quan tâm lẫn nhau, hòa đời sống chung.” (1 Cô-rinh-tô 1:10 MSG)

Một kỹ năng dường như không được dạy ở trường nữa là cách làm việc tốt với người khác.  Nhưng nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để học nếu bạn muốn là người hạnh phúc.

Nếu bạn không hòa tốt với người khác, bạn sẽ không hạnh phúc nhiều trong đời.

Điều gì bạn cần học để hòa tốt với người khác?

Đầu tiên, bạn phải học hợp tác với người khác.

Epaphroditus là người mà hội thánh ở Phi-líp gửi đến La-mã với quà tặng ủng hộ tài chánh cho Phao-lô khi ông ở tù.  Phi-líp 2:25 nói, “Tôi cảm thấy tôi phải gửi Ephaphroditus - người anh em, người đồng lao, và chiến hữu tôi - trở lại anh chị em.  Anh chị em đã gửi anh ấy như người đại diện cá nhân để giúp cho nhu cầu tôi” (GWT).

Hội thánh là gia đình của God.  Chúng ta là anh chị em với người mà chúng ta làm mục vụ và cùng thờ phượng, và chúng ta phải đối xử họ cũng như vậy.  Đó cũng là thông công, nơi chúng ta làm việc và phục vụ cùng nhau với mục đích chung - Đại Sứ Mạng.

Chúng ta cũng cùng trận chiến chống Satan, và bạn cần ủng hộ lẫn nhau.  Bạn cần bảo vệ và khích lệ lẫn nhau.

Nơi tốt nhất để học cách hợp tác với người khác là trong hội thánh.

Thứ hai, bạn cần học quan tâm.

Phao-lô nói về Epaphroditus lần nữa trong Phi-líp 2:26 khi ông nói, “Ông ấy mong gặp tất cả anh chị em và lo âu vì anh chị em nghe tin mình bị đau.”

Để ý có hai ví dụ đáng xét.  Phao-lô quan tâm về bệnh hoạn của bạn đồng lao ông, và Epaphroditus quan tâm về lo lắng của người Phi-líp.

Đây là chìa khóa hạnh phúc!  Bạn càng học quan tâm về nhu cầu, nghi ngờ, và sợ hãi của người khác, bạn sẽ càng hạnh phúc.  Nếu bạn không quan tâm, bạn sẽ không có hôn nhân hạnh phúc.

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 1:10, “Bạn phải hòa thuận lẫn nhau.  Bạn phải học để ý lẫn nhau, hòa đời sống chung” (MSG).

Không ai trong chúng ta theo bản năng là người biết quan tâm, vì chúng ta có khuynh hướng nghĩ về mình trước và không về nhu cầu người khác.  Việc “vun trồng đời sống chung” cần hành động, và việc học hòa thuận và làm việc tốt với người khác cần thực tập.  Như vườn cần vun xới để ra trái, bạn sẽ thấy thể nào nỗ lực của bạn sẽ ra trái hạnh phúc và quan hệ mạnh mẽ.


Thảo Luận

·      Tại sao đôi khi khó nhất là hòa thuận hoặc làm việc tốt với người thuộc hội thánh và với người mà bạn làm mục vụ?
·      Những thực tập mới nào bạn có thể thích ứng để vun trồng hợp tác và quan tâm trong nhóm mục vụ của bạn hoặc bạn đồng lao?




Thói Quen Hạnh Phúc: Phải Đáng Tin


By Rick Warren – February 16, 2016
Dịch: Thang Chu




“Bạn hữu đáng tin, là người làm điều họ nói, sẽ giống nước uống mát trong cái nóng hực lửa - là nước giải khát!” (Châm Ngôn 25:13 MSG)

Càng nhiều người tin cậy bạn, càng thêm hạnh phúc bạn sẽ có.  Nếu người ta không tin cậy bạn, bạn sẽ sống cuộc đời khốn khổ.

Nếu bạn muốn hạnh phúc, bạn phải trở thành người mà người ta tin cậy.

Phao-lô dùng Ti-mô-thê làm ví dụ điều này: “Anh chị em biết Ti-mô-thê là loại người nào.  Anh chị em biết anh ấy phục vụ cùng tôi việc nói Tin Lành, như con phục vụ cha mình” (Phi-líp 2:22 NCV).

Phao-lô đã thấy Ti-mô-thê qua hành động, trong mọi hoàn cảnh, và ông xem anh ấy là đặt biệt, đáng tin, và đáng nhờ.  Diễn giải Lời God là, “Anh chị em biết loại người Ti-mô-thê đã được chứng thực.”  Người ta có biết bạn là loại người nào không?  Bạn có được chứng thực đáng tin như Ti-mô-thê không?

Bất cứ khi nào bạn đến ngân hàng mượn tiền, họ sẽ kiểm tra tín điểm bạn.  Họ muốn biết bạn có đáng tin cậy với tín điểm không.  Bạn có trả chi phí đúng hạn không?  Bạn có bảng theo dõi việc giữ lời không?  Bạn có thể đáng tin khi trả lại tiền không?  Bạn có tín điểm không?

Sự thật là, mọi người quanh bạn đang kiểm tra tín điểm đời bạn từng giây phút.  Họ muốn biết bạn có là cái bạn nói không.  Bạn có đáng giao thiệp không?  Bạn có bày tỏ màu sắc thực mình không?  Bạn có thể đáng tin cậy không?

Nếu bạn muốn hạnh phúc trong quan hệ và trong đời sống, bạn phải học làm người đáng tin và đáng nhờ.

Thể nào bạn phát triển tiếng tăm đáng nhờ cậy?

Trước hết, bạn sống ngay thẳng.  Ngay thẳng không có nghĩa là bạn phải toàn hảo.  Nó nghĩa là điều bạn thấy là điều bạn nhận.  Bạn thực lòng, vì hành động bạn khớp lời bạn.

Châm Ngôn 25:13 nói, “Bạn hữu đáng tin là người làm điều họ nói sẽ giống nước uống mát trong cái nóng hực lửa - là nước giải khát!” (MSG).  Bạn hữu bạn có thể dựa vào bạn là người bạn tuyên bố không?

Thứ hai, bạn giữ lời hứa bạn.

Thi Thiên 15:4 nói, “Họ luôn làm điều họ hứa, bất kể giá phải trả” (TEV).

Nghĩa là bạn giữ lời hứa, thậm chí khi bạn thấy nó sẽ tổn hại bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

Học sống ngay thẳng và giữ lời hứa bạn sẽ chứng tỏ người khác rằng bạn có thể tin cậy được và ngược lại sẽ khiến bạn là người hạnh phúc hơn.


Thảo Luận

·      Tại sao bạn nghĩ Kinh Thánh so sánh bạn hữu đáng tin với nước giải khát trong nhiệt độ hực nóng?  Giá trị của một người bạn đáng tin là gì?
·      Bạn có xem mình là người ngay thẳng không?  Tại sao có hoặc không?
·      Những cách nào bạn sống đời bạn khác nhau trong những tình huống khác nhau?




Monday, February 15, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Nhìn Nhu Cầu Người Khác


By Rick Warren – February 15, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đừng bị bị hút bởi lợi riêng mình.  Hãy quên mình lâu đủ để giúp một tay.” (Phi-líp 2:4 MSG)

Điểm khởi đầu cho tất cả hạnh phúc là đổi tập trung khỏi chính bạn.  Nếu ai cũng nghĩ về mình, bạn sẽ là người thật khốn khổ.  Nếu bạn thực muốn hạnh phúc trong đời, bạn phải chăm sóc nhu cầu người xunh quanh bạn.

Phao-lô cho Ti-mô-thê một ví dụ về điều này trong Phi-líp 2:20-21: “Không ai như Ti-mô-thê vì thực quan tâm đến anh chị em; mọi người khác hình như lo lắng về kế hoạch riêng mình chứ không phải những điều về Chúa Giêsu Christ” (LB).

Hầu hết mọi người lo về kế hoạch riêng họ và không nhìn ra quyền lợi người khác.  Hầu hết mọi người không thức dậy lúc sáng và đầu tiên nghĩ đến người khác đang ra sao.  Hầu hết mọi người quan tâm về vấn nạn riêng họ.  Và, đó là lý do hầu hết mọi người không hạnh phúc về đời họ!

Nếu bạn muốn là một trong số hiếm hoi ấy, là người vô vị kỷ, bạn phải thay đổi tập trung bạn.  Bạn phải chuyển tập trung bạn khỏi chính mình hướng vào người khác.  Đó không là điều tự nhiên đến, vậy đó là điều bạn phải học làm.

Tôi phải thừa nhận điều làm buồn tôi là biết bao nhiêu lần tôi đã bỏ lỡ nhu cầu người xung quanh mà tôi yêu thương bởi vì tôi không để ý.  Tôi không chú ý họ.  Tôi đã không chuyển tập trung khỏi tôi hướng vào người khác trong phòng.  Bởi vì tôi không tìm kiếm nhu cầu họ, tôi bỏ lỡ nhu cầu họ.  Và điều đó khiến tôi đau đớn nhiều.

Thay vì đau đớn những cơ hội bỏ lỡ, hãy cố ý đừng nhìn chính mình nhưng nhìn vào những nhu cầu người khác, nơi bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc khi phục vụ God qua việc phục vụ họ.

“Đừng bị bị hút bởi lợi riêng mình.  Hãy quên mình lâu đủ để giúp một tay” (Phi-líp 2:4 MSG).


Thảo Luận

·      Những điều phân tâm nào khiến bạn không tập trung vào nhu cầu người khác?
·      Điều gì nghĩ là “quên mình”?
·      Những nhu cầu gì bạn bỏ lờ không chú ý đời sống ai đó bởi vì bạn quá bận rộn hoặc tập trung vào vấn nạn riêng mình?  Điều gì bạn có thể làm hôm nay để chuyển tập trung bạn hướng về giúp người đó?



Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Ban Cho Đời Bạn


By Rick Warren – February 14, 2016
Dịch: Thang Chu



“Với tôi, sống là đấng Christ và chết là thu lợi.” (Phi-líp 1:21 NIV)

Hạnh phúc đến từ phục vụ và ban cho đời bạn.  Cho đến khi bạn hiểu điều này, bạn sẽ không hạnh phúc nhiều trong đời bạn.  Hạnh phúc không đến từ vị kỷ.  Nó đến từ vô vị kỷ.

Phao-lô biết rằng để hạnh phúc, ông phải cứ tập trung vào mục đích ông chứ không vào vấn nạn ông.  Ông tóm tắt mục đích ông trong Phi-líp 1:21: “Với tôi, sống là đấng Christ và chết là thu lợi” (NIV).

Nếu bạn được yêu cầu điền vào chỗ trống, chữ gì bạn sẽ dùng?  “Với tôi sống là ______.”  Phải chăng nó là giải trí?  Thể thao?  Y phục?  Gia đình?  Bạn hữu?  Sự nghiệp?  Có nhiều điều tốt bạn có thể trả lời, nhưng không gì đáng chỗ của Đấng đã sáng tạo bạn và ban cho bạn sự sống: Chúa Giêsu Christ.

Thể nào bạn điền vào chỗ trống đó sẽ quyết định thể nào hạnh phúc bạn có trong đời bạn.  Vì nếu bạn trả lời “tiền” hoặc “thành công” hoặc “thú vui” hoặc “quyền lực,” bạn sẽ không hạnh phúc hầu hết cuộc đời bạn.  Không có gì sai với những điều đó; chúng chỉ không xứng đáng ở hàng đầu.  Bạn không được tạo ra để kiếm nhiều tiền, rồi chết, và phải cho đi.  God có mục đích vượt xa lớn hơn cho đời bạn.  Chỉ có một câu trả lời dẫn đến hạnh phúc: sống là đấng Christ.  Hãy ban cho đời bạn.  Đó là mục đích bạn!

Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này hôm nay:

“Chúa Giêsu yêu dấu, Ngài biết rằng con thường để những hoàn cảnh quyết định hạnh phúc con.  Ngài biết rằng con thường cho phép những người phá đám và vấn nạn và áp lực và người khó chịu cướp mất hạnh phúc con.

Xin giúp con nhìn mỗi vấn nạn trong đời con từ quan điểm Ngài.  Con muốn đối phó những vấn nạn theo cách làm chứng cho người vô tín và khích lệ tín hữu.

Xin giúp con nhớ rằng điều người khác nói và làm không điều khiển được hạnh phúc con trừ khi con cho phép.  Và đối với những điều xảy ra mà con không hiểu hoặc không tìm ra, con muốn phó thác cho Ngài để biến thành điều tốt.  Xin giúp con cứ tập trung vào mục đích vì đời con chứ không vì vấn nạn con.

Con muốn dùng phần còn lại đời con để phục vụ Ngài qua việc phục vụ người khác.  Hãy dùng con, Chúa ơi, để con có mục đích để sống và để chết.

Từ hôm nay trở đi, với con sống là đấng Christ.  Trong danh Ngài con cầu nguyện.  Amen.






Saturday, February 13, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Tập Trung vào Mục Đích Bạn, Không vào Vấn Nạn


By Rick Warren – February 13, 2016
Dịch: Thang Chu



“Nếu nhờ tiếp tục sống để tôi có thể làm nhiều điều giá trị nữa, thì tôi không biết điều nào tôi phải chọn.  Tôi bị giằng co giữa hai hướng.  Tôi rất muốn rời cuộc đời này và ở với đấng Christ, là điều thật tốt hơn nhiều; nhưng vì cớ anh chị em thì thật quan trọng hơn nữa để tôi tiếp tục sống.  Tôi biết chắc điều này, và vì thế tôi biết rằng tôi sẽ ở lại.  Tôi sẽ ở lại với hết thảy anh chị em, để thêm vào cho sự tiến bộ của anh chị em và niềm vui mừng của anh chị em trong đức tin.” (Phi-líp 1:22-25 TEV)

Khi bạn cứ tập trung vào mục đích bạn, không vào vấn nạn bạn, bạn có được hạnh phúc cả khi cuộc đời dường như tan rã.

Phao-lô đã cao niên khi ông ở tù tại La-mã.  Ông phải xa nhà.  Ông đang đợi bị hành quyết.  Mọi thứ đã bị tước khỏi ông - bạn hữu ông, tự do ông, mục vụ ông, thậm chí cái riêng tư của ông, bị một lính canh xiềng dính vào ông 24 tiếng một ngày.  Thật rõ không là lúc hạnh phúc cho Phao-lô.

Nhưng có một điều họ không thể tước đoạt khỏi Phao-lô: mục đích ông.  Phao-lô lựa chọn cứ tập trung vào mục đích ông, thậm chí khi ông đã mất mọi thứ.  Mục đích ông là gì?  Phục vụ God bằng cách phục vụ người khác.

Phao-lô nói trong Phi-líp 1:22-25, “Nếu nhờ tiếp tục sống để tôi có thể làm nhiều điều giá trị nữa, thì tôi không biết điều nào tôi phải chọn.  Tôi bị giằng co giữa hai hướng.  Tôi rất muốn rời cuộc đời này và ở với đấng Christ, là điều thật tốt hơn nhiều; nhưng vì cớ anh chị em thì thật quan trọng hơn nữa để tôi tiếp tục sống.  Tôi biết chắc điều này, và vì thế tôi biết rằng tôi sẽ ở lại.  Tôi sẽ ở lại với hết thảy anh chị em, để thêm vào cho sự tiến bộ của anh chị em và niềm vui mừng của anh chị em trong đức tin” (TEV).

Tôi không bao giờ quên được việc đọc quyền sách của Viktor Frankl “Sự Tìm Kiếm Ý Nghĩa Loài Người.”  Frankl là bác sỹ tâm lý người Do Thái bị bắt vào một trong những trại tử thần tại Đức Quốc Xã.  Tất cả gia đình ông và tất cả bạn hữu ông bị bơm hơi ngạt và bị giết.  Ông nói trong sách ông về một ngày khi ông đứng trần truồng trước mật vụ Gestapo.  Họ lột hết quần áo tù nhân thậm chí nhẫn cưới của Frankl.  Ông đứng đó không còn gì cả khi ông thình lình nhận ra có một thứ Quốc Xã không thể đoạt khỏi ông: sự lựa chọn của ông về cách ông đáp ứng.

Bạn không thể làm chủ điều người khác làm cho bạn.  Bạn không thể làm chủ điều người khác làm quanh bạn.  Nhưng bạn có thể làm chủ cách bạn đáp ứng.


Thảo Luận

·      Điều gì bạn tin là mục đích suốt đời bạn?
·      Thể nào việc đáp ứng của bạn, đối với tình huống khó khăn, thay đổi khi bạn nhận ra rằng cách bạn đáp ứng là lựa chọn của bạn?
·      Điều làm phân tâm hoặc ảnh hưởng nào đang khiến bạn tập trung vào vấn nạn bạn chứ không vào mục đích bạn?



Friday, February 12, 2016

Thói Quen Hạnh Phúc: Hãy Lựa Chọn Để Vui Mừng


By Rick Warren – February 12, 2016
Dịch: Thang Chu



“Tôi sẽ tiếp tục vui mừng.  Vì tôi biết rằng khi anh chị em cầu nguyện cho tôi và Thánh Linh Chúa Giêsu Christ giúp tôi, điều này sẽ dẫn đến việc giải thoát tôi.” (Phi-líp 1:18b-19 NLT)

Khi sự việc tan rã, đừng cố tự sửa.  Chỉ hãy để God ráp những mảnh lại nhau.

Nếu bạn đang đối diện một vấn nạn, bạn có hai lựa chọn: Bạn có thể thờ phượng hoặc bạn có thể lo lắng.  Vậy thôi!  Đây là điều tôi gọi là nhân tố đức tin.

Phao-lô nói trong Phi-líp 1:18-19, “Tôi sẽ tiếp tục vui mừng.  Vì tôi biết rằng khi anh chị em cầu nguyện cho tôi và Thánh Linh Chúa Giêsu Christ giúp tôi, điều này sẽ dẫn đến việc giải thoát tôi” (NLT).

Chỉ trong một câu đó, Phao-lô đưa ra nhiều nguồn sức lực để bạn có thể trụ vào tích cực và hạnh phúc lúc khó khăn.

Trước hết, bạn phải giữ tầm nhìn của God về những vấn nạn.  Phao-lô nói, “Vì tôi biết.”  Chính điều bạn biết giữ bạn cứ tiến.  Phao-lô biết God đang hành động giữa cơn vật lộn của ông, và ông giữ tầm nhìn của God lớn hơn.

Thứ hai, Phao-lô có người cầu nguyện cho ông, và điều đó khiến ông tiếp tục.  Rồi ông nói, “Thánh Linh Chúa Giêsu Christ giúp tôi.”  Thánh Linh cũng giữ Phao-lô cứ tiến.  Cuối cùng ông nói, “Điều này sẽ dẫn đến việc giải thoát tôi.”  Phao-lô có đức tin rằng God sẽ khiến vấn nạn thành điều tốt.

Vì ông có tầm nhìn của God, lời cầu nguyện của bạn hữu, Thánh Linh, và đức tin, Phao-lô chọn lựa “tiếp tục vui mừng.”

Chính chọn lựa của bạn khiến vui mừng.


Thảo Luận

·      Điều gì là thờ phượng God giữa cuộc vật lộn?
·      Ai bạn nương dựa nhờ cầu nguyện ủng hộ?  Ai bạn có thể tin tưởng để cầu nguyện đặc biệt và trung tín cho sự tăng trưởng tâm linh của bạn?
·      Hãy nghĩ về vấn nạn mà bạn đang trải qua ngay bây giờ.  Thể nào bạn từng thấy God hành động giữa cơn đau của bạn?  Điều gì bạn mong God làm trong và qua bạn vì từng trải này?