Search This Blog

Thursday, March 31, 2016

Hãy Nắm Ngay!


By Rick Warren – March 31, 2016
Dịch: Thang Chu



“Hãy cẩn thận cách anh chỉ em ứng xử; đây là những ngày khó khăn.  Đừng bị lừa; hãy khôn ngoan: hãy tận dụng mọi cơ hội anh chị em có để làm việc lành.” (Ê-phê-sô 5:15-16 TLB)

Mỗi người đều có một ước mơ.  Có lẽ bạn mơ từ khi còn nhỏ.  Có lẽ giấc mơ đến bạn chỉ mới đây.  Mong ước, ao ước, và ước vọng nên là một phần trong tất cả gì trong đời sống chúng ta.  Bạn có lẽ dấu kín nó sâu trong bạn, nhưng bạn có một ước mơ.

Câu hỏi không là bạn có ước mơ hay không.  Mà là “Điều gì bạn đang làm cho ước mơ bạn?”

Hầu hết ước mơ không thành sự thực.  Không phải bạn không thông minh đủ, không xã giao đủ, hoặc không thuộc linh đủ.  Thường thường, ước mơ chúng ta không thành sự thực vì chúng ta không muốn mạo hiểm đủ để đạt được nó.

Kinh Thánh chia sẻ một lời bình chỉ một câu thật buồn về vị vua đã không đạt được ước vọng quan trọng trong đời ông: “[Vua] Giê-hô-sa-phát đóng một đoàn tàu buôn để đi đến Ophir mua vàng, nhưng chúng không bao giờ khởi hành – chúng bị đắm tại E-xi-ôn Gê-bê” (1 Vua 22:48 NIV).

Dù là thảm kịch cho tàu của bạn không bao giờ đến trong đời bạn, nhưng thảm kịch lớn hơn cho bạn là xây tàu và không bao giờ khởi hành.  Hãy tưởng tượng năng lực và chi phí xài bởi Vua Giô-sa-phát.  Ông xây toàn bộ đoàn tàu đi mua vàng, và không chiếc nào khởi hành.  Chúng không bao giờ ra khỏi bến.  Kết cuộc, một cơn bão đến và, khi những chiếc tàu nằm trong bến, chúng bị dập vào đá và tiêu tan.

Một số người mất cả đời mình chờ đợi tàu họ đến.  Nhưng God không đợi tàu bạn đến.  Ngài đợi bạn lái tàu bạn ra khỏi bến.

Tôi biết anh kia trong 30 năm có ước mơ mở một mục vụ.  Anh nói về nó, mơ về nó, và kế hoạch nó.  Anh mất nhiều thời giờ về ước mơ đó, nhưng anh không bao giờ mạo hiểm làm bất cứ gì hơn là chỉ mơ.  Anh không bao giờ để tàu anh ra khỏi bến.  Kết cuộc, anh chết – và giấc mơ anh cũng vậy.

Thuốc chữa của Kinh Thánh cho loại trì hoãn thảm kịch đó thật đơn giản như một câu nói rất thông dụng nhưng khó áp dụng: Chỉ cần làm.  Kinh Thánh nói, “Hãy cẩn thận cách anh chỉ em ứng xử; đây là những ngày khó khăn.  Đừng bị lừa; hãy khôn ngoan: hãy tận dụng mọi cơ hội anh chị em có để làm việc lành” (Ê-phê-sô 5:15-16 TLB).

Kinh Thánh thúc giục chúng ta nắm lấy ngay và hành động bây giờ.  Sống cuộc đời với những giấc mơ không thành thì thật là thảm kịch.  Những con tàu không được chế để nằm bến.  Chúng được chế để giương buồm.



Thảo Luận

·      Giấc mơ nào bạn có kế hoạch nhưng không bao giờ hành động?
·      Nguồn cung cấp nào bạn đang đợi để khiến giấc mơ bạn thành hiện thực?  Nguồn cung nào sẵn sàng cho bạn qua cung ứng của God?
·      Những cơ hội nào bạn cần để làm tốt nhất hôm nay?








Wednesday, March 30, 2016

Bạn Có Tổ Ấm An Toàn Chưa?


By Rick Warren – March 30, 2016
Dịch: Thang Chu



“Cuối cùng, tất cả anh chị em, hãy đồng tâm trí, hãy cảm thông, yêu thương nhau, thương xót và khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 3:8 NIV).

Là mục sư, tôi thấy những tình huống hàng ngày mà không ai nên trải qua một mình.  Không ai nên đợi (một mình) trong nhà thương khi người thân đang bị giải phẩu sinh-tử.  Không phụ nữ nào nên đợi một mình chờ kết quả thử nghiệm về bào thai gặp khó.  Không ai nên đợi tin từ trận chiến một mình.  Không ai nên đứng bên bờ mộ chưa lấp một mình.  Không ai nên trải qua đêm đầu tiên một mình khi người phối ngẫu của anh hoặc chị ấy vừa bỏ đi.

Những lúc khó khăn và thảm kịch của đời sống thật rõ ràng; mỗi chúng ta sẽ đối diện chúng.  Nhưng chúng ta không cần trải qua chúng một mình.  Chúng ta cần tổ ấm an toàn của God để giúp giữ chúng ta đứng qua những lúc khó khăn này.

Tổ ấm an toàn của God là gì?  Đó là một nhóm những tín hữu khác - một nhúm người thực sự tận hiến với bạn.  Chúng ta gọi loại nhóm này là cộng đồng.  Đây là kế hoạch của God cho cộng đồng: “Nếu một chi thể đau đớn, mọi chi thể đau đớn với nó” (1 Cô-rinh-tô 12:26a NIV).  Cộng đồng là câu trả lời của God cho tuyệt vọng.

Rô-ma 12:15 nói lên ý tương tự: “Hãy vui với kẻ vui; khóc với kẻ khóc.”

Phần đầu câu đó thật dễ.  Khi điều gì tốt xảy ra cho ai đó, thường thì dễ tham gia vào tiệc.

Nhưng khi ai đó gặp lúc khó khăn, dường như khó hơn.  Nhưng, thực ra, rất đơn giản.  Khi bạn đang trải qua khủng hoảng, bạn không muốn lời khuyên; bạn chỉ muốn ai đó ở đó ngồi với bạn, nắm tay bạn, choàng cánh tay quanh vai bạn, hoặc khóc với bạn.

Như Phao-lô bảo chúng ta, “Vậy hãy khích lệ lẫn nhau và gây dựng cho nhau” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5;11a).  Khích lệ ai đó không luôn nghĩa là nói chuyện tình cảm hoặc lời khôn ngoan.  Đôi khi loại khích lệ tốt nhất chỉ là ngồi trong yên lặng, đợi chờ và sụt sùi với bạn.

Có phải bạn có một tổ ấm an toàn - một nhóm tín hữu Cơ-đốc mà bạn biết bạn có thể dựa vào trong lúc khó khăn nhất của cuộc đời?  Nếu không, hãy đi ra hôm nay và bắt đầu xây dựng những tình bạn.  Những lúc khó khăn trong đời là hiển nhiên, và chỉ kẻ dại mới đi vào đó mà không chuẩn bị.



Thảo Luận

·      Ai là một chi thể của tổ ấm an toàn của bạn?  Thể nào bạn xây dựng cộng đồng với người khác và đạt đến mức tận hiến đó?
·      Những cách thực tiễn nào bạn có cung cấp cho ai đó một tổ ấm an toàn?
·      Khác nhau gì giữa làm chi thể nhóm học Kinh Thánh và làm chi thể một cộng đồng?






Tuesday, March 29, 2016

Cùng Làm Việc, Chúng Ta Có Thể Thành Tựu Nhiều Hơn


By Rick Warren – March 29, 2016
Dịch: Thang Chu



“Vì chúng ta là tạo phẩm của God, được tạo ra trong Chúa Giêsu Christ để làm việc lành, mà God đã chuẩn bị trước cho chúng ta để làm” (Ê-phê-sô 2:10 NIV).

God đặt chúng ta trên Trần Thế để làm một số việc mà chỉ duy chúng ta có thể làm.  Ê-phê-sô nói rằng God tạo ra chúng ta để làm việc lành và rằng Ngài đã có kế hoạch trước về điều chúng ta dùng đời mình để làm.  Tuy nhiên, Ngài không hoạch định để chúng ta làm một mình.  Chúng ta cần người làm với chúng ta.

Bạn biết cảm giác bạn có khi bạn làm quá nhiều việc một mình.  Bạn bị kiệt sức và suy xụp.  Tại sao?  Vì bạn cố làm việc một mình, trong khi God không bao giờ muốn điều đó cách đó.

God bảo chúng ta trong Truyền Đạo 4:9 rằng “hai người tốt hơn một, vì họ làm xong nhiều hơn khi làm với nhau” (NCV).  Khi bạn làm với đồng đội, bạn làm được hơn rất nhiều.  Thêm nữa, có đồng đội bên cạnh bạn thì thật vui hơn và ít mệt mỏi hơn.

Hãy nhìn hình ảnh này: Mỗi chúng ta giống bông tuyết.  Riêng mình, chúng ta không thể tạo khác biệt.  Tuy nhiên, khi một bông tuyết mỏnh manh dính với nhiều bông tuyết khác, chúng có thể ngăn đứng dòng xe cộ.  Giống bông tuyết, chúng ta có thể tạo khác biệt lớn nếu chúng ta làm việc cùng nhau, mỗi người chúng ta chỉ làm phần nhỏ của mình.

Bạn có biết rằng khi chúng ta cùng làm việc tại đây trên Trần Gian, chúng ta thực sự đang thực tập cho cõi vĩnh hằng?  Trên Thiên Đàng, tất cả chúng ta sẽ phải làm việc, nhưng mỗi người sẽ có một phần nhỏ việc, vậy chúng ta không bao giờ bị quá tải hoặc mệt mỏi.  Dù không ai sẽ mang gánh nặng khi mỗi chúng ta làm phần nhỏ của mình, tất cả công việc vẫn sẽ được hoàn thành.

Khi bạn trải qua cuộc đời, hãy nhớ rằng bạn không bị buộc làm mọi việc một mình.  Bạn cần người khác bước đi cạnh bạn, nhưng bạn cũng cần người khác làm việc cạnh bạn.  Khi bạn chia sẻ gánh nặng công việc bạn với các Cơ-đốc-nhân đồng đạo, bạn sẽ tìm thấy rằng bạn thực sự hoàn thành nhiều hơn cho vinh hiển God.



Thảo Luận

·      Có phải bạn đã đang cố hoàn thành quá nhiều việc một mình không?  Kết quả là gì?
·      Thể nào Hội Thánh minh họa việc cùng làm việc để hoàn thành nhiều hơn vì vinh hiển God?
·      Thể nào bạn có được người giúp bạn trong công việc mà God muốn bạn làm?  Bạn có thể giúp ai?





Monday, March 28, 2016

Đừng Chỉ Hy Vọng Bạn Sẽ Vào Thiên Đàng


By Rick Warren – March 27 2016
Dịch: Thang Chu



“Và đây là lời chứng: God đã ban cho chúng sự sống vĩnh cửu, và sự sống này ở trong Con Ngài.  Hễ ai có Con ấy là có sự sống; hễ ai không có Con của God là không có sự sống” (1 Giăng 5:11-12 NIV).

Nếu bạn đến một khu thương mại hôm nay và hỏi người ta xem họ sẽ vào Thiên Đàng hay Địa Ngục, bạn sẽ gần như nghe họ nói, “Tôi hy vọng tôi sẽ vào Thiên Đàng.”

Nhưng hy vọng không đủ.  Tôi cầu nguyện rằng đó không là câu trả lời của bạn.  Định mệnh vĩnh cửu của bạn quá quan trọng đến nỗi không thể không biết chắc.

Chỉ kẻ dại mới không chuẩn bị cho điều tất cả chúng ta đều biết rõ ràng: cái chết.  Những thống kê mới đây nhất cho thấy rằng tỉ lệ tử vong trên thế giới là 100 phần trăm!

Bạn không được bảo đảm một giây phút nữa trên hành tinh này, chứ đừng nói một giờ nữa.  Đừng trì hoãn chọn lựa quan trọng nhất mà bạn từng thực hiện.

Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 5:11-12, “Và đây là lời chứng: God đã ban cho chúng sự sống vĩnh cửu, và sự sống này ở trong Con Ngài.  Hễ ai có Con ấy là có sự sống; hễ ai không có Con của God là không có sự sống.”

Đó thật rõ ràng như cái bạn có.  Nếu bạn có Chúa Giêsu, bạn có sự sống.  Nếu bạn không có Chúa Giêsu, bạn không có sự sống.  Bạn có một lựa chọn.

Bạn không vào Thiên Đường vì đức tin của ai đó.  Bạn sẽ không bao giờ vào Địa Ngục vì lựa chọn của ai đó.

Chính là lựa chọn của bạn!  Bạn quyết định nơi bạn sẽ ở đời đời.

Đây là lý do Giáng Sinh và Phục Sinh thật quan trọng.  Nếu Chúa Giêsu không đến vào ngày Giáng Sinh và nếu Ngài không chết và sống lại vào ngày Phục Sinh, chúng ta thật vô vọng.  Không gì chúng ta làm là quan trọng nữa.  Bạn sẽ không có lựa chọn này.

Thập giá là câu trả lời cho vấn nạn sâu xa nhất của chúng ta - sự phân cách chúng ta khỏi God.

Kinh Thánh nói, “Khi anh chị em đã chết trong tội lỗi mình và trong sự không cắt bì xác thịt mình, God khiến anh chị em sống với đấng Christ.  Ngài đã tha thứ tội lỗi chúng ta, đã hủy lời tố nợ nần luật pháp của chúng ta, là cái chống lại chúng ta và phán xét chúng ta; Ngài đã lấy nó đi, đóng đinh nó trên thập giá” (Cô-lô-se 2:13-14).

God đóng đinh mọi thứ nào đã ngăn cách bạn khỏi chính Ngài lên thập giá.  Nhưng God không ép bạn thực hiện quyết định quan trọng nhất cho đời bạn.  Nó trong tay bạn.

Đã đến lúc lựa chọn.



Thảo Luận

·      Thể nào việc nhận ra rằng bạn không được hứa giây phút khác nữa trên Trần Gian, khiến bạn phải khẩn cấp việc hoặc quyết định theo Chúa Giêsu hoặc quyết định mà bạn hữu bạn hoặc gia đình bạn thực hiện?
·      Ai trong đời bạn cần đọc thông điệp đó trong bài dưỡng linh này?  Thể nào bạn có thể phát triển quan hệ bạn đến mức bạn có thể chia sẻ thông điệp này với họ?
·      Nếu quyết định theo Chúa Giêsu rồi có được sự sống, hoặc từ khước Chúa Giêsu rồi không có được sự sống, thật quá rõ ràng và quả quyết, bạn nghĩ tại sao thật khó cho một số người thực hiện?




Ba Lý Do Chúng Ta Cần Bước Chung Đời với Người Khác


By Rick Warren – March 28, 2016
Dịch: Thang Chu



“Và bây giờ, như anh chị em tiếp nhận Chúa Giêsu Christ làm Chúa, anh chị em phải tiếp tục theo Ngài” (Cô-lô-se 2:6 NLT).

Kinh Thánh thường so sánh đời sống với đi bộ, vì đời sống là cuộc hành trình; chúng ta không ngồi yên.  Qua Tân Ước, chúng ta được bảo phải bước đi trong khôn ngoan, yêu thương, ánh sáng, và vâng phục.  Chúng ta được bảo phải bước đi như Chúa Giêsu bước đi.  Chúng ta cũng được bảo bước đi bên cạnh người khác.

Đây là ba lý do chúng ta cần bước đi với người khác:
·      Nó an toàn.  Bạn từng bước đi một mình trong đêm qua ngõ tối hoặc xuống đường quê một mình chưa?  Hơi đáng sợ đấy.  Nhưng nếu bạn có người khác với bạn, bạn cảm thấy an toàn hơn.
·      Nó nâng đỡ.  Đời sống không là cuộc chạy rút 50 thước, nó là cuộc chạy việt dã.  Nếu bạn bước đi một mình lạc hướng, bạn có lẽ không bao giờ nhận ra bị lạc.  Nhưng nếu bạn có người bạn bên cạnh, một trong hai người sẽ nhận ra mình bị lạc lối và cần tìm hướng đúng.
Chúng ta cũng học một số bài học quan trọng khi chúng ta bước đi bên cạnh người khác.  Chúng ta học cách hòa hợp và hợp tác với người khác.

Chúng ta cũng học cách yêu thương.  Sáng Thế 2:18 bảo chúng ta, “Thật không tốt cho loài người ở một mình” (NIV).  God ghét cô đơn, và cộng đồng là câu trả lời của God cho cô đơn.  Khi chúng ta bước đi bên cạnh người khác, chúng ta thấy được một cộng đồng nơi chúng ta học cách yêu thương.

Bước đi bên cạnh người khác cũng dạy chúng ta lòng hiếu khách.  Kinh Thánh nói trong 1 Phi-e-rơ 4:9, “Hãy trải lòng hiếu khách đến người khác mà không càu nhàu.”  Điều gì bạn càu nhàu?  Điều gì bạn cáo từ không mở cửa nhà cho bạn hữu?

Có lẽ bạn nói, “Nhà tôi dơ!”

À, hãy dọn dẹp nó!

Hoặc có lẽ lời cáo lỗi bạn là, “Nhà tôi không đủ lớn.”

Bạn có thể để ba người trong nhà không?  Chúa Giêsu nói, “Vì đâu có hai hoặc ba người nhóm lại trong danh Ta, có Ta ở với họ” (Ma-thi-ơ 18:20).

Mọi người đều có khao khát thuộc về, vì God tạo ra chúng ta để quan hệ.  Khi chúng ta bước đi bên cạnh những Cơ-đốc-nhân khác trong cộng đồng, chúng ta tìm thấy thuộc về đó được thỏa đáp.


Thảo Luận

·      Thể nào đời bạn được phong phú hóa bởi người trung tín bước đi bên cạnh bạn?
·      Những cáo từ nào bạn đã dùng để tránh thực hành lòng hiếu khách?  Điều gì bạn cần để thay đổi về thái độ bạn?
·      Ai là người trong đời bạn mà bạn có thể bước đi bên cạnh?  Với ai bạn có thể học bước đi như Chúa Giêsu?




Saturday, March 26, 2016

Sống Mong Đợi


By Fil Anderson – March 26, 2016
Dịch: Thang Chu



Mác 14:42-46

"Đứng dậy, chúng ta đi! Kìa, kẻ phản Ta đã đến.”  Ngay khi Ngài còn đang nói, Giu-đa, là một trong số mười hai sứ đồ, đến cùng với một đám đông cầm gươm và gậy do các thượng tế, chuyên gia kinh luật và các trưởng lão sai đến.  Kẻ phản bội cho họ một dấu hiệu này: “Hễ tôi hôn ai, chính là người đó, hãy bắt lấy và dẫn đi cho cẩn thận.” Vừa đến, Giu-đa lập tức tới gần Ngài và nói: “Chào Thầy!” rồi hôn Ngài. Chúng ra tay bắt Ngài.


Sau việc đóng đinh, một lãnh đạo Do Thái giàu có tên Giô-sép xứ Arimathea xin Phi-lát cho ông lấy xác Chúa Giêsu để chôn.  Chắc chắn Giô-sép nắm liều lĩnh lớn khi yêu cầu giấy phép La-mã để chôn cất thích đáng cho một tội nhân bị cáo phản quốc.  Không nghi ngờ gì ông nhận rõ danh tiếng và vị thế ông trong cộng đồng tôn giáo sẽ bị nguy hiểm.

Điều gì khiến Giô-sép, một người theo Chúa Giêsu âm thầm, có can đảm tiến ra khi những bạn thân nhất của Chúa lùi bước trong sợ hãi?  Phải chăng vì Giô-sép sống trong mong đợi, tìm kiếm God? (Xem Mác 15:45).

Sự hy sinh của đấng Christ thay đổi mọi thứ - cả định mệnh vĩnh cửu của chúng ta lẫn đời sống hàng ngày của chúng ta – cho phép chúng ta sống với ý thức về hy vọng vô hạn và biết trước hợp lý.  Tuy nhiên đôi khi tôi tự hỏi, Bao lần tôi bỏ lơ, không thấy, thất bại hoặc từ chối nhận ra sự hiện diện của God?  Tôi có thực sự tìm trông Ngài không?  Tôi đang sống mong đợi thể nào, giữa lúc “rồi mà chưa”?

Đây là những câu hỏi quan trọnh, hôm nay và mỗi ngày.  Vì ở đâu Chúa Giêsu xuất hiện và thể nào Chúa Giêsu nghĩ và điều gì Chúa Giêsu nói thường không là điều tôi mong đợi.  Và không riêng tôi.  Hãy xem xét Giô-sép xứ Arimathea, Phi-e-rơ và Giăng, và những phụ nữ khám phá ra ngôi mộ trống.  Dù Chúa Giêsu bảo đảm, họ không thấy trước cái chết Ngài.  Và sau khi Ngài bị chôn, điều gì họ mong đợi?  Cú sốc và bất tín của họ, khi Ngài tái hiện, đưa ra câu trả lời.

Cách đây nhiều năm tôi nhận được lá thư từ một bạn vật lộn giữa cái rồi mà chưa.  “Tất cả gì tôi có thể làm,” anh viết, “là sống từng giây phút đến và nhận ra God trong đó.”  Kết luận của anh: “Tôi muốn để sự vật lộn, đau đớn, và tổn thương hiện hữu bên cạnh vui mừng, bình an, và hy vọng.”

Có lẽ không dễ sống mong đợi giữa những thực tế hiện tại và tương lại, nhưng tôi tin đó là cách tiếp cận tốt nhất.  Một bà mẹ đau đớn cái chết của con bà giải thích rằng, “Tôi khám phá ra thể nào đau đớn và hy vọng khiêu vũ cùng nhau, thường khi thay đổi hàng đầu.  Tuy nhiên nếu không có sự hy sinh của đấng Christ, sẽ không có hy vọng – và đó thật là cuộc khiêu vũ tàn nhẫn làm sao.”

Bây giờ, đó là sống với mong đợi!





Friday, March 25, 2016

Cắm Vào Quyền Năng Phục Sinh


By Rick Warren – March 25, 2016
Dịch: Thang Chu



“Nhưng kết quả là, chúng tôi ngưng dựa vào mình và học dựa vào God, là Đấng vực kẻ chết dậy” (2 Cô-rinh-tô 1:9b NLT).

Đời thật khổ.  Tôi thấy điều đó chẳng làm ngạc nhiên bạn.  Bạn sống với sự thật đó mỗi ngày.  Một số chúng ta trải qua những khó khăn tình cảm.  Một số chúng ta trải qua vấn đề thể chất.  Một số chúng ta trải qua vấn đề quan hệ.

Tất cả chúng ta trải qua điều gì đó. 

Thậm chí một trong những anh hùng lớn trong cả Kinh Thánh – Phao-lô, sứ đồ - trải qua những lúc khó khăn.  Kinh Thánh nói ông có lần quá trầm cảm nói với God ông muốn chết.  Ông thậm chí xin God giết ông!

Thể nào Phao-lô trải qua lúc khó khăn thế?

Phao-lô viết, “Nhưng kết quả là, chúng tôi ngưng dựa vào mình và học dựa vào God, là Đấng vực kẻ chết dậy” (2 Cô-rinh-tô 1:9b NLT).

Kinh Thánh nói Phao-lô cảm thấy “bị ép và choáng ngập ngoài khả năng chịu đựng.”  Ông phải chấm dứt chính mình.

Và đó chính xác là nơi ông cần đến.

Chỉ có một điều kiện cho quyền năng God trong đời bạn: hạ mình.  Bạn phải thừa nhận bạn cần nó.  God không ban quyền năng Ngài cho người kiêu ngạo.  Sự hạ mình nói với Chúa, “Ngài là God, còn con thì không.  Ngài đúng, con thì không.  Ngài có quyền năng, con thì không.  Ngài khôn ngoan, con thì không.  Và con vô năng để thay đổi tình huống, nên con sẽ giao nó cho Ngài.”

Giây phút bạn làm vậy, God đem quyền năng Phục Sinh của Chúa Giêsu vào tình huống bạn.

God là chuyên gia đem lại sự sống cho những điều chết.  God thích biến thập giá thành phục sinh.

Điều gì chết trong bạn?  Nếu God có thể vực dậy kẻ chết, Ngài có thể vực dậy hôn nhân chết, sự nghiệp chết, hoặc giấc mơ chết.  God có thể làm bất cứ gì.

Đó là quyền năng Phục Sinh.


Thảo Luận

·      Điều gì dường như chết, vô vọng trong đời bạn cần God làm sống lại?
·      Điều gì khiến bạn không tin rằng God, là đấng vực người dậy từ kẻ chết, có thể đảm đương tình huống khó nhất của bạn?

·      Thể nào bạn có thể hạ chính mình?

Thursday, March 24, 2016

Tại Sao Bạn Có Thể Tin Chúa Giêsu Là Đấng Như Ngài Xưng


By Rick Warren – March 24, 2016
Dịch: Thang Chu



“Hãy nghe đây!  Chúng ta sẽ đến Giê-ru-sa-lem.  Con Người sẽ bị phó cho những thầy trưởng tế và giáo sư, và họ sẽ kết án tử hình Ngài.  Rồi họ sẽ giao Ngài cho Người Ngoại để bị chế diễu, đánh đòn, và đóng đinh, và Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba” (Ma-thi-ơ 20:18-19 HCSB).

Chúa Giêsu tuyên bố nhiều lời khiến giận khi còn trên Trần Thế.  Bạn có lẽ quen thuộc với hầu hết lời đó:
·      “Ta là God.”
·      “Con phải thờ phượng Ta.”
·      “Ta là God đến từ Thiên Đàng trong nhân dạng.”
·      “Ta là đường duy nhất đến Thiên Đàng.”
Chúa Giêsu không chỉ nói những điều này một lần.  Ngài nói chúng nhiều lần.  Nhưng lời tuyên bố của Ngài không là gì mới.  Thực ra, chúng vẫn độc đáo 2.000 năm sau.  Nhiều người tuyên bố là God.  Điều gì khác giữa lời tuyên bố của Chúa Giêsu và của người khác?

Chúa Giêsu nói Ngài chứng minh lời tuyên bố Ngài bằng cách sống lại từ kẻ chết.  Và đó chính xác là điều Ngài làm.

Chúa Giêsu không báo trước điều này một lần.  Ngài làm nhiều nhiều lần.  Mọi người đều biết những báo trước này.  Trước hết, lời báo trước của Ngài mập mờ.  Ngài dùng những ẩn dụ để bạn biết cái bạn đang tìm để nhặt lấy.

Nhưng khi cái chết Ngài gần kề, những báo trước của Chúa Giêsu trở nên cụ thể hơn – và rõ rệt.  Chúa Giêsu nói, “Hãy nghe đây!  Chúng ta sẽ đến Giê-ru-sa-lem.  Con Người sẽ bị phó cho những thầy trưởng tế và giáo sư, và họ sẽ kết án tử hình Ngài.  Rồi họ sẽ giao Ngài cho Người Ngoại để bị chế diễu, đánh đòn, và đóng đinh, và Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba” (Ma-thi-ơ 20:18-19 HCSB).

Chúa Giêsu có giữ lời Ngài không?  Tuyệt đối có!  Đó là lý do ngày nay hai phần ba thế giới ăn mừng lễ Phục Sinh.  Đó là lý do sinh nhật bạn được định ngày theo sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.

Lý do duy nhất người ta nghi ngờ thần tính của Chúa Giêsu là vì họ không muốn tin điều đó.  Chúa Giêsu đưa ra nhiều bằng chứng Ngài là đấng Ngài nói Ngài là.

Và vì Ngài là đấng Ngài nói Ngài là, Chúa Giêsu chia đôi lịch sử thành hai, và hàng tỷ đời sống trải suốt các thời đại, bao gồm đời sống tôi, đã được thay đổi.

Tôi hy vọng đời sống bạn cũng vậy.


Thảo Luận

·      Tại sao bạn nghĩ Phục Sinh là bằng chứng thuyết phục đến nỗi Chúa Giêsu phải là God?
·      Tại sao một số người vẫn chọn không tiếp nhận sự thật về Chúa Giêsu dù sự Phục Sinh của Ngài?
·      Những bạn hữu và người gia đình bạn có lẽ cởi mở khi bàn luận sự Phục Sinh của Chúa Giêsu khi dịp lễ Phục Sinh gần kề hơn những dịp khác trong năm.  Ai bạn có thể chia sẻ chuyện đó tuần này?



Wednesday, March 23, 2016

Lời Hứa Phục Sinh của God cho Bạn


By Rick Warren – March 23, 2016
Dịch: Thang Chu



“Bởi quyền năng Ngài God vực Chúa từ kẻ chết, và Ngài sẽ vực chúng ta nữa” (1 Cô-rinh-tô 6:14 NIV).

Hàng triệu triệu Cơ-đốc-nhân khắp thế giới ăn mừng lễ Phục Sinh mỗi năm.  Nhưng với rất nhiều người trong chúng ta chuyện này đã trở nên nhàm chán và như vẹt.  Chúng ta có những sự kiện căn bản.  Chúa Giêsu bị bắt.  Ngài bị đóng đinh.  Và ba ngày sau, God vực Ngài từ kẻ chết. 

Tuy nhiên chúng ta bỏ sót một điều rất quan trọng.  Chúng ta bỏ sót điều biến lễ Phục Sinh từ một lễ một-chiều thành lối sống đa-chiều, biến-hóa-sự-sống.

Chúng ta bỏ sót về chuyện Phục Sinh không chỉ là chuyện về Chúa Giêsu- nó chính là chuyện của chúng ta nữa.

Bạn thấy đó, bạn là một phần Phục Sinh.  Cái chết của Chúa Giêsu và Sống Lại không chỉ chứng minh có sự sống sau cái chết.  Phục Sinh chứng minh bạn có thể có đời sống sau cái chết, có sự sống vượt ngoài mộ phần bạn.

Chúa Giêsu nói, nếu bạn tin cậy Ngài, thì cái chết trở thành sự chuyển tiếp, không là điểm cuối.

Ngày đến, tim bạn sẽ ngưng đập.  Đó sẽ là cuối cùng của thân thể bạn.  Nhưng nó sẽ không kết thúc bạn.  God tạo ra bạn để tồn tại vĩnh cửu.  Đó là lý do bạn thường cảm thấy có nhiều điều nữa với cuộc sống hơn là chỉ thế này.  Chúa Giêsu hứa lạ lùng trong Giăng 11:25-26: “Ta là sự sống lại và sự sống.  Người tin Ta sẽ sống, dù họ chết; và hễ ai sống bởi tin Ta sẽ không bao giờ chết” (NIV).

Lời hứa thật sự!  Chúa Giêsu chứng minh Ngài có thể làm điều đó bằng cách chính Ngài sống lại.  Nếu không, chúng ta không có lý do gì để tin nó.   Nếu Chúa Giêsu không chết trên thập giá và sống lại hơn 2.000 năm trước, bạn không có cơ hội vào Thiên Đường – không hy vọng vào đời sau và không đời vĩnh cửu.

Kinh Thánh nói, “Bởi quyền năng Ngài God vực Chúa từ kẻ chết, và Ngài sẽ vực chúng ta nữa” (1 Cô-rinh-tô 6:14 NIV).

Khi lễ Phục Sinh đến năm nay, đó là sự thật để bám đời sống chúng ta vào đó.  Thật là tin mừng lớn rằng Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết.  Nhưng điều biến sự thật đó từ trắng đen sang màu sống động là ngày đến - nếu bạn tin cậy Ngài – Ngài cũng sẽ vực bạn từ mồ mã.

Đó là lời hứa của Phục Sinh.


Thảo Luận

·      Tại sao bạn nghĩ câu chuyện Phục Sinh của Chúa Giêsu trở nên nhạt nhẽo đối với nhiều tín đồ?
·      Thể nào hấp thụ được “lời hứa Phục Sinh” sẽ biến hóa cách bạn sống đời mình?
·      Cách nào bạn có thể giúp người khác hiểu thể nào họ có thể có đời sống vĩnh cửu qua Phục Sinh của Chúa Giêsu mùa lễ Phục Sinh này?





Tuesday, March 22, 2016

Hãy Đến Với Nguyên Trạng Bạn Lễ Phục Sinh Này


By Rick Warren – March 22, 2016
Dịch: Thang Chu



 “Ngài sẽ tiếp trợ từ trời để cứu tôi vì tình yêu Ngài” (Thi Thiên 57:3a TLB).

Một chuyện hoang đường nói rằng bạn phải rửa sạch hành động bạn trước khi bạn đến God: “Tôi phải sắp lại hết.  Có vài điều tôi phải ngay thẳng lại trong đời mình trước, và rồi tôi sẽ đến God.”

Giống như đánh răng bạn trước khi đến nha sĩ để tẩy hoặc rửa chén trước khi bỏ chúng vào máy rửa hoặc dọn dẹp nhà trước khi người giúp việc đến!  Tại sao chúng ta làm vậy?

Sự thật là, God không mong chúng ta rửa sạch hành động mình trước khi chúng ta đến Ngài.  Sự chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu là lời tuyên bố của God về điều đó.  Chúa Giêsu trải rộng tay Ngài và nói, “Ta yêu con nhiều vậy đó.  Bây giờ, chỉ cần đến y nguyên trạng con.”

Trong Thi Thiên 57:3, Kinh Thánh nói, “Ngài sẽ tiếp trợ từ trời để cứu tôi vì tình yêu Ngài.”  Đó là điều Chúa Giêsu làm vào lễ Phục Sinh.  Và đó là lý do chúng ta có thể đem mớ rối và thất bại mình đến God.

Có người bạn biết cho rằng God sẽ không bao giờ yêu họ vì họ đã làm rối đời họ.  Nhưng bạn biết God muốn họ đến y nguyên trạng họ.  Hãy giúp họ nghe Tin Lành từ Chúa Giêsu.  Hãy mời họ đến hội thánh với bạn lễ Phục Sinh này.  Thật là điều đơn giản để làm, nhưng nó có thể tạo khác biệt kéo dài đời đời.


Thảo Luận

·      Những mớ rối nào từ quá khứ bạn khiến bạn khó tin rằng God có thể tha thứ?
·      Ai bạn cần mời đến lễ Phục Sinh để anh hoặc chị ấy có thể nghe Tin Lành về tình yêu và ân sủng của God?
·      Tại sao bạn nghĩ người ta cảm thấy thích họ phải rửa sạch đời họ hoặc hình dung họ trước khi họ bước qua ngưỡng cửa hội thánh?



Monday, March 21, 2016

Lễ Phục Sinh Ăn Mừng Chúa Giêsu Vẫn Sống Ngày Nay


By Rick Warren – March 20 2016
Dịch: Thang Chu



“Tin Lành là về Con Ngài.  Trong cuộc sống trần thế, Ngài được sanh trong dòng dõi Vua Đa-vít, và Ngài được chứng minh là Con của God khi Ngài được sống lại từ kẻ chết bởi quyền năng Thánh Linh.  Ngài là Chúa Giêsu Christ Chúa chúng ta” (Rô-ma 1:3-4 NLT).

Dù chúng ta học về sự thương khó của Chúa Giêsu, cái chết Ngài trên thập giá, lễ Phục Sinh là việc ăn mừng sự Phục Sinh của Ngài: God đem Chúa Giêsu trở lại từ kẻ chết, chứng minh rằng Ngài đã bẻ gãy quyền lực tội lỗi và sự chết.

Sau khi Chúa Giêsu chết, họ hạ thân thể Ngài xuống và đặt trong mộ, và một tảng đá lớn chắn trước hang.  Những lãnh đạo tôn giáo, lo sợ rằng thân thể Chúa Giêsu có thể bị ăn cắp, đã yêu cầu những lính canh La-mã được bố trí ngay trước mộ đó.  Họ không muốn Ngài ra khỏi dó!

Nhưng dĩ nhiên, Ngài ra.

Bạn biết câu chuyện rồi.  Nhưng điều quan trọng là nhớ rằng lễ Phục Sinh không phải là vài tưởng nhớ đến một giáo sư tôn giáo tốt, dễ mến đã sống cách đây 2.000 năm.  Nhưng là sự ăn mừng sự kiện rằng Ngài vẫn sống hôm nay!

Tôi là bằng chứng sống – và cùng với khoảng một tỉ Cơ-đốc-nhân ăn mừng lễ Phục Sinh.  Chúa Giêsu “được chứng minh là Con của God khi Ngài được sống lại từ kẻ chết bởi quyền năng Thánh Linh.  Ngài là Chúa Giêsu Christ Chúa chúng ta” (Rô-ma 1:3-4 NLT).

Lễ Phục Sinh là Tin Lành về Con của God, Chúa Giêsu Christ Chúa chúng ta, đấng đến Trần Thế như một ấu nhi loài người, được sanh trong dòng dõi hoàng tộc Vua Đa-vít.  Bốn hồ sơ lịch sử nói rằng sau khi Phục Sanh Ngài tự bày tỏ cho 500 người tại một buổi nhóm.

Bạn có thể tưởng tuợng chứng kiến cái chết của Ngài và rồi thấy Ngài đi quanh thành phồ Giê-ru-sa-lem ba ngày sau đó?  Một điều lạ lùng thay!

Khi Chúa Giêsu treo trên thập giá, những kẻ chỉ trích và phê bình chế giễu Ngài và nói, “Nếu ông là Con của God, tại sao không tự đi xuống khỏi thập giá đó?  Tại sao ông không đi xuống và chứng tỏ rằng ông thật là God?”

Chúa Giêsu có điều gì đó được kế hoạch còn nhiều hơn là cảnh ngoạn mục.  Ngài nói, “Ta sẽ để các người chôn ta ba ngày, và rồi Ta sẽ trở lại cuộc sống để chứng minh rằng Ta là đấng như Ta nói Ta là.”


Thảo Luận

·      Tại sao thật quan trọng phải nhớ cái chết của Chúa Giêsu và sự Phục Sinh của Ngài tại lễ Phục Sinh?
·      Cái chết của Chúa Giêsu đã hoàn thành được điều gì?  Phục Sinh của Ngài đã hoàn thành được điều gì?
·      Bạn nghĩ người ta cảm giác thế nào khi họ biết rằng Chúa Giêsu đã bị giết nhưng rồi thấy Ngài trong xác thịt vài ngày sau đó?




Saturday, March 19, 2016

Chúa Giêsu Chết vì Tim Tan Vỡ


By Rick Warren – March 19, 2016
Dịch: Thang Chu



“Đó là điều đấng Christ đã làm dứt khoát: thống khổ vì tội lỗi người khác, Đấng Công Chính vì kẻ bất chính.  Ngài trải qua tất cả điều này - bị giết và rồi sống lại - để đem chúng ta đến God” (1 Phi-e-rơ 3:18 MSG).

Phục Sinh ăn mừng một biến cố chứng minh Chúa Giêsu là đấng Ngài xưng mình là.  Ngài là God trong xác thịt, và Ngài đến Trần Gian để cứu chúng ta.  Và nghĩa là Ngài đã phải chết cho chúng ta.

Sau một đêm bị đánh đập và nhiếc móc, sau khi bị đội mão gai đau đớn, Chúa Giêsu bị đóng đinh.  Đóng đinh có lẽ là xử tử tàn bạo và tra tấn đau nhất từng được chế biến bởi loài người.  Tay Ngài bị căng rộng dựa vào thập giá và bị đóng đinh xuyên hai xương ở mỗi cổ tay.  Khi đinh xuyên phần này của thịt, chúng chạm dây thần kinh đi lên cánh tay và gây đau đớn như hành hạ.

Nếu bạn treo kiểu này trong bất cứ giây phút nào, các bắp thịt quanh hang ngực bạn trở thành tê liệt.  Bạn có thể hít vào nhưng không thể thở ra.  Cái chết trên thập tự thực ra đơn giản là vấn đề ngộp thở, trừ khi La-mã không muốn khiến nó dễ thế.  Họ để đầu gối người ta hơi cong và đóng đinh bàn chân vào thập tự.

Vì thế một người treo ở đó trong đau đớn cùng cực cho đến khi cơn đau ở ngực người đó gần nổ ra, và rồi người đó nhấc mình trên bàn chân bị đinh để cố thở.  Khi cơn đau bàn chân tăng mức không chịu nổi, người đó tự hạ xuống lại cho đến khi cơn đau ở hai phổi trở nên không chịu nổi.  Đó thật là cái tra tấn đáng sợ.

Kết cuộc rồi, quân lính đập gãy chân phạm nhân để thúc cái chết bằng ngạt thở.

Trong trường hợp Chúa Giêsu, họ không phải đập gãy chân Ngài, vì Ngài đã chết.  Nhưng để chắc ăn, họ đâm giáo vào hông Ngài.  Nước và máu xối ra từ hang ngực, mà, các bác sĩ nói, chỉ xảy ra nếu tim rách toạc.  Bạn có thể gọi nó theo điều bạn muốn, nhưng Chúa Giêsu chết vì tim tan vỡ.

Tại sao Chúa Giêsu phải chết?  Vì duy nhất Ngài có thể trả giá tội lỗi bạn.  Bạn đáng bị trừng phạt, nhưng Chúa Giêsu đã trả giá phạt đó cho bạn: “Đó là điều đấng Christ đã làm dứt khoát: thống khổ vì tội lỗi người khác, Đấng Công Chính vì kẻ bất chính.  Ngài trải qua tất cả điều này - bị giết và rồi sống lại - để đem chúng ta đến God” (1 Phi-e-rơ 3:18 MSG).


Thảo Luận

·      Bạn nghĩ God cảm giác thể nào, khi làm cha, lại phải nhìn Con mình bị tra tấn như thế trên thập giá?
·      Tại sao thật quan trọng cho người ta hiểu điều gì Chúa Giêsu đã chịu đựng cho anh hoặc chị ấy trên thập giá?
·      Ảnh hưởng gì lên mối quan hệ bạn với God khi bạn suy xét sự hy sinh Ngài đã làm?





Friday, March 18, 2016

Tại Sao Chúa Giêsu Không Tự Biện Hộ?


By Rick Warren – March 18, 2016
Dịch: Thang Chu



“Nhưng Chúa Giêsu cứ yên lặng và không trả lời.  Lần nữa thầy thượng tế hỏi Ngài, “Ông có phải đấng Mê-si, Con của Đấng Phước Hạnh không?” (Mác 14:61 NIV)

Điều gì thật quan trọng về Lễ Phục Sinh?  Nó quan trọng vì chứng minh rằng Chúa Giêsu là đấng mà Ngài xưng mình là.  Ngài là God trong xác thịt, và Ngài đến trần gian để cứu chúng ta.

Ba biến cố xảy ra trong chuỗi liên tiếp đầy kịch tính vào cuối tuần Phục Sinh đó: việc xử Chúa Giêsu, rồi cái chết của Chúa Giêsu, và cuối cùng là Phục Sinh của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu thực sự trải qua sáu phiên xử.  Trong đêm đó, Ngài bị đem đến trước An-na (nhạc phụ của Cai-pha), Cai-pha (thầy thượng tế), nhóm San-đê-rin (Tòa Thượng Thẩm tôn giáo), Phi-lát (quan tổng trấn thành Giê-ru-sa-lem), Hê-rốt (thống đốc xứ Ga-li-lê), và rồi Phi-lát lần nữa.

Cuối sáu phiên xử đó, họ tìm ra điều gì để cáo tội Ngài?  Không gì cả.  Ngài không làm gì sai.  Họ đem người vào để tố gian Ngài, nhưng những người đó không khai khớp.  Cuối cùng họ buộc Ngài một tội: xưng mình là Con của God.  Đó là lý do duy nhất Chúa Giêsu đến thập tự giá.

Mỗi người từng được giới thiệu gặp Chúa Giêsu thì đều quyết định Ngài là ai.  Hoặc bạn tin Ngài là kẻ dối trá hoặc bạn tin Ngài là kẻ điên hoặc bạn tin Ngài là Chúa.  Không thể là, “Tôi tin Ngài là giáo sư tốt.”  Ngài không thể chỉ là giáo sư tốt, vì giáo sư tốt không nói, “Ta là God, và Ta là lối duy nhất đến Thiên Đàng.”  Một người tốt không nói điều đó trừ khi nó là thật.

Chúa Giêsu tự xưng là đấng Cứu Thế của thế gian.  Trong Giăng 12:47, người ta chép lại Ngài nói, “Ta không đến để phán xét thế giới, nhưng để cứu thế giới” (NIV).  Ngài tự cho phép mình bị xử để không còn nghi ngờ nữa về Ngài là ai.  Ngài có thể ngăn phiên xử bất cứ lúc nào; Ngài biết Ngài sẽ bị đổ tội và bị mang thập giá.  Nhưng Ngài cho phép nó xảy ra.  Nó là phần kế hoạch.


Thảo Luận

·      Tại sao bạn nghĩ God cho phép Chúa Giêsu bị chết, thậm chí Ngài vô tội?  Điều đó nói gì về đức tính God?
·      Phản ứng bạn là gì khi bạn lần đầu được giới thiệu đến Chúa Giêsu?
·      Bạn tin gì về Chúa Giêsu bây giờ?



Thursday, March 17, 2016

Hãy Ngưng Tự Chứng Tỏ Xứng Đáng Ân Sủng


By Rick Warren – March 17, 2016
Dịch: Thang Chu



“Vì chính bởi ân sủng God mà anh chị em được cứu qua đức tin.  Không phải do kết quả nổ lực riêng của mình, nhưng bởi quà tặng của God, để không ai có thể khoe khoang về điều đó.”  (Ê-phê-sô 2:8-9 TEV)

Ân sủng cứu rỗi của God là đường hẹp.  Bạn không thể tự kiếm được.  Bạn không thể khiến nó xảy ra tự bạn được.  Bạn sẽ không bao giờ xứng đáng được ân sủng.

Ê-phê-sô 2:8-9 nói, “Vì chính bởi ân sủng God mà anh chị em được cứu qua đức tin.  Không phải do kết quả nổ lực riêng của mình, nhưng bởi quà tặng của God, để không ai có thể khoe khoang về điều đó.” 

God cứu bạn bởi ân sủng, tức là nó là quà tặng miễn phí của Ngài cho bạn.

Thật khôi hài cách mà một số người cố tự chứng minh mình giá trị với God và tự tìm sự cứu rỗi họ.  Họ cố thử:
·      Cứu rỗi bằng tính trừ.  Bạn chỉ cần ngưng một số điều xấu và mong God sẽ tha thứ tội lỗi bạn.
·      Cứu rỗi bằng phục vụ.  Phải lịch sự.  Làm lành.  Được Báp-têm.  Giúp bà cụ qua đường.
·      Cứu rỗi bằng so sánh.  Bạn không cần trở thành Cơ-đốc-nhân vì bạn là người tốt hơn một số Cơ-đốc-nhân mà bạn biết.
Không một chọn lựa nào ở trên có tác dụng.  Không cái nào sẽ khiến bạn ngay thẳng với God.  Không là người “xấu” không đưa bạn vào Thiên Đàng được, vì đời sống Cơ-đốc-nhân còn nhiều hơn nữa điều bạn đang không làm.  Phục vụ không tác dụng vì bạn có thể không bao giờ làm đủ “chuyện tốt” để làm vui lòng God.  Và so sánh không tác dụng vì Chúa Giêsu là người toàn hảo duy nhất và là người duy nhất đáng để chúng ta so sánh.

Chỉ có một cách duy nhất chúng ta có thể nhận ân sủng God.  Kinh Thánh nói, “Nhưng cửa nhỏ và đường hẹp dẫn đến sự sống, và chỉ ít người tìm được nó” (Ma-thi-ơ 7:14 NIV).

Đường hẹp đến God không liên quan gì đến điều bạn có thể làm được.  Tất cả là điều Chúa Giêsu đã làm rồi.

Bạn đã từng phó đời mình cho God và lối hẹp của Ngài chưa?  Đó là bước đầu để nhận ân sủng Ngài trong đời bạn.  Bạn có thể học nhiều về ân sủng lạ lùng của God tại website, www.rickwarren.org.  Hãy tìm ô “Know God” và bạn sẽ thấy video và hướng dẫn giải thích điều tôi ngụ ý về việc phó thác đời bạn cho Chúa Giêsu.  Và cho tôi biết bạn có cầu nguyện theo lời cầu nguyện đó hay không bằng cách viết cho tôi tại rick@rickwarren.org.


Thảo Luận

·      Lối sai nào đến God được đề cập trong bài dưỡng linh này mà bạn nghĩ là cám dỗ nhất cho bạn hữu và gia đình bạn?  Tại sao?
·      Tại sao bạn nghĩ nhiều người thấy cố tự tìm cứu rỗi thì thoải mái hơn là nhận quà miễn phí là ân sủng mà God ban cho?
·      Hãy chia sẻ một lối đến God sai lạc khác không được đề cập trên và tại sao nó lại quá cám dỗ cho nhiều người.





Wednesday, March 16, 2016

Qua Ân Sủng God, Nỗi Đau Bạn Có Mục Đích


By Rick Warren – March 16, 2016
Dịch: Thang Chu



“Ân sủng Ta là tất cả gì con cần, vì quyền năng Ta lớn nhất khi con yếu đuối.” (2 Cô-rinh-tô 12:9a TEV)

Là mục sư, tôi gặp người bị đau đớn luôn.  Bạn có thể lấy hai người, đặt họ vào cùng tình huống, và một trong hai đó khốn khổ vì nó trong khi người khác tỏ ra tinh thần dịu ngọt.  Thể nào chuyện này có thể được?  Có thể lắm vì một trong hai người đó dựa vào ân sủng nuôi dưỡng của God.

Điều gì làm nguôi tổn thương chúng ta và giúp chúng ta đi tiếp khi chúng ta trong đau đớn và chúng ta muốn đầu hàng?  Ân sủng God.

Phao-lô cho chúng ta ví dụ lớn về điều này trong 2 Cô-rinh-tô.  Ba lần ông nói, “Ân sủng Ta là tất cả gì con cần, vì quyền năng Ta lớn nhất khi con yếu đuối.”

Khi chúng ta cầu nguyện God giúp đỡ lúc khủng hoảng, Ngài sẽ đáp lại một trong hai cách.  Hoặc Ngài lấy đi nỗi đau đó, hoặc Ngài sẽ ban chúng ta sức để đối đầu nó.

Chúng ta thường không thích lựa chọn hai.  Chúng ta muốn God lập tức lấy đi bất cứ đau đớn nào chúng ta đang đối đầu.  Tuy nhiên đôi khi God để nỗi đau có mục đích.  Ngài muốn chúng ta học điều gì đó.  Ngài có thể dạy chúng ta rất nhiều qua đau đớn hơn là qua thoải mái.

Khi ân sủng God gặp bạn trong những nơi sâu thẳm nhất, đen tối nhất đời bạn, bạn nhận ra không có gì – không vấn nạn nào, không khủng hoảng nào, không tổn thương nào – có thể hủy hoại đời bạn.  Bạn biết rằng bạn có thể đương đầu bất cứ gì với sự giúp đỡ của God.

Nhưng hãy đối diện nó.  Chúng ta không luôn đương đầu những vấn nạn mình theo cách giúp mình tăng trưởng.  Thường chúng ta tự xử nó.  Kinh Thánh nói điều đó khiến chúng ta cay đắng: “Hãy cẩn thận không ai trong anh chị em thất bại không đáp lại ân sủng mà God ban cho, vì nếu ai làm vậy có thể lắm nổi lên trong người đó linh cay đắng là cái không chỉ tự nó là xấu mà còn đầu độc đời sống nhiều người khác” (Hê-bơ-rơ 12:15).

Thuốc chữa duy nhất cho bất cứ đau đớn nào bạn đang đương đầu là ân sủng God.  Để nhận ân sủng đó của God, tất cả gì bạn cần làm là tự hạ mình, nói với God bạn cần Ngài giúp, và nhận ân sủng Ngài.

God có lẽ không cất đi tình huống tổn thương đó.  Nhưng Ngài có thể - và Ngài sẽ - đi với bạn suốt lối.


Thảo Luận

·      Từng trải khó khăn nào trong đời bạn khi God bày tỏ cho bạn ân sủng Ngài?
·      Thể nào bạn thấy cay đắng phát triển trong bạn khi bạn từ khước dâng nỗi đau bạn cho God?
·      Tại sao dễ hơn cho God dạy bạn nhiều điều qua đau đớn hơn là qua thoải mái?





Tuesday, March 15, 2016

Tăng Trưởng Tâm Linh Xảy Ra Bởi Ân Sủng, Không Bởi Việc Lành


By Rick Warren – March 15, 2016
Dịch: Thang Chu



“Sức mạnh tâm linh anh chị em đến như quà tặng từ God, không từ lễ nghi.” (Hê-bơ-rơ 13:9b TLB)

God yêu bạn y nguyên trạng bạn, nhưng Ngài yêu bạn quá nhiều nên không thể để bạn như thế.  Đó là một trong những chân lý đầy yên ủi về God để chúng ta có thể dựa yên sự tăng trưởng tâm linh lên đó.

Ân sủng God không chỉ cứu chúng ta khỏi những hệ lụy do tội lỗi mình.  Rồi ân sủng đó bắt đầu uốn nắn chúng ta thành hình ảnh Chúa Giêsu.

Một số người tiếp nhận ân sủng God khi Ngài cứu họ, nhưng rồi họ cố trưởng thành trong đời sống Cơ-đốc qua sức riêng mình.  Kinh Thánh nói điều đó không thể được: “Sức mạnh tâm linh anh chị em đến như quà tặng từ God, không từ lễ nghi” (Hê-bơ-rơ 13:9b TLB).

Ân sủng God giúp bạn trở nên người bạn thực muốn là - người mà God muốn bạn là.  Nó uốn nắn và tái tạo hình bạn.  Kinh Thánh gọi đây là thánh hóa.  Kinh Thánh cũng nói trong Giê-rê-mi rằng God là thợ gốm và chúng ta là đất sét.  Ngài đặt chúng ta vào bánh quay của thợ gốm.  Chẳng may, khi Ngài tạo hình chúng ta, chúng ta muốn nhảy ra khỏi bánh quay thợ gốm đó và bảo Ngài, “Cám ơn, Chúa, nhưng con nghĩ sẽ tự chăm sóc mình.  Con có thể tự tạo hình thành cái đúng.”

Đó là khi chúng ta làm hỏng việc tăng trưởng tâm linh mình.

Một trong những vấn nạn lớn nhất của Cơ-đốc-nhân là người ta thường bắt đầu bằng tập trung mối quan hệ với God nhưng rồi trở lại một bảng kê luật lệ.  Họ bắt đầu tình yêu với God và rồi rơi lại vào hội chứng lễ nghi và điều lệ.

Nếu đó không là cách sống đời Cơ-đốc-nhân, thì cách nào?  Kinh Thánh nói, “Vậy thì, y như anh chị em đã nhận Chúa Giêsu Christ là Chúa, hãy tiếp tục sống đời sống mình trong Ngài” (Cô-lô-se 2:6 NIV).

Bạn không trở nên Cơ-đốc-nhân vì hứa làm tốt.  Bạn cũng không thể trưởng thành làm một Cơ-đốc-nhân vì hứa sống tốt.  Bạn sống đời Cơ-đốc-nhân chỉ đơn giản vì nhận ân sủng God và để ân sủng uốn nắn đời bạn.

Bạn có đang để God tăng trưởng bạn qua ân sủng, hay bạn chỉ cố sống tốt?


Thảo Luận

·      Một số cách quan trọng nhất nào bạn tự thấy mình tăng trưởng tâm linh?
·      Bạn có thấy hầu hết người ta thấy thật dễ tiếp nhận ân sủng God để được cứu rỗi hơn là để được thánh hóa?  Tại sao?
·      Bạn có vai trò thụ động hay tích cực trong việc để God tăng trưởng bạn qua ân sủng?