Search This Blog

Thursday, September 10, 2015

Bốn Thái Độ Tấm Lòng khi Dâng Hiến

By Rick Warren – June 3, 2015

“Anh chị em mỗi người phải quyết định lòng mình dâng hiến bao nhiêu.  Đừng dâng hiến lưỡng lự hoặc vì đáp lại áp lực. ‘Vì Chúa yêu người dâng hiến cách vui vẻ.’”
(2 Cô-rinh-tô 9:7 NLT)

Thể nào bạn có thái độ Chúa muốn bạn có khi dâng hiến?  Nó bắt đầu từ lòng bạn.  Chúa để tâm nhiều đến thiện ý dâng hiến của bạn hơn là tài sản bạn, vì Ngài để tâm đến điều xảy ra trong lòng bạn khi bạn quyết định dâng hiến.

Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 9:7, “Anh chị em mỗi người phải quyết định lòng mình dâng hiến bao nhiêu.  Đừng dâng hiến lưỡng lự hoặc vì đáp lại áp lực.  ‘Vì Chúa yêu người dâng hiến cách vui vẻ’” (NLT).  Câu này đặc biệt nói về bốn thái độ tấm lòng bạn phải có khi dâng hiến.
1.    Dâng hiến có suy nghĩ.  Đừng dâng hiến đại.  Cách dâng hiến tâm linh nhất là khi bạn suy nghĩ về nó và cầu nguyện về nó và quyết định về nó.  Tại sao?  Vì chúng ta có kế hoạch cho bất cứ gì quan trọng trong đời mình.  Chúa muốn việc dâng hiến của bạn là quan trọng và ý nghĩa trong đời bạn.
2.    Dâng hiến nhiệt tình.  Đừng chỉ nói, “Tôi phải dâng hiến!  Nếu tôi không dâng hiến Chúa sẽ đánh tôi bằng sấm sét hoặc gì đó.”  Hãy dâng hiến vì bạn biết Chúa sẽ làm điều gì đó lớn trong lòng bạn khi bạn trở thành người quãng đại.
3.    Dâng hiến tự nguyện.  Bất cứ khi nào bạn bị áp lực bởi ai đó phải dâng hiến, đừng dâng hiến.  Chúa không ban phước điều đó đâu.  Nhưng mỗi khi bạn cảm thấy thách thức bởi Chúa để dâng hiến, bạn nên dâng hiến.
4.    Dâng hiến vui vẻ.  Hãy dâng hiến vui mừng!  Một trong những chữ Hy-lạp về dâng hiến là chữ “hilarious.” Chúa muốn bạn vui mừng dâng hiến cho Ngài và cho người khác.
Đôi khi thật là thách thức phải vui mừng khi Chúa thách thức bạn dâng hiến.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy như vậy, chỉ cần tự nhắc chính mình về lợi ích của điều Chúa muốn làm trong lòng bạn.  Tại sao lại quãng đại?  Nó tạo ra cộng đồng.  Nó đánh bại chủ nghĩa vật chất.  Nó tăng sức đức tin bạn.  Nó là đầu tư cho vĩnh cữu.  Nó đem phước ngược lại cho bạn.  Và, nó khiến bạn giống Chúa hơn.

Thảo Luận
·      Kế hoạch dâng hiến của bạn là gì?
·      Thể nào bạn biết sự khác nhau giữa cảm giác bị áp lực dâng hiến và thách thức bởi Chúa để dâng hiến?
·      Thể nào bạn làm gương về dâng hiến vui vẻ cho gia đình bạn?


No comments:

Post a Comment