Search This Blog

Wednesday, September 30, 2015

Học Kinh Thánh: Giữ Đơn Giản



By Rick Warren – September 30, 2015
Dịch: Thang Chu

“Hãy dò xét tôi, ôi God, và biết lòng tôi; hãy trắc nghiệm tôi và biết những suy tư lo lắng của tôi.  Hãy xem có lối ác nào trong tôi, và dẫn tôi vào lối vĩnh cửu.” (Thi Thiên 139:23-24 NIV)

Một khi bạn tin rằng giờ tĩnh nguyện hàng ngày là cần thiết để tăng trưởng tâm linh, thể nào bạn thu xếp để có giờ đó?  Bạn có lẽ được thúc giục làm điều này nhưng không biết cách.

Có người nói, “Nếu bạn nhắm đại, bạn chắc chắn bắn trúng nó!”  Để có giờ tĩnh nguyện ý nghĩa, bạn cần kế hoạch hoặc vài phác họa chung chung để theo.

Quy tắc chính là: Hãy giữ kế hoạch bạn đơn giản.

Trước hết, bảo đảm bạn có Kinh Thánh bản dịch hiện thời, một sổ ghi chú để viết điều Chúa chỉ bạn và để liệt kê lời cầu nguyện, và một sách thánh ca trong trường hợp bạn muốn hát ngợi khen.

Rồi, hãy theo những bước đơn giản này: Thư giản, thỉnh cầu, và đọc.

1. Chờ đợi God (thư giản).  Hãy tĩnh lặng một phút; đừng chạy ngay vào sự hiện diện của God và bắt đầu nói liền.  Hãy theo lời khuyên của God: “Hãy tĩnh lặng, và biết rằng Ta là God” (Thi Thiên 46:10a NIV).  Hãy yên lặng một chặp để đặt mình vào trạng thái tôn kính.

2. Cầu nguyện ngắn (thỉnh cầu).  Đây không phải là giờ cầu nguyện của bạn, nhưng lời cầu nguyện mở đầu ngắn để xin God tẩy sạch lòng bạn và hướng bạn vào giờ đó với Ngài.  Bạn cần hòa điệu với đấng Tác Giả trước khi bạn có thể hiểu Sách của Ngài!  Hai phân đoạn Kinh Tháng rất tốt cần nhớ là Thi Thiên 139:23-24 và Thi Thiên 119:18.

3. Đọc một phần Kinh Thánh (đọc).  Đây là nơi cuộc đàm thoại của bạn với God bắt đầu.  Ngài nói qua Lời Ngài, và bạn nói với Ngài trong cầu nguyện.  Hãy đọc Kinh Thánh:
·      Chậm rãi.  Đừng vội vàng; đừng đọc quá nhiều; đừng chạy đua suốt sách.
·      Lập lại.  Đọc một phân đoạn tới lui đến khi bạn bắt đầu chụp ảnh nó trong tâm trí.
·      Không ngừng.  Đừng ngừng giữa câu rồi đi trệch vấn đề và lập giáo lý.  Chỉ đọc phần đó để vui hưởng nó, cho phép God nói với bạn.
·      Lớn tiếng nhưng yên lặng.  Đọc lớn sẽ tăng tập trung của bạn.  Nó cũng sẽ giúp bạn hiểu điều bạn đang đọc tốt hơn vì bạn sẽ vừa thấy vừa nghe điều bạn đang đọc.  Đọc êm dịu đủ, tuy vậy, để bạn không làm phiền người khác.
·      Có hệ thống.  Đừng dùng phương pháp “nhúng đại” - một phân đoạn ở đây, một chương ở kia, cái mình thích ở đây, phần thích thú ở kia.  Hãy đọc xuyên suốt Kinh Thánh như được viết - cả sách hoặc thư tín từng lúc theo cách thứ tự.

Thảo Luận

·      Tại sao thật quan trọng viết xuống điều God nói với bạn hoặc chỉ bạn thấy trong giờ tĩnh nguyện?
·      Bạn cần thay đổi điều gì về thời khóa biểu hoặc giờ trong ngày để bạn thực hiện giờ tĩnh nguyện của bạn sao cho bạn có đủ giờ cho từng bước này?
·      Vài phương diện khác nào về giờ tĩnh nguyện của bạn để giúp bạn giữ đúng đường và có thời giờ thật ý nghĩa với God?



Cõi Vĩnh Hằng Phải Tạo Ra Những Mục Đích Bạn



By Rick Warren – September 29, 2015
Dịch: Thang Chu

“Tôi chạy có mục đích trong mỗi bước.” (1 Cô-rinh-tô 9:26a NLT)

Những mục đích của God cho đời bạn không chỉ ở đây và hiện tại; chúng là vĩnh viễn và vĩnh viễn.  Nếu bạn nghĩ cuộc đời này là tất cả gì hiện có, thì bạn sẽ đặt những mục đích như cuộc đời này là tất cả gì hiện có.

Trái lại, nếu bạn nhận ra ngày đến bạn sẽ đứng trước God – khi Ngài sẽ hỏi, “Con đã làm gì khi con ở Trần Gian?  Con có học biết những cái Ta đặt con ở đó để học không?  Con có tin cậy Con của Ta không?” – thì nó sẽ tạo ra cách bạn nhìn vào những mục đích bạn.

Những mục đích bạn có giúp bạn biết God, tăng trưởng trong God, phục vụ God, chia sẻ God, yêu God, và nói với người khác về God không?

Điều tôi đang hỏi bạn là, ví dụ, thể nào bạn cầu nguyện?  Khi bạn cầu nguyện, có phải bạn cầu nguyện God giúp bạn về mục đích riêng của bạn hay bạn cầu nguyện để đặt chính bạn khớp với mục đích God?  Nếu bạn nói, “God, con chỉ muốn làm điều Ngài đặt con trên Trần Gian để làm,” tôi bảo đảm bạn, God sẽ ban phước mọi điều bạn chạm tới, vì Ngài đang tìm người Ngài có thể dùng để hoàn thành những mục đích Ngài.

Những mục đích tin kính có cõi vĩnh hằng trong tâm trí.  Phao-lô cho ví dụ điều này khi ông nói, “Tôi chạy có mục đích trong mỗi bước” (1 Cô-rinh-tô 9:26a).  Phao-lô là người chạy bộ Đúng Mục Đích!  Ông không để bị mất tập trung.

Kinh Thánh thường so sánh đời sống với chạy đua, vậy tôi muốn bạn suy nghĩ về điều này: Trong cuộc chạy đua, mức đến được định trước, và bạn tiến tới từng bước một.

Cũng đúng y vậy với mục đích.  Bạn làm việc với chúng từng bước một, và bạn làm việc có mục đích trong mỗi bước.


Thảo Luận

·      Mục đích bạn là gì?  Thể nào nó phản ảnh quan điểm về cõi vĩnh hằng?
·      Thể nào mục đích bạn giúp bạn trong mỗi lãnh vực này: biết God, tăng trưởng trong God, phục vụ God, chia sẻ God, yêu God, và nói với người khác về God?
·      Bước nào bạn có thể làm hôm nay để tiến gần mục đích bạn hơn?



Bạn Sẽ Làm Gì với Cái Bạn Được Ban Cho?



By Rick Warren – September 28, 2015
Dịch: Thang Chu

“Mỗi chúng ta, như một quản gia tốt về những ân tứ khác nhau của God, phải sử dụng vì lợi ích người khác ân tứ đặc biệt đã nhận từ God.” (1 Phi-e-rơ 4:10 TEV)

Bạn có biết God tạo ra bạn để làm gì không?  Bạn có biết định mệnh bạn là gì không?

Để hoàn thành định mệnh bạn, bạn phải nhận ra những ân tứ God đã ban cho bạn sử dụng.  Đây là những lá bài bạn đặt trong đời.  Chúng gồm những thứ bạn không làm chủ được: cha mẹ bạn, quốc tịch bạn, chủng tộc bạn, tiếng mẹ đẻ bạn.  Chúng cũng gồm TẠO-RA của bạn: thiên tứ, ái tâm, óc khéo léo, riêng cá tính, am tường của bạn.  Đây là những cái khiến bạn là bạn độc đáo.

Này, bạn không chịu trách nhiệm về những ân tứ God không ban cho bạn.  Nói cách khác, nếu bạn không được ban cho tài nghệ thuật, bạn không mong sơn vẽ những bức tranh giống Rembrandt.  Nhưng bạn chịu trách nhiệm về những ân tứ Ngài đã ban cho bạn.

Khi bạn về Trời, God sẽ không so sánh bạn với người khác, nhưng Ngài sẽ so sánh bạn với chính bạn.  Bạn đã làm gì với cái bạn được ban cho?  Điều gì bạn đã có thể làm nếu bạn đã tin cậy God hơn chút nữa?  Rô-ma 14:12 nói, “Mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình với God” (NIV).

Ê-xơ-tê có ba tài sản God cho cô sử dụng để hoàn thành định mệnh cô.  Cô thông minh, đẹp, và cô có cá tính thu hút.  Vì những phẩm tính này, “Ê-xơ-tê chiếm được lòng mọi người gặp nàng . . . Nàng chiếm được ưu đãi và ưng thuận của vua hơn bất cứ trinh nữ nào khác.  Vì thế vua đặt mão hoàng gia lên đầu nàng và đặt nàng làm hoàng hậu” (Ê-xơ-tê 2:15b, 17).

God đã ban cho Ê-xơ-tê những ân tứ này có mục đích.  God đã ban cho bạn những ân tứ có mục đích.  Và y như Ê-xơ-tê, bạn có trách nhiệm làm người quản gia tốt những ân tứ này – không dùng cách ích kỷ nhưng vì ích lợi người khác.  Những ân tứ bạn không vì lợi ích bạn.  God đã ban cho bạn những ân tứ vì lợi ích người khác.

Thảo Luận

·      Để biết định mệnh bạn, bạn phải biết những tài năng bạn và quyết định cách sử dụng chúng.  Hãy lập bảng kê những ân tứ God đã cho bạn (đừng quên bao gồm TẠO-RA của bạn và những cái bạn không làm chủ được).  Hãy tự hỏi, “Cái gì God đã ban cho tôi thật tốt để sử dụng cho điều tốt?”
·      Thể nào bạn giúp người khác khám phá TẠO-RA và mục đích của họ?
·      Vài cách thực tiễn nào bạn có thể thoát khỏi hen rỉ vì so sánh mình với người khác?

Ghi chú về cái Chúa TẠO-RA cho bạn:


       T
       Ạ
       O
       R
       A
 Thiên tứ, ân tứ siêu nhiên để phục vụ Chúa.
    Ái tâm, khao khát phục vụ.
  Óc khéo léo tự nhiên, tài năng, khả năng.
  Riêng tính.  
  Cá tính riêng.
   Am tường, từng trải tâm linh, đau đớn, thất bại.





Đời Sống Bạn Có Tầm Quan Trọng Vĩnh Cửu



By Rick Warren – September 27, 2015
Dịch: Thang Chu

“Mỗi chúng ta tìm thấy ý nghĩa và chức năng mình như thể một phần thân thể Ngài” (Rô-ma 12: MSG)

Bạn sẽ dâng đời bạn cho điều gì đó.  Nó sẽ là gì – một sự nghiệp, thể thao, sở thích, danh tiếng, giàu có?  Không cái nào sẽ mang tầm giá trị đời đời.

Phục vụ là đường lối đến tầm giá trị thực.  Chính qua mục vụ mà chúng ta khám phá ý nghĩa đời sống mình.  Kinh Thánh nói, “Mỗi chúng ta tìm thấy ý nghĩa và chức năng mình như thể một phần thân thể Ngài” (Rô-ma 12:5 MSG).

Khi chúng ta phục vụ cùng nhau trong gia đình God, đời sống chúng ta mang lấy sự quan trọng vĩnh cửu.  Phao-lô nói, “Tôi muốn anh chị em nghĩ thể nào tất cả điều này khiến anh chị em giá trị hơn, không kém đi . . . vì cái mà anh chị em là một phần đó” (1 Cô-rinh-tô 12:14, 19).

God muốn dùng bạn tạo khác biệt trong thế gian.  Ngài muốn hành động qua bạn.  Cái quan trọng không là thời hạn đời sống bạn nhưng là đóng góp của nó.  Không là bạn sống bao lâu, nhưng là bạn sống thế nào.

Nếu bạn không dự phần vào bất cứ phục vụ hoặc mục vu nào, lý do cáo lỗi nào bạn đang dùng?
·      Áp-ra-ham quá già.
·      Gia-cốp bất ổn.
·      Lê-a không hấp dẫn.
·      Giô-sép bị lạm dụng.
·      Môi-se cà lăm.
·      Ghi-đi-ôn nghèo khổ.
·      Sam-sôn đam mê.
·      Ra-háp vô đạo đức.
·      Đa-vít ngoại tình và đủ vấn nạn gia đình.
·      Ê-li tự tử.
·      Giê-rê-mi trầm cảm.
·      Giô-na lưỡng lự.
·      Na-ô-mi góa phụ.
·      Giăng Báp-tít lập dị đến quái đản.
·      Phi-e-rơ nông nổi và nóng tính.
·      Ma-tha lo lắng quá.
·      Người nữ Sa-ma-ri nhiều lần thất bại hôn nhân.
·      Xa-cha-ri vô danh tiểu tốt.
·      Thô-ma đa nghi.
·      Phao-lô sức khỏe kém.
·      Ti-mô-thê nhát sợ.
Thật khá đa dạng những người bất xứng!  Nhưng God dùng mỗi người trong họ phục vụ Ngài.  Ngài sẵn sàng dùng bạn nữa!  Hãy ngừng cáo lỗi.

Thảo Luận

·      Vài cáo lỗi nào khiến bạn không phục vụ?
·      Thể nào God tạo-ra bạn cho mục vụ?  Những điều gì bạn thích thú?
·      Bạn có tin God có thể dùng bạn y như hiện tình bạn để tạo khác biệt cho Vương Quốc Ngài không?  Hãy dành thì giờ ngay phút này để cầu nguyện và nói với Ngài.  Hãy chia sẻ nghi ngờ và quan tâm của bạn, và hỏi xin can đảm.



Những Chìa Khóa cho Nơi Bạn Nên Phục Vụ



By Rick Warren – September 26, 2015
Dịch: Thang Chu

“Như nước phản ảnh gương mặt, thì đời sống một người phản ảnh tấm lòng.” (Châm Ngôn 27:19 NIV)

Kinh Thánh dùng thuật ngữ “tấm lòng” để diễn tả mớ ao ước, hy vọng, hứng thú, tham vọng, giấc mơ, và hấp dẫn mà bạn có.  Tấm lòng bạn đại diện tất cả các nguồn động lực của bạn – cái bạn yêu thích làm và cái bạn để ý nhất.  Thậm chí ngày nay, chúng ta vẫn dùng chữ này theo cách lối chúng ta nói, “Anh yêu em với cả tấm lòng.”

Kinh Thánh nói cái trong lòng bạn là cái bạn thực sự là vậy: “Như nước phản ảnh gương mặt, thì đời sống một người phản ảnh tấm lòng” (Châm Ngôn 27:19 NIV).  Bạn không là cái người khác nghĩ bạn là vậy hoặc cái mà hoàn cảnh buộc bạn là vậy.  Tấm lòng bạn mới thực sự là bạn.  Nó quyết định tại sao bạn nói những điều bạn làm, tại sao bạn cảm nhận cách lối bạn làm, và tại sao bạn hành động cách lối bạn làm.

Về thể lý, mỗi chúng ta có một nhịp tim độc đáo.  Y như mỗi chúng ta có vân tay, vân mắt, và vân giọng độc đáo, nhịp tim chúng ta cũng trong khuôn đập hơi khác.  Thật lạ lùng là từ hàng tỉ người từng sống, không ai có nhịp tim giống y hệt nhịp tim bạn.

Cũng vậy, God đã cho mỗi chúng ta nhịp tim cảm xúc độc đáo đập mạnh khi chúng ta nghĩ về những chủ đề, những hoạt động, hoặc những hoàn cảnh khiến chúng ta thích thú.  Chúng ta tự nhiên để ý những điều này nọ mà không thèm những điều kia khác.  Đây là chìa khóa cho chỗ bạn nên phục vụ.

Một chữ khác cho tấm lòng là khát vọng.  Có một số đề tài bạn cảm thấy khát vọng sâu xa và đề tài khác thì bạn không thèm để ý.  Một số từng trải kích động bạn và bắt bạn chú ý, trong khi những cái khác làm cụt hứng hoặc làm bạn chán muốn khóc.  Những điều này tiết lộ bản chất lòng bạn, vậy hãy lắng nghe những thúc giục nội tâm chỉ ra mục vụ God định cho bạn làm.

Hồi xưa khi bạn lớn lên, bạn có lẽ đã khám phá bạn cực thích thú một số đề tài không ai trong gia đình bạn thèm để ý.

Từ đâu những ưu thích này đến?  Chúng đến từ God!

God có mục đích trong việc cho bạn những hứng thú bẩm sinh này.  Nhịp tim xúc cảm của bạn là chìa khóa để hiểu cái tạo-ra bạn để phục vụ. Đừng bỏ lơ những hứng thú của bạn; hãy xem thể nào chúng có thể được dùng cho vinh hiển God.  Có lý do để bạn yêu thích làm những điều đó.


Thảo Luận

·      Những đề tài, hoạt động, hoặc động lực nào bạn khao khát?  Thể nào bạn đang đầu tư vào những điều đó vì vinh hiển God?
·      Hãy xem xét những điều bạn dành hầu hết thời gian bạn.  Thể nào chúng khớp với nhịp tim cảm xúc của bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ God muốn bạn khao khát những cách lối bạn đang phục vụ Ngài?


http://rickwarren.org/devotional/english%2fthe-clues-to-where-you-should-be-serving?roi=echo7-19531897593-44115246-3b09f9753c9199f4a9ae503c4e09ddc6&

Friday, September 25, 2015

Cách Chuẩn Bị Chia Sẻ Bài Học Đời Sống Bạn



By Rick Warren – September 25, 2015
Dịch: Thang Chu

“Đời sống anh chị em đang vang lên Lời Thầy . . . Tin tức về đức tin anh chị em nơi God loan ra.  Chúng tôi không phải nói gì nữa – anh chị em chính là sứ giả!” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8 MSG)

God đặt thông điệp đời sống trong bạn.

Khi bạn trở thành tín đồ, bạn cũng trở thành sứ giả của God.  God muốn nói với thế giới qua bạn.

Có lẽ bạn nghĩ mình không có gì để chia sẻ, nhưng đó là Ma Qủy đang cố giữ bạn im lặng.  Bạn có cả kho kinh nghiệm mà God muốn dùng để đem người khác vào gia đình Ngài.

Kinh Thánh nói, “Những ai tin Con God đều có lời chứng về God trong họ” (1 Giăng 5:10a GW).

Đây là điều sẽ giúp bạn chuẩn bị chia sẻ: Hãy viết xuống những bài học đời sống quan trọng mà bạn đã học được.  Chúng ta phải cám ơn Sa-lô-môn đã làm điều này, vì đã cho chúng ta những sách Châm Ngôn và Truyền Đạo, có đầy những bài học thực tiễn để sống.  Hãy tưởng tượng biết bao bực mình không cần thiết có thể tránh được nếu chúng ta học được từ mỗi bài học sống của người khác.

Đây là một số câu hỏi gợi ký ức bạn và giúp bạn bắt đầu:

·      Điều gì God đã dạy bạn từ thất bại? (Thi Thiên 51)
·      Điều gì God đã dạy bạn từ thiếu hụt tiền? (Phi-líp 4:11-13)
·      Điều gì God đã dạy bạn từ đau đớn hoặc buồn phiền hoặc trầm cảm? (2 Cô-rinh-tô 1:4-10)
·      Điều gì God đã dạy bạn qua chờ đợi? (Thi Thiên 40)
·      Điều gì God đã dạy bạn qua bệnh tật? (Thi Thiên 119:71)
·      Điều gì God đã dạy bạn từ thất vọng? (Sáng Thế 50:20)
·      Điều gì bạn dã học từ gia đình bạn, hội thánh bạn, quan hệ bạn, nhóm nhỏ bạn, và lời chỉ trích bạn?

Thảo Luận

·      Một khi bạn nhận diện những bài học đời sống bạn, God muốn bạn chia sẻ chúng với ai?
·      Tại sao chúng ta thường ngần ngại chia sẻ với người khác những bài học đời sống chúng ta, đặc biệt những bài học từ thất bại?
·      Thể nào quan điểm của bạn thay đổi khi bạn học được những bài học đời sống từ những thời điểm khó khăn trong đời bạn?



Thursday, September 24, 2015

Ăn Mừng TẠO-RA của Bạn



By Rick Warren – September 24, 2015
Dịch: Thang Chu

“Ồ, vâng, Ngài đã tạo ra tôi trước hết bên trong, rồi bên ngoài . . . Ngài  biết tôi trong lẫn ngoài, Ngài biết mỗi xương cốt trong thân thể tôi; Ngài biết chính xác cách nào tôi được tạo ra, từng chút một . . . Như quyển sách mở ra, Ngài xem tôi lớn lên từ khi thụ thai đến khi sanh ra; tất cả giai đoạn đời tôi trải ra trước Ngài, những ngày đời tôi tất cả được chuẩn bị trước khi tôi chưa sống một ngày.” (Thi Thiên 139:13-16 MSG)

God không bao giờ bỏ phí một từng trải.  Rô-ma 8:28 nhắc chúng ta, “Và chúng ta biết rằng trong mọi sự God hành động vì lợi ích người yêu Ngài, là người được gọi theo mục đích Ngài” (NIV).

Tại Saddleback Church, chúng tôi giúp người ta xem xét năm lãnh vực từng trải để ảnh hưởng mục vụ mà Chúa tạo ra họ để làm tốt nhất.

1.    Từng trải học vấn: Môn học ưa thích nhất của bạn là gì trong trường?
2.    Từng trải nghề nghiệp: Công việc gì bạn thích làm và đạt kết quả lúc làm?
3.    Từng trải tâm linh: Những lúc ở với God đầy quyết định và ý nghĩa trong đời bạn là gì?
4.    Từng trải mục vụ: Thể nào bạn đã phục vụ God trong quá khứ?
5.    Từng trải đau đớn: Những nan đề, tổn thương, và thử thách gì mà bạn đã học được?

TẠO-RA của bạn được quyết định trước bởi God vì mục đích Ngài, vậy bạn không nên trả lại hoặc từ khước nó.  “Anh chị em là ai, bạn tôi ơi, mà đáp lại God?  Bình đất không hỏi người tạo ra nó, ‘Tại sao ông tạo tôi giống cái này?’ Suy cho cùng, người tạo ra những cái bình có quyền dùng đất sét theo ông ấy muốn” (Rô-ma 9:20-21a TEV).

Thay vì cố tái tạo chính chúng ta để giống ai đó, chúng ta nên ăn mừng cái TẠO-RA mà God đã ban cho mỗi chúng ta.

Hiểu được TẠO-RA của bạn sẽ xây dựng được tự tin.  Có bệnh dịch tự-hạ-thấp trong xã hội chúng ta ngày nay.  Hầu hết người ta không thích chính họ.  Các nghiên cứu cho thấy lý do là hơn 50 phần trăm tất cả mọi người đang làm nghề sai.  Tôi tin rằng tự tin đúng - ngược với tự tin tâm lý thịnh hành – được xây dựng trên chân lý Kinh Thánh.  Nó không là chuyện tự nâng mình bằng nỗ lực riêng hoặc suy nghĩ tích cực hoặc triết lý “Tôi OK; còn bạn không quá hấp dẫn.”  Tự tin đúng được xây dựng trên mối quan hệ bạn với Chúa Giêsu và biết Ngài tạo ra bạn để làm gì.

Thảo Luận

·      Điều gì những câu Kinh Thánh này cho thấy cái TẠO-RA của bạn?
·      “Hãy đem con  trai ta từ xa và con gái ta từ đầu cùng đất – là người được gọi bằng danh Ta, là người Ta tạo ra vì vinh hiển Ta, là người Ta uốn ra và làm ra” (Ê-sai 43:7 NIV).
·      “Dân Ta đã tạo ra cho chính Ta sẽ loan ra lời ca ngợi Ta” (Ê-sai 43:21 NJB).
·      “Từ nơi Ngài ngồi, God trông coi tất cả chúng ta trên đất – Ngài là Đấng uốn ra lòng mọi người, là Đấng xem xét mọi việc họ làm” (Thi Thiên 33:14-15 MSG).

Ghi Chú:   Năm Cách Chúa TẠO-RA Bạn

       T
       Ạ
       O
       R
       A
Thiên tứ, ân tứ siêu nhiên để phục vụ Chúa.
Ái tâm, khao khát phục vụ.
Óc khéo léo tự nhiên, tài năng, khả năng.
Riêng tính.  
Cá tính riêng.
Am tường, từng trải tâm linh, đau đớn, thất bại.






Wednesday, September 23, 2015

God Tạo Bạn, và Bạn Thuộc Ngài



By Rick Warren – September 23, 2015
Dịch: Thang Chu

“Và Mary nói: ‘Linh hồn tôi tôn vinh Chúa và tâm linh tôi vui mừng nơi God là Đấng Cứu Rỗi tô.” (Lu-ca 1:46-47)

Khi gặp chuyện đặt kế hoạch, nhiều Cơ-đốc-nhân hành động như người vô thần.  Họ nhận thức Chúa Giêsu cứu rỗi họ, nhưng họ không thực tin cậy Ngài.  Họ nghĩ họ có thể đặt kế hoạch đời sống họ bất cứ cách nào họ muốn.  Nhưng thực tế là God tạo dựng mọi người, và Ngài tạo người đó vì một mục đích độc đáo.  Ngài có định mệnh đặc biệt cho mỗi người.

God có kế hoạch cho Mary.  Ngài chọn cô, và Ngài tạo ra cô để trở nên mẹ của Con God.  Và đáp ứng của Mary là gì?  Cô không nói, “Tôi đã có kế hoạch riêng cho đời tôi rồi.  Tôi quá bận.  Tôi phải làm điều tốt nhất cho tôi.”  Không, cô nhận ra God có mục đích cho đời cô, và cô sẵn sàng làm bất cứ gì Ngài muốn.

Đáp ứng của cô là bài ca ngợi: “Linh hồn tôi tôn vinh Chúa và tâm linh tôi vui mừng nơi God là Đấng Cứu Rỗi tôi” (Lu-ca 1:46b-47 NIV).  Mary nhận ra rằng God là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của cô, thậm chí cô biết không ai sẽ tin cô khi cô nói với họ điều thiên sứ nói.

Bạn có tin God đã tạo ra bạn vì một định mệnh đặc biệt không?  Kinh Thánh nói, “Hãy nhận biết Chúa là God.  Ngài tạo ra chúng ta, và chúng ta thuộc về Ngài; chúng ta là dân Ngài, bầy chiên Ngài chăn” (Thi Thiên 100:3 NCV).

God tạo ra bạn.  Ngài tạo ra bạn và thiết kế bạn, và bạn thuộc về Ngài.  Định mệnh God cho đời bạn thật tốt hơn bất cứ kế hoạch nào bạn sẽ thực hiện được.  Vậy nếu bạn giao phó ai đó đời bạn, ai đáng giao phó hơn là Đấng Tạo Hóa của bạn, là Đấng sáng tạo bạn có mục đích?

Thảo Luận

·      Những kế hoạch gì bạn đang làm cho chính bạn?  Thể nào chúng phản ảnh sự trông cậy của bạn vào God và ý chỉ Ngài?
·      Nếu bạn thực giao phó Ngài định mệnh bạn, điều gì cần thay đổi về đời sống cầu nguyện của bạn?  Điều gì thay đổi mối quan hệ bạn với người khác?  Quan điểm bạn về những biến cố thế giới?
·      Dành ít phút, và viết xuống bài hát ca ngợi God để bày tỏ cho Ngài rằng bạn muốn làm theo ý chỉ Ngài và hoàn thành mục đích Ngài cho đời bạn.



God Dùng Vấn Nạn Bạn cho Điều Tốt



By Rick Warren – September 22, 2015
Dịch: Thang Chu

“Dù anh chị em tạm bị sách nhiễu bởi đủ loại thử thách . . . Đây không là tình cờ - nó xảy ra để chứng minh đức tin anh chị em, là cái vĩnh viễn giá trị hơn vàng.” (1 Phi-e-rơ 1:6-7)

Đời sống không là những chuỗi xảy ra tình cờ, kỳ quái.  Đời sống không phải vô nghĩa.  God biết điều gì sẽ xảy ra.  Ngài đang bện tấm thảm thêu đời bạn, và nó có chỉ màu nhạt lẫn đậm – lúc hạnh phúc lẫn buồn thảm - để ban sự phong phú và thơ mộng và màu sắc cho đời bạn.  Không gì xảy ra cho đời sống một con cái God mà không có sự cho phép của God.  Mọi việc đều được lọc sàng bởi Cha.

Đừng hiểu lầm.  Tôi không nói mọi việc xảy ra cho bạn trong đời sống là ý muốn toàn hảo của God.  Điều đó không đúng.  Có nhiều điều không phải là ý muốn God.  Nếu bạn đi ra phạm tội, đó không là ý muốn God.  Nếu ai đó phạm tội nghịch bạn, đó không là ý muốn toàn hảo của God.

Nhưng God có ý muốn cho phép.  Nếu tôi đi ra và tôi ăn quá mức, tôi trả giá hậu quả đó.  Nếu tôi đi ra và tàn phá thân thể tôi, tôi trả giá hậu quả đó.  God không gây ra điều ác và God không gây ra đau khổ.  Nhưng Ngài cho phép chúng vì chúng có mục đích.  God cho phép chúng, và rồi Ngài dùng chúng.

God là chuyên gia lấy điều tốt ra từ điều xấu.  Ngài có thể giữ Phao-lô thoát khỏi tù ở Phi-líp, nhưng thay vì thế Ngài để Phao-lô ở tù, và cai ngục trở thành tín đồ là kết quả.  God có thể giữ Chúa Giêsu khỏi thập tự giá, nhưng Ngài để Chúa chịu.  Ngài để Con của chính Ngài đau khổ và chết.  Ngài có lấy ra điều tốt gì từ đó không?  Tôi dám nói Ngài có!

God thích biến việc đóng đinh thành phục sinh.  Những điều mà bạn ao ước hầu hết bị tước khỏi đời sống bạn, thường chính là những điều God đang dùng uốn nắn bạn và biến bạn thành tín đồ mà Ngài muốn bạn là.  Ngài muốn dùng vấn nạn đó cho điều tốt trong đời bạn.  Có điều gì đó quan trọng hơn đau đớn bạn.  Nó là điều bạn đang học từ đau đớn đó.  God đang làm chủ.

Vậy chìa khóa là gì?  Đáp ứng chúng ta là gì?  Đáp ứng chúng ta là phải nhìn vượt qua đau đớn đó.

“Đó là lý do chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc.  Dù thân thể chúng tôi đang dần chết, tâm linh chúng tôi đang được đổi mới mỗi ngày.  Vì những hoạn nạn hiện nay của chúng tôi là nhỏ bé và sẽ không kéo dài lắm.  Tuy nhiên chúng sanh ra cho chúng tôi vinh hiển thật vượt quá chúng và sẽ kéo dài vĩnh viễn” (2 Cô-rinh-tô 4:16-17 NLT).


Thảo Luận
·      Bằng lời riêng bạn, điều gì bạn sẽ nói với ai đó là người hỏi tại sao God cho phép những điều xấu xảy ra cho người tốt?
·      Thể nào bạn nghĩ God muốn bạn cầu nguyện giữa cơn đau của bạn?
·      Điều gì nghĩa là “tâm linh chúng tôi đang được đổi mới mỗi ngày” (2 Cô-rinh-tô 4:16)?



Monday, September 21, 2015

Bạn Cần Năng Lực Bên Ngoài



By Rick Warren – September 20, 2015
Dịch: Thang Chu

“Tôi đã thử mọi điều và không điều nào giúp được.  Tôi đến ngõ cụt.  Có ai có thể làm điều gì cho tôi không?  Không phải đó thật là vấn nạn sao?”  (Rô-ma 7:24 MSG)

Bạn đã từng nhận ra rằng nhiều lần bạn chính là kẻ thù tệ hại nhất của chính mình?  Đó là những phản ứng của chính bạn, những sợ hãi của chính bạn, và những bất xứng của chníh bạn khiến bạn hành động cách dại dột.  Tôi biết điều đó đúng với với.

Tôi cần được cứu khỏi chính tôi vì có những điều tôi không thích về mình - những điều tôi ước gì mình làm khác đi, những điều tôi muốn thay đổi.  Nhưng tôi không thể thay đổi chúng, ít ra không bởi năng lực riêng của tôi.  Tôi cần nguồn năng lực từ ngoài.

Bạn có lẽ nói, “Tôi có thể thay đổi được.”  Tôi ghét nói điều này, rằng, bạn không thể.  Mỗi Năm Mới, bạn có lẽ liệt kê những quyết tâm, và cuối tháng Giêng, bảng kê đó sẽ ở trong thùng rác.  Tại sao?  Vì bạn không thể thay đổi nhờ sức riêng; bạn cần năng lực của God.  Bạn cần một Đấng Cứu Rỗi, ai đó có thể làm những thay đổi mà bạn không thể tự làm. 

Sự thật là nếu bạn thành thật về điều đó, đôi khi bạn cảm thấy như đời bạn vượt tầm kiểm soát.  Đó là cảm nhận khá phổ thông.  Chào mừng bạn đến với chủng tộc loài người!

Sứ-đồ Phao-lô cảm nhận vậy hơn 2.000 năm cách đây.  Ông nói điều này trong Kinh Thánh: “Tôi đã thử mọi điều và không điều nào giúp được.  Tôi đến ngõ cụt.  Có ai có thể làm điều gì cho tôi không?  Không phải đó thật là vấn nạn sao?” (MSG).  Đó là câu trả lời!

Bạn có lẽ đang tìm điều gì đó là điều sẽ cho bạn cái hoàn chỉnh và ý nghĩa và bình an trong đời.  Nhưng nếu bạn không tìm Chúa Giêsu cho sự cứu rỗi, thì bạn đang tìm trong mọi chỗ sai lầm, và đó là lý do bạn bực bội.

Một số chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ cần kết hôn, hoặc có việc làm gì đó hoặc được thăng thưởng, hoặc thu đạt một mức độ giàu có nào đó, hoặc có con trẻ - hoặc nếu  con trẻ chúng ta trưởng thành và ra trường! – thì sự việc chắc sẽ tuyệt vời.  Nhiều người tìm cứu rỗi trong sách tự giúp, trị liệu, mốt, dinh dưỡng, hoặc nghỉ mát.

Nếu bạn đang làm điều đó, bạn đang tìm ở những nơi sai lầm.

Câu trả lời không nơi hoàn cảnh bạn.  Nó không trong nơi chốn hoặc chương trình hoặc thuốc uống.  Câu trả lời là một người: Chúa Giêsu đấng Christ.  Bạn được tạo dựng bởi God và cho God, và đời sống sẽ không bao giờ có ý nghĩa cho đến khi bạn hiểu điều đó.


Thảo Luận
·      Thể nào đời sống bạn thay đổi nếu bạn hoàn toàn chấp nhận phụ thuộc vào Chúa Giêsu?  Đức tin “hoàn toàn chấp nhận” trông như thế nào?
·      Bước nào bạn cần thực hiện để giao việc làm chủ đời bạn cho God?  Bao lần bạn cần thực hiện bước đó?
·      Điều gì nghĩa là được tạo dựng “vì God”?


Những Thái Độ Đúng cho Giờ Tĩnh Nguyện



By Rick Warren – September 21, 2015
Dịch: Thang Chu

“Chúa không nhìn sự việc theo cách người ta nhìn.  Người ta nhìn vè bề ngoài, nhưng Chúa nhìn vào tấm lòng.” (1 Sa-mu-en 16:7 NIV)

Bạn cò lẽ hiểu rằng giờ tình nguyện hàng ngày là cần thiết cho tăng trưởng tâm linh và được khích lệ làm điều đó, nhưng cách nào bạn bắt đầu thực hiện giờ tĩnh nguyện?

Bạn phải bắt đầu với những thái độ thích hợp.  Trong mắt God, lý do bạn làm điều gì đó thật quan trọng hơn điều bạn làm.

Có lần God bảo Sa-mu-ên, “Chúa không nhìn sự việc theo cách người ta nhìn.  Người ta nhìn vẻ bề ngoài, nhưng Chúa nhìn vào tấm lòng” (NIV).   Rất có thể ta làm điều phải với thái độ sai.

Khi bạn đến gặp God trong giờ tĩnh nguyện, bạn nên có những thái độ thích hợp:
·      Mong đợi: Hãy đến trước God với sự mong đợi và nôn nả.  Hãy mong đợi giờ vui vẻ thông công với Ngài và nhận phước hạnh từ thời giờ bạn.  Đó là điều David mong đợi: “Ngài, God, là God của tôi, tôi tìm kiếm Ngài cách nôn nả” (Thi Thiên 63:1).
·      Tôn kính: Đừng vội lao vào sự hiện diện của God, nhưng hãy chuẩn bị lòng bạn bằng cách tĩnh lặng trước Ngài và để sự yên lặng xua đi những tư tưởng của thế gian.  Hãy lắng nghe tiên ti Ha-ba-cúc: “Chúa trong đền thánh Ngài; cả trái đất hãy tĩnh lặng trước Ngài” (Ha-ba-cúc 2:20; cũng xem Thi Thiên 89:7).  Bước vào sự hiện diện của Chúa không giống đến xem trận banh cà na hoặc vài dạng giải trí khác.
·      Tỉnh thức: Hãy tỉnh thức trước hết.  Nhớ rằng bạn đang gặp Đấng Tạo Hóa, Đấng Dựng Trời và Đất, Đấng Cứu Chuộc loài người.  Hãy hoàn toàn yên nghỉ và tỉnh thức.  Chuẩn bị tốt nhất cho giờ tĩnh nguyện buổi sáng bắt đầu từ đêm trước.  Đi ngủ sớm để bạn sẽ phong độ gặp God buổi sáng; Ngài xứng đáng sự hoàn toàn chú ý của bạn.
·      Muốn vâng phục: Bạn không đến với giờ tĩnh nguyện để chọn cái bạn sẽ làm hoặc không làm nhưng với mục đích làm bất cứ gì và mọi điều gì God muốn bạn làm.  Chúa Giêsu nói, “Bất cứ ai chọn làm theo ý God sẽ thấy lời dạy Ta đền từ God hay Ta nói theo ý riêng Ta” (Giăng 7:17).  Vì thế hãy đến gặp Chúa là Đấng đã chọn làm theo ý God, dù bất cứ gì xảy ra.

Thảo Luận

·      Nếu bạn thực nôn nả có giờ tĩnh nguyện, điều gì cần thay đổi về bao nhiêu lần và bao nhiêu lâu bạn dành thời giờ với God?
·      Giờ và chỗ nào tốt nhất cho bạn để tôn kính và tỉnh thức trước God?
·      Cách nào bạn nhận ra điều gì là ý muốn God và điều gì Ngài muốn bạn làm?